4. Kết cấu luận văn
4.1.2. Mục tiêu
Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đến năm 2020:
- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng thuỷ sản trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành; hình thành một số vùng chuyên canh trồng rau sạch, trồng cây hàng hoá như: vải, lạc, rau quả chế biến xuất khẩu, nấm, cánh đồng thu nhập cao, chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản; phát triển trang trại và doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm hàng hoá cho thị trường: thịt lợn, thịt bò, cá, gia cầm,…
Giai đoạn 2011 - 2015, duy trì tốc độ tăng GTSX bình quân đạt từ 13-15%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt từ 15-17%/năm. Cơ cấu GTSX Công nghiệp - xây dựng, Thương mại - dịch vụ và Nông - lâm - thuỷ sản năm 2015 lần lượt là 28% - 30% - 42%; năm 2020 là 37% - 35% - 28%; GTSX bình quân/người, năm 2015 khoảng 30,89 triệu đồng và năm 2020 đạt 67,02 triệu đồng.
- Coi trọng công tác thuỷ lợi, hoàn thành cơ bản chương trình kiên cố hoá kênh mương, xây dựng hệ thống thuỷ lợi hiện đại, đồng bộ cho vùng trồng cây ăn quả, rau sạch, vùng chuyển đổi thuỷ sản theo hướng vừa chủ động tưới tiêu, vừa kết hợp phát triển hệ thống giao thông nội đồng, phục vụ vận hành phương tiện cơ giới hoá.
- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ thực vật nhằm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp; nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá trên một đơn vị diện tích canh tác; lựa chọn giống, cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượngcao áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến phù hợp điều kiện của vùng.