4. Kết cấu luận văn
4.2.3. Giải pháp về vốn
- Có các biện pháp hữu hiệu để huy động vốn từ nhiều nguồn và quan trọng là nguồn vốn tự có của nông dân. Huyện cần có chính sách hấp dẫn để khuyến khích nhân dân và các nhà đầu tư bỏ vốn vào sản xuất nông nghiệp. Phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần để tạo vốn cho sản xuất nông nghiệp.
- Thực hiện chuyên môn hóa sản xuất và kết hợp với phát triển tổng hợp ở từng ngành, đặc biệt trong các trang trại là biện pháp tạo vốn quan trọng trong nông nghiệp. Từng bước thực hiện đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung vốn để phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa nông sản, đồng thời giải quyết tốt cơ chế chính sách quản lý vốn.
- Xác định đúng phương hướng đầu tư là phải xuất phát từ việc bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp để xây dựng cơ cấu đầu tư cho phù hợp, trên cơ sở đó lựa chọn phương án đầu tư vốn tối ưu.
Vốn cơ bản phải tập trung giải quyết những nhiệm vụ trong từng giai đoạn tập trung vào cây gì, con gì và ở vùng nào cho phù hợp. Xây dựng cơ
cấu hợp lý các yếu tố trong vốn cố định để sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các tài sản cố định đã được trang bị, tránh tình trạng mất cân đối trong chu trình sản xuất, gây nên lãng phí lớn. Coi trọng việc cải tạo, trang bị máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định trong các doanh nghiệp nông nghiệp. Xây dựng định mức đúng và quản lý vốn lưu động theo định mức, quản lý tốt vật liệu, sản phẩm dự trữ, dụng cụ thông thường…
- Thực hiện tốt việc cung ứng vật tư, đảm bảo vật tư cần thiết và kịp thời vụ, hạn chế vật tư bị ứ đọng. Hạ thấp chi phí sản xuất trên đơn vị khối lượng công việc và trên đơn vị sản phẩm. Tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm và công tác thanh toán để thu hồi vốn kịp thời, tăng cường công tác kiểm soát tài sản lưu động, nêu cao kỷ luật tài chính, tránh tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau.
- Phát huy tốt vay trò của các quỹ tín dụng nhân dân, của các đoàn thể (Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ) trong hỗ trợ sản xuất tạo công ăn việc làm. Mặt khác phải phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, tạo mọi điều kiện và môi trường hợp lý để tận dụng và khai thác có hiệu quả nguồn vốn vay.
Hoạt động tài chính vi mô đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường, mở rộng tiếp cận tài chính cho khu vực nông thôn. Đây thực sự là kênh tài chính có ý nghĩa bở không chỉ cung cấp vốn, tài chính vi mô còn hướng dẫn kỹ thuật, phổ biến kinh nghiệm làm ăn có hiệu quả cho người nghèo. Phát triển tài chính vi mô cũng là giải pháp quan trọng tạo nguồn vốn cho nông nghiệp. Cho dù có nguồn tín dụng nhiều đến đâu hay hệ thống cho vay có tốt thì nhà nước cũng không thể giải quyết hết các vấn đề tín dụng cho nhân dân.