Quy hoạch bố trí sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 78)

4. Kết cấu luận văn

4.2.1. Quy hoạch bố trí sản xuất

a. Công tác định hướng, quy hoạch, kế hoạch hoá trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở khai thác, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của từng vùng phát triển nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá

- Để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, đất đai, hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, công tác quy hoạch phải đảm bảo tính chiến lược, phát triển ổn định và bền vững. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, địa hình, đất đai, kiểm tra rà soát lại từng loại đất cụ thể để quy hoạch vùng phát triển trang trại cho từng vùng. Tập trung ưu tiên quy hoạch phát triển trang trại tại các vùng đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá, ao đầm mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản, tăng dần tỷ trọng thuỷ sản trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành.

Tiếp tục quy hoạch chuyển một phần diện tích trồng lúa và các loại cây trồng có năng suất thấp, thị trường tiêu thụ khó khăn sang trồng cây khác nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn, kể cả cây trồng làm thức ăn cho chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp có giá trị cao.

- Căn cứ vào điều kiện đất đai thổ nhưỡng và điều kiện sinh thái từng vùng quy hoạch sản xuất cho các loại hình trang trại, lựa chọn các loại cây trồng vật nuôi phù hợp. Ưu tiên lựa chọn các loại cây trồng vật nuôi là lợi thế, đặc sản của vùng, cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Quy hoạch, xây dựng các mô hình sản xuất tiêu biểu để làm mẫu nhân điển hình.

- Trên cơ sở quy hoạch đất đai, quy hoạch mạng lưới giao thông thuỷ lợi và các công trình cơ sở hạ tầng khác để từng bước đầu tư phát triển, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các thành phần đầu tư phát triển kinh tế tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

- Hoàn chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. Phát triển các loại sản phẩm có lợi thế, có tiềm năng và thị trường tiêu thụ… Phát triển chăn nuôi, chú trọng các loại con có thế mạnh của địa phương và có thị trường tiêu thụ ổn định trong và ngoài nước như: Lợn và cây Trám Đen, Rau Cần và cây Khoai Lang.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp và ưu thế của các vùng trong địa bàn huyện, nhằm khai thác hợp lý những ưu thế tại chỗ vừa đảm bảo định hướng có tính chiến lược lâu dài, đồng thời xác định cây con mũi nhọn để có kế hoạch đầu tư hợp lý phát triển mô hình công nông kết hợp.

b. Quy hoạch sản xuất hàng hoá gắn liền với chuyên môn hoá, đa dạng hoá nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Hiệp Hoà đã có sự chuyển dịch nhất định nhờ sự đổi mới cơ cấu sản xuất của các hộ nông dân. Tuy nhiên kết quả và hiệu quả sản xuất đạt được còn chưa cao. Trong thời gian tới huyện cần

phải tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, thực hiện chuyên môn hoá hợp lý kết hợp với đa dạng hoá sản xuất kinh doanh tổng hợp, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún. Tạo điều kiện thuận lợi để tăng mô hình trang trại sản xuất hàng hoá lớn.

Chuyên môn hoá sản xuất phải kết hợp với đa dạng hoá sản xuất mới có thể giảm được tính thời vụ trong việc sử dụng các nguồn lực ở nông thôn.

Ngoài sản xuất một loạt sản phẩm chính mỗi hộ có thể chọn cho mình các sản phẩm khác hỗ trợ cho sản phẩm chính để có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Đa dạng hoá sản xuất hàng hoá: Nguồn tài nguyên sử dụng trong “đầu vào” của hộ nông dân rất đa dạng, gồm đất đai, lao động, vật tư kỹ thuật, thậm chí cả khí hậu… Do vậy cần đa dạng hoá sản xuất hàng hoá để đạt hiệu quả cao mà vẫn không mâu thuẫn với chuyên môn hoá. Mỗi nhóm hộ nông dân có thể tự chọn cho mình sản xuất loại sản phẩm nào là chính, các sản phẩm khác hỗ trợ cho sản phẩm chính, làm cho nó có hiệu quả hơn. Trong tương lai, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở chuyên môn hoá là hướng đi tất yếu của Hiệp Hoà cũng như của ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang. Ví dụ như: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân càng phát triển họ càng có nhu cầu liên kết, hợp tác với nhau về vốn, kỹ thuật, lao động, thị trường… Cơ sở của mọi sự hợp tác của hộ nông dân là tự nguyện, dựa trên lợi ích kinh tế. Nếu sự hợp tác có lợi thì các hộ nông dân sẽ liên kết, hợp tác với nhau thành từng tổ, nhóm, hợp tác xã (kiểu mới).

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 78)