Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 76)

4. Kết cấu luận văn

3.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một số bộ phận cán bộ, nhân dân vẫn còn ý thức trông chờ ỷ lại vào nhà nước qua các chương trình hỗ trợ, trợ giá…tư duy còn chậm, chưa mạnh dạn đầu tư vào phát triển kinh tế để vươn lên làm giàu cho chính bản thân và gia đình.

Chất lượng lao động nông nghiệp chưa đáp ứng kịp yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tình trạng thiếu việc làm còn khá phổ biến làm cho thu nhập của xã hội giảm.

Thiếu vốn đầu tư và phát triển sản xuất đặc biệt là đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản.

Hệ thống kênh mương, thủy lợi để phục vụ cho tưới tiêu,sản xuất nông nghiệp của huyện nhất là các xã vùng thượng huyện chưa phát triển, nhiều công trình xuống cấp không còn sử dụng được, chưa tạo môi trường thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

Thị trường nông nghiệp chưa phát triển đây là yếu tố chính cản trở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, do thị trường đầu vào và đầu ra chưa nhịp nhàng.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ

TẠI HUYỆN HIỆP HOÀ, TỈNH BẮC GIANG 4.1. Định hƣớng và mục tiêu

4.1.1. Định hướng

Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Hiệp Hoà cần phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn và nguồn nhân lực sẵn có xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, có năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Phát triển với tốc độ cao và bền vững trên cơ sở ứng dụng các thành tựu và tiến bộ khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý.

Xây dựng nông thôn mới, có cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp thương mại và dịch vụ hợp lý, đưa nền sản xuất nông nghiệp và nông thôn tiến lên công nghiệp hoá và đô thị hoá để từng bước tăng thu nhập cho nông dân và các tầng lớp khác ở nông thôn.

4.1.2. Mục tiêu

Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đến năm 2020:

- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng thuỷ sản trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành; hình thành một số vùng chuyên canh trồng rau sạch, trồng cây hàng hoá như: vải, lạc, rau quả chế biến xuất khẩu, nấm, cánh đồng thu nhập cao, chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản; phát triển trang trại và doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm hàng hoá cho thị trường: thịt lợn, thịt bò, cá, gia cầm,…

Giai đoạn 2011 - 2015, duy trì tốc độ tăng GTSX bình quân đạt từ 13-15%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt từ 15-17%/năm. Cơ cấu GTSX Công nghiệp - xây dựng, Thương mại - dịch vụ và Nông - lâm - thuỷ sản năm 2015 lần lượt là 28% - 30% - 42%; năm 2020 là 37% - 35% - 28%; GTSX bình quân/người, năm 2015 khoảng 30,89 triệu đồng và năm 2020 đạt 67,02 triệu đồng.

- Coi trọng công tác thuỷ lợi, hoàn thành cơ bản chương trình kiên cố hoá kênh mương, xây dựng hệ thống thuỷ lợi hiện đại, đồng bộ cho vùng trồng cây ăn quả, rau sạch, vùng chuyển đổi thuỷ sản theo hướng vừa chủ động tưới tiêu, vừa kết hợp phát triển hệ thống giao thông nội đồng, phục vụ vận hành phương tiện cơ giới hoá.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ thực vật nhằm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp; nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá trên một đơn vị diện tích canh tác; lựa chọn giống, cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượngcao áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến phù hợp điều kiện của vùng.

4.2. Một số giải pháp chủ yếu

4.2.1. Quy hoạch bố trí sản xuất

a. Công tác định hướng, quy hoạch, kế hoạch hoá trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở khai thác, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của từng vùng phát triển nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá

- Để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, đất đai, hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, công tác quy hoạch phải đảm bảo tính chiến lược, phát triển ổn định và bền vững. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, địa hình, đất đai, kiểm tra rà soát lại từng loại đất cụ thể để quy hoạch vùng phát triển trang trại cho từng vùng. Tập trung ưu tiên quy hoạch phát triển trang trại tại các vùng đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá, ao đầm mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản, tăng dần tỷ trọng thuỷ sản trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành.

Tiếp tục quy hoạch chuyển một phần diện tích trồng lúa và các loại cây trồng có năng suất thấp, thị trường tiêu thụ khó khăn sang trồng cây khác nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn, kể cả cây trồng làm thức ăn cho chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp có giá trị cao.

- Căn cứ vào điều kiện đất đai thổ nhưỡng và điều kiện sinh thái từng vùng quy hoạch sản xuất cho các loại hình trang trại, lựa chọn các loại cây trồng vật nuôi phù hợp. Ưu tiên lựa chọn các loại cây trồng vật nuôi là lợi thế, đặc sản của vùng, cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Quy hoạch, xây dựng các mô hình sản xuất tiêu biểu để làm mẫu nhân điển hình.

- Trên cơ sở quy hoạch đất đai, quy hoạch mạng lưới giao thông thuỷ lợi và các công trình cơ sở hạ tầng khác để từng bước đầu tư phát triển, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các thành phần đầu tư phát triển kinh tế tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

- Hoàn chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. Phát triển các loại sản phẩm có lợi thế, có tiềm năng và thị trường tiêu thụ… Phát triển chăn nuôi, chú trọng các loại con có thế mạnh của địa phương và có thị trường tiêu thụ ổn định trong và ngoài nước như: Lợn và cây Trám Đen, Rau Cần và cây Khoai Lang.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp và ưu thế của các vùng trong địa bàn huyện, nhằm khai thác hợp lý những ưu thế tại chỗ vừa đảm bảo định hướng có tính chiến lược lâu dài, đồng thời xác định cây con mũi nhọn để có kế hoạch đầu tư hợp lý phát triển mô hình công nông kết hợp.

b. Quy hoạch sản xuất hàng hoá gắn liền với chuyên môn hoá, đa dạng hoá nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Hiệp Hoà đã có sự chuyển dịch nhất định nhờ sự đổi mới cơ cấu sản xuất của các hộ nông dân. Tuy nhiên kết quả và hiệu quả sản xuất đạt được còn chưa cao. Trong thời gian tới huyện cần

phải tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, thực hiện chuyên môn hoá hợp lý kết hợp với đa dạng hoá sản xuất kinh doanh tổng hợp, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún. Tạo điều kiện thuận lợi để tăng mô hình trang trại sản xuất hàng hoá lớn.

Chuyên môn hoá sản xuất phải kết hợp với đa dạng hoá sản xuất mới có thể giảm được tính thời vụ trong việc sử dụng các nguồn lực ở nông thôn.

Ngoài sản xuất một loạt sản phẩm chính mỗi hộ có thể chọn cho mình các sản phẩm khác hỗ trợ cho sản phẩm chính để có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Đa dạng hoá sản xuất hàng hoá: Nguồn tài nguyên sử dụng trong “đầu vào” của hộ nông dân rất đa dạng, gồm đất đai, lao động, vật tư kỹ thuật, thậm chí cả khí hậu… Do vậy cần đa dạng hoá sản xuất hàng hoá để đạt hiệu quả cao mà vẫn không mâu thuẫn với chuyên môn hoá. Mỗi nhóm hộ nông dân có thể tự chọn cho mình sản xuất loại sản phẩm nào là chính, các sản phẩm khác hỗ trợ cho sản phẩm chính, làm cho nó có hiệu quả hơn. Trong tương lai, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở chuyên môn hoá là hướng đi tất yếu của Hiệp Hoà cũng như của ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang. Ví dụ như: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân càng phát triển họ càng có nhu cầu liên kết, hợp tác với nhau về vốn, kỹ thuật, lao động, thị trường… Cơ sở của mọi sự hợp tác của hộ nông dân là tự nguyện, dựa trên lợi ích kinh tế. Nếu sự hợp tác có lợi thì các hộ nông dân sẽ liên kết, hợp tác với nhau thành từng tổ, nhóm, hợp tác xã (kiểu mới).

4.2.2. Giải pháp lao động

- Phân bổ lại lao động gắn với việc sử dụng các nguồn lực khác cho phù hợp với khả năng về trình độ, sức khỏe và yêu cầu của sản xuất hàng hóa nông nghiệp hiện đại. Phát triển nhanh các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn. Thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng tỷ trọng lao động qua đào tạo, giảm tỷ lệ lao động thủ công, phổ thông không

qua đào tạo. Tăng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản. Tiếp tục giảm bớt lao động nông thôn nhằm chuyển bớt lao động nông nghiệp sang ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Tiếp tục đầu tư cho trung tâm dạy nghề của huyện để nâng cao tay nghề của người lao động, tăng số lượng lao động có tay nghề tạo điều kiện thuận lợi cho những người lao động có cơ hội tìm việc làm. Mở các lớp tập huấn ở các xã để hướng dẫn cho người nông dân để họ có thêm kiến thức trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi, hạn chế được dịch bệnh.

- Phát triển nhiều hình thức tổ chức đào tạo tay nghề có trình độ kỹ thuật và kiến thức quản lý nhà nước, chế biến nông, lâm, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

4.2.3. Giải pháp về vốn

- Có các biện pháp hữu hiệu để huy động vốn từ nhiều nguồn và quan trọng là nguồn vốn tự có của nông dân. Huyện cần có chính sách hấp dẫn để khuyến khích nhân dân và các nhà đầu tư bỏ vốn vào sản xuất nông nghiệp. Phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần để tạo vốn cho sản xuất nông nghiệp.

- Thực hiện chuyên môn hóa sản xuất và kết hợp với phát triển tổng hợp ở từng ngành, đặc biệt trong các trang trại là biện pháp tạo vốn quan trọng trong nông nghiệp. Từng bước thực hiện đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung vốn để phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa nông sản, đồng thời giải quyết tốt cơ chế chính sách quản lý vốn.

- Xác định đúng phương hướng đầu tư là phải xuất phát từ việc bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp để xây dựng cơ cấu đầu tư cho phù hợp, trên cơ sở đó lựa chọn phương án đầu tư vốn tối ưu.

Vốn cơ bản phải tập trung giải quyết những nhiệm vụ trong từng giai đoạn tập trung vào cây gì, con gì và ở vùng nào cho phù hợp. Xây dựng cơ

cấu hợp lý các yếu tố trong vốn cố định để sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các tài sản cố định đã được trang bị, tránh tình trạng mất cân đối trong chu trình sản xuất, gây nên lãng phí lớn. Coi trọng việc cải tạo, trang bị máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định trong các doanh nghiệp nông nghiệp. Xây dựng định mức đúng và quản lý vốn lưu động theo định mức, quản lý tốt vật liệu, sản phẩm dự trữ, dụng cụ thông thường…

- Thực hiện tốt việc cung ứng vật tư, đảm bảo vật tư cần thiết và kịp thời vụ, hạn chế vật tư bị ứ đọng. Hạ thấp chi phí sản xuất trên đơn vị khối lượng công việc và trên đơn vị sản phẩm. Tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm và công tác thanh toán để thu hồi vốn kịp thời, tăng cường công tác kiểm soát tài sản lưu động, nêu cao kỷ luật tài chính, tránh tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau.

- Phát huy tốt vay trò của các quỹ tín dụng nhân dân, của các đoàn thể (Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ) trong hỗ trợ sản xuất tạo công ăn việc làm. Mặt khác phải phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, tạo mọi điều kiện và môi trường hợp lý để tận dụng và khai thác có hiệu quả nguồn vốn vay.

Hoạt động tài chính vi mô đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường, mở rộng tiếp cận tài chính cho khu vực nông thôn. Đây thực sự là kênh tài chính có ý nghĩa bở không chỉ cung cấp vốn, tài chính vi mô còn hướng dẫn kỹ thuật, phổ biến kinh nghiệm làm ăn có hiệu quả cho người nghèo. Phát triển tài chính vi mô cũng là giải pháp quan trọng tạo nguồn vốn cho nông nghiệp. Cho dù có nguồn tín dụng nhiều đến đâu hay hệ thống cho vay có tốt thì nhà nước cũng không thể giải quyết hết các vấn đề tín dụng cho nhân dân.

4.2.4. Giải pháp về khoa học công nghệ

a. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tổ chức sản xuất hàng hoá nông nghiệp

- Cần cải tiến khâu chọn và làm giống, tăng cường đưa giống mới có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường… Áp dụng giống mới là biện pháp kinh tế nhất trong sản xuất hàng hoá nông nghiệp.

- Trong chăn nuôi cần phổ biến tới các hộ nông dân về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh…

- Tổ chức tốt các hoạt động khuyến nông, truyền bá kiến thức, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp.

- Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn bồi dưỡng kiến thức tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh cho các chủ hộ sản xuất hàng hoá, đặc biệt là chủ các trang trại.

- Cung cấp đầy đủ các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi... Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật sẽ là một cơ hội, động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, giúp người nông dân vươn lên thoát khỏi nghèo đói.

b. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

- Tuyển dụng có lựa chọn đội ngũ cán bộ vào các bộ phận, cơ quan quản lý nông lâm nghiệp cấp huyện, đội ngũ cán bộ khuyến nông, các ban quản trị HTX nông nghiệp dịch vụ, các cơ quan hoạch định chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước với những quy định về chế độ trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích.

- Tiến cử và tuyển chọn theo một quy trình chặt chẽ khách quan những con em nông dân đi đào tạo bồi dưỡng theo yêu cầu của sản xuất và quản lý nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo các hệ bồi dưỡng ngắn ngày, dài ngày và ký hợp đồng sử dụng. Thu nhận những con em địa phương được đào tạo chính quy tại các trường đại học về công tác, trả lương thoả đáng (Nhà nước hỗ trợ trả lương, hoặc địa phương trả).

- Có chính sách khuyến khích cán bộ thực sự tâm huyết với nông nghiệp nông thôn về với địa phương, hợp tác hỗ trợ phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật, thúc đẩy nông nghiệp phát triển cả về lượng và chất. Nên áp dụng kinh nghiệm nhiều địa phương đã thực thi sự kết hợp 4 nhà: Nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà thương mại - dịch vụ.

- Nguồn nhân lực đông đảo đó là lực lượng lao động nông nghiệp cần

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)