Phương pháp nghiên cứu sơ cấp

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 36)

4. Kết cấu luận văn

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu sơ cấp

a. Trao đổi, thảo luận, làm việc với đại diện một số phòng, ban có liên quan tại huyện Hiệp Hòa: Phòng Lao động -TB&XH huyện, Chi cục thống kê

huyện, Văn phòng HĐND-UBND huyện và đặc biệt là phòng Nông nghiệp & PTNT huyện.

b. Chọn điểm nghiên cứu khảo sát trực tiếp: Lựa chọn 3 xã trên địa bàn

huyện, trong đó chọn điểm đại diện cho 3 vùng là thượng huyện, trung huyện và hạ huyện để đánh giá tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của từng vùng cũng như trên địa bàn huyện. Tập trung nghiên cứu các xã Hoàng Lương (Vùng thượng huyện), Lương Phong (Vùng trung huyện) và Châu Minh (Vùng hạ huyện).

Những xã trên có thể đại diện cho từng vùng trong huyện. Mẫu chọn ra nhìn chung đã bảo đảm tính đại diện cho toàn vùng, đại diện và suy rộng cho cả huyện Hiệp Hoà.

- Tiêu chí lựa chọn: chọn các xã có các trang trại thuỷ sản, trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp……

c. Phương pháp thu thập thông tin

- Trao đổi, thảo luận với đại diện UBND xã; phỏng vấn một số hộ nông dân đại diện cho các xã về các lĩnh vực như: 40 hộ chăn nuôi, 20 thủy sản và 40 hộ sản xuất tổng hợp.

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu để kết quả đánh giá, nhận xét được chính xác hơn, khách quan hơn. Đó là cơ sở để luận văn đề xuất được những giải pháp cụ thể, khả thi và có ý nghĩa thực tiễn với khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)