• Mục tiêu của giải pháp: Tổ chức triển khai hoạt động Nghiên cứu và phát triển một cách có định hướng thông qua đội ngũ chuyên viên có năng lực và kinh nghiệm tốt. Bộ phận này không chỉ tiến hành nghiên cứu phát triển ra các sản phẩm mới mà còn nghiên cứu và phát triển các quá trình mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Phú Thành
• Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Như trên đã nói, để hoạt động phát triển sản phẩm mới được thực hiện tốt, Công ty cần thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) hoạt động
độc lập, riêng biệt chứ không phải là bộ phận kiêm nhiệm tại Phòng kinh doanh. Tác giả xin đề xuất mô hình tổ chức của phòng R&D như sau:
Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức của Phòng R&D
Như vậy, Phòng R&D tối thiểu cần có 4 người trong đó 3 nhân viên và 1 trưởng Phòng. Nhiệm vụ của Phòng nghiên cứu và phát triển là:
- Nghiên cứu các xu hướng mới của công nghệ LED và các công nghệ mới khác đang ứng dụng hoặc có khả năng ứng dụng trên thế giới và tại Việt Nam. - Đề xuất ra các sản phẩm mới có công năng, thiết kế mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn bao gồm cả việc nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có của Phú Thành
- Nghiên cứu để cải tiến, phát triển và đề xuất ra các quy trình sản xuất, quy trình phục vụ hiện có của Phú Thành nhằm mang lại hiệu quả tối ưu
Hiện nay, Phú Thành cũng giống như hầu hết các doanh nghiệp khác tại Việt Nam là chưa chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Nhân viên phòng R&D là những nhân viên kinh doanh đựợc phân công kiêm nhiệm công việc này. Chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại Phú Thành hầu như không đáng kể. Do đó, hiệu quả của công
Trưởng Phòng Nhân viên 1 Nhân viên 2 Nhân viên 3
tác này mang lại chưa cao. Chính vì vậy, trong thời gian tới, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc sáng tạo thêm ra những sản phẩm mới thì việc đàu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới là việc cần quan tâm hàng đầu tại Phú Thành. Tác giả xin tổng kết một vài ý kiến đề xuất để phát triển họat động này như sau:
Bảng 3.2: Các nội dung đề xuất phát triển Phòng R&D
STT Nội dung Tình trạng hiện tại Đề xuất
1 Cơ cấu tổ chức bộ phận R&D Là Bộ phận nhỏ thuộc Phòng kinh doanh Thành lập Phòng R&D hoạt động độc lập
2 Nhân sự 3 người, kiêm nhiệm
cả công việc kinh doanh
4 người, chỉ chú tâm vào hoạt động R&D
3 Chất lượng nhân
sự
Kém, trình độ chuyên môn chưa cao
Tuyển dụng lại hoặc đào tạo lại
4 Chính sách đào
tạo dành cho bộ phận
Theo chính sách của công ty, 1 năm/1 lần
Cần được đào tạo liên tục dưới nhiều hình thức: mời chuyên gia tại các trường đại học về giảng dạy hoặc cử đi học tại các trung tâm đào tạo trong nước và nước ngoài nếu có thể
5 Thu nhập bình
quân
3,5tr/người/tháng 5-6 triệu người/tháng
6 Chính sách hoa
hồng
Không có Cần xây dựng cơ chế hoa hồng
cho nhân viên R&D theo doanh số của sản phẩm mà họ nghiên cứu ra
Năng lực cạnh tranh của Phú Thành trong việc phát triển sản phẩm mới sẽ được cải thiện hơn nếu như công ty đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển. Hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Phú Thành cần được hiểu rộng ra, không giới hạn trong khuôn khổ thuần túy và cứng nhắc là nghiên cứu, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn là nghiên cứu để cải tiến các quy
trình hoạt động, quy trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ.... Với cách hiểu này, chức năng của một phòng R&D sẽ được mở rộng, tạo điều kiện cho việc mở rộng phạm vi nghiên cứu, phát triển để nhờ đó công ty có thể tận dụng được nguồn lực và tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
KẾT LUẬN
Năng lực cạnh tranh là sức mạnh của doanh nghiệp được thể hiện trên thương trường. Sự tồn tại và sức sống của một doanh nghiệp thể hiện trước hết ở năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là khi Việt Nam là thành viên của WTO thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành vấn đề sống còn của các doanh nghiệp.
Có nhiều phương thức để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: cạnht tranh bằng vốn, cạnh tranh bằng công nghệ, cạnh tranh bằng kênh phân phối, cạnhtranh bằng nguồn nhân lực, cạnh tranh bằng sản phẩm... Phương thức cạnh tranh bằng sản phẩm lại được tồn tại dưới nhiều chiêu thức trong đó việc nghiên cứu và phát triển ra sản phẩm mới được coi là hình thức cạnh tranh mang lại hiệu quả cao.
Công ty cổ phần Phú Thành thời gian qua cũng đã cố gắng, nỗ lực và không ngừng nghiên cứu và áp dụng những phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp với thị trường Việt Nam và phù hợp với khả năng của công ty.
Trong số các biện pháp mà công ty đã sử dụng để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì biện pháp cạnh tranh bằng phát triển sản phẩm mới được công ty đặc biệt quan tâm. Cùng với những nỗ lực đó, công ty cổ phần Phú Thành bước đầu đã để lại những ấn tượng tốt đẹp với người tiêu dùng và được khẳng định bởi thị phần tương đối so với các đối thủ cạnh tranh. Ngày nay công ty vẫn đang cố gắng để có thể tạo ra nhiều hơn nữa những sản phẩm
mới, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng, giúp công ty phát ngày càng triển bền vững.
Hiểu được vai trò của việc phát triển sản phẩm mới đối với khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp, em đã chọn đề tài :” Phân tích thực trạng và đề xuất 1 số giải pháp phát triển sản phẩm mới nhằm tăng tính cạnh tranh của Công ty Cổ phần Phú Thành” Em hy vọng rằng, đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ cho Công ty cổ phần Phú Thành trong nỗ lực nâng cao khả năhg cạnh tranh của mình.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến TS Nguyễn Văn Nghiến, cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Phú Thành đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
PHỤ LỤC
BẢNG HỎI KHẢO SÁT VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CP PHÚ THÀNH
Chúng tôi là nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đang thực hiện khảo sát về chất lượng sản phẩm và hình ảnh thương hiệu của công ty CP Phú Thành. Rất mong ông/bà ủng hộ chúng tôi bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Ông bà đã từng biết đến hoặc nghe nói về thương hiệu công ty CP Phú Thành chưa?
□ Đã biết đến hoặc nghe nói
□ Chưa từng biết đến hoặc nghe nói
□ Ý kiến khác:...
Câu 2: Ông/bà đã từng sử dụng hoặc biết đến sản phẩm LED của công ty CP Phú Thành chưa?
□ Đã từng sử dụng hoặc biết đến
□ Chưa từng sử dụng hoặc biết đến
□ Ý kiến khác:...
Câu 3: Ông và đánh giá thế nào về chất lượng sản phẩm của công ty Phú Thành
□ Sản phẩm có chất lượng tốt
□ Sản phẩm có chất lượng chưa tốt
□ Ý kiến khác:...
Câu 4: Ông bà đánh giá thế nào về giá thành sản phẩm của Công ty?
□ Sản phẩm có giá cao
□ Ý kiến khác:...
Câu 5: Ông bà đánh giá thế nào về độ bền của sản phẩm?
□ Sản phẩm có độ bền cao
□ Sản phẩm có độ bền kém
□ Ý kiến khác:...
Câu 6: Ông bà đánh giá thế nào về mẫu mã của sản phẩm
□ Sản phẩm có mẫu mã đẹp
□ Sản phẩm có mẫu mã chưa đẹp
□ Ý kiến khác:...
Câu 7: Sản phẩm của công ty CP Phú Thành đa dạng, nhiều chủng loại, màu sắc và kiểu dáng có đúng không?
□ Đúng
□ Không đúng
□ Ý kiến khác:...
Câu 8: Ông/bà đánh giá thế nào về dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng của Phú Thành?
□ Dịch vụ có chất lượng tốt
□ Dịch vụ chưa tốt
□ Ý kiến khác:...
Câu 9: Ông/bà đánh giá thế nào về dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng, bảo hành của Phú Thành?
□ Dịch vụ có chất lượng tốt
□ Dịch vụ chưa tốt
□ Ý kiến khác:...
Câu 10: Ông/bà sẽ có tiếp tục sử dụng sản phẩm dịch vụ của Phú Thành nếu có nhu cầu không?
□ Đồng ý sử dụng
□ Không đồng ý
□ Ý kiến khác:...
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Marketing căn bản – Philip Kotler- NXB Thống kê năm 1997 2. Giáo trình Marketing- PGS.PTS Trần Minh Đạo- NXB Thống kê 1999 3. GS.TS Đỗ Đức Bình, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng – “Giáo trình Kinh
Tế Quốc Tế”- Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội- năm 2005.
4. TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền- “Giáo Trình Quản Trị Học”- Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải – năm 2006.
5. Vũ Trọng Lâm (Chủ Biên)- “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- (năm 2006).
6. Tài Liệu của công ty Phú Thành: phòng kinh doanh, phòng kế toán
7. TS. Nguyễn Minh Tuấn (năm 2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhà xuất bản
ĐH Quốc gia TP. HCM
8. Cẩm nang nghiên cứu thị trường- Esomar. Dịch giả: Song Thương- Tường Vỹ, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. Một số WEBSITE: 1. http://www.nghiencuukinhtehoc.com/2011/09/nang-luc-canh-tranh-cua- doanh-nghiep-la.html 2. http://khoisukinhdoanhk107.makeforum.net/t501-topic 3. http://vi.wikipedia.org .vn 4. http://www.baohoabinh.com.vn/12/49198/Thuc_day_nghien_cuu_va_pha t_trien_san_pham_o_doanh_nghiep.htm 5. http://saga.vn/dictview.aspx?id=2102 6. www.phuthanh.com.vn