Phân tích thực trạng về công tác phát triển sản phẩm của Công ty trong thời gian vừa qua.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển sản phẩm mới nhằm tăng tính cạnh tranh của Công ty Cổ phần Phú Thành (Trang 59)

trong thời gian vừa qua.

2.3.1. Quy trình phát triển sản phẩm mới

Cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác, quy trình phát triển sản phẩm mới tại Công ty cổ phần Phú Thành Led được thực hiện thông qua 8 bước cơ bản sau:

Bước 1: Phát ý tưởng

Công tác phát kiến ý tưởng về sản phẩm mới tại Công ty CP Phú Thành được thực hiện như sau:

- Bộ phận chủ trì thực hiện

Phòng kinh doanh Công ty là Bộ phận được giao nhiệm vụ chủ trì phát động

và theo dõi thực hiện công tác này. Ý tưởng về sản phẩm mới được Phòng Kinh doanh tổng hợp từ các nguồn trong nội bộ Công ty bao gồm cả nhân viên và lãnh đạo. Tuy nhiên, phần lớn ý tưởng được nảy sinh từ việc các nhân viên kinh doanh trong quá trình đi thâm nhập thực tế thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và tìm hiểu các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để từ đó đóng góp ý kiến cho việc xây dựng sản phẩm mới. Một số sản phẩm khác của Phú Thành được nảy sinh từ gợi ý của các nhà cung cấp nước ngoài.

- Phương pháp thực hiện

Công tác thi đua phát kiến ý tưởng tại Phú Thành được tổ chức thành các chương trình thi đua khen thưởng hàng tuần, hàng tháng và là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá thi đua khen thưởng cuối năm. Các ý tưởng được lựa chọn trong tuần sẽ được tập hợp để thi ý tưởng tháng và cứ tiếp tục như vậy, 12 ý tưởng tháng sẽ thi để chọn ra ý tưởng của năm. Ý tưởng của năm có thể sẽ được đưa vào ứng dụng luôn hoặc cũng có thể trở thành những ý tưởng sẽ được thực hiện trong tương lai.

- Kết quả thực hiện

Thống kê trong năm 2009 đến năm 2011, kết quả tình hình triển khai công tác phát kiến ý tưởng của Phú Thành mang lại kết quả như sau:

Bảng 2.1: Thống kê kết quả công tác phát ý tưởng tại Phú Thành

Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số lượng ý tưởng được đề xuất 30 42 75

Số lượng ý tưởng được khen thưởng

8 15 22

Số lượng ý tưởng được ứng dụng thực tế

2 5 8

Tổng tiền chi cho công tác khen thưởng phát kiến ý tưởng

24.000.000 đ 50.000.000 đ 70.000.000 đ

(Nguồn: Phòng Kinh doanh)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, công tác thực hiện phát ý tưởng tại nội bộ Công ty được thực hiện khá tốt, số lượng ý tưởng từ nguồn CBNV Công ty được tăng lên đáng kể qua các năm. Đồng thời số tiền Công ty khen thưởng cho các ý tưởng cũng tăng lên khá nhiều. Tuy nhiên, số lượng các ý tưởng được ứng dụng trong thực tế nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới còn chưa nhiều.

Để nâng cao hiệu quả của việc phát ý tưởng, Phú Thành cũng xây dựng hẳn một quy chế khen thưởng minh bạch đối với các cán bộ nhân viên có những ý

tưởng tốt về sản phẩm mới. Điều này tạo động lực khuyến khích nhân viên trong việc tìm tòi, sáng tạo và đóng góp ý tưởng cho Công ty.

Bước 2: Sàng lọc ý tưởng

Ý tưởng về sản phẩm mới được đề xuất khá nhiều nhưng không phải mọi ý tưởng đều có thể thực hiện được. Chính vì thế, Phú Thành đã thành lập một bộ phận đánh giá và sàng lọc ý tưởng khả thi.

- Bộ phận thực hiện

Sàng lọc ý tưởng được coi là bước sơ loại để chọn lọc ra những ý tưởng có chất lượng khá và đủ tiêu chuẩn để đưa vào xem xét đánh giá. Vì vậy, bộ phận sàng lọc ý tưởng chưa cần có sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao. Bộ phận này bao gồm những người đứng đầu các phòng ban chuyên môn như: trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng sản xuất và các chuyên viên có năng lực chuyên môn cao...

- Phương pháp thực hiện

Để thực hiện sàng lọc ý tưởng, các trưởng bộ phận nói trên đã xây dựng ra một bảng tiêu chí để chấm điểm cho các ý tưởng. Bảng tiêu chí này bao gồm những nội dung đánh giá cơ bản như: tính mới, tính thực tiễn, tính khá thi, tính hiệu quả...Về cơ bản, các ý tưởng được chọn phải tương hợp với nguồn lực của công ty, những ý tưởng táo bạo sẽ cần nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu và triển khai. Ý tưởng tốt sẽ hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh của công ty như nhắm tới nguồn khách hàng mục tiêu hoặc thoả mãn nhu cầu mới đủ lớn, khai thác hiệu quả hơn kênh phân phối, cắt giảm chi phí không cần thiết, hoặc tận dụng được các nguồn lực sẵn có mà không mất tiền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kết quả thực hiện

Bộ phận sàng lọc ý tưởng của Công ty có thể nói đã làm việc rất tích cực và luôn có những đánh giá khách quan dựa vào bảng tiêu chí chấm điểm ý tưởng do bộ phận đề xuất xây dựng. Thực tế cho thấy, 80% những ý tưởng được đưa vào vòng trong đều được Ban lãnh đạo Công ty đánh giá cao về chất lượng. Ngược lại, 100% những ý tưởng bị loại là những ý tưởng chưa

đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu, các điều kiện để trở thành một sản phẩm mới.

Bước 3: Phản biện và phát triển ý tưởng

Sau khi đã chọn lọc được những ý tưởng tốt, công ty thường tổ chức một ban phản biện các ý tưởng này. Đây là bước vô cùng quan trọng để chọn ra những ý tưởng thực sự có tính khả thi.

- Bộ phận thực hiện

Ban phản biện ý tưởng bao gồm nhiều thành phần và chủ yếu là ban lãnh đạo công ty như: tổng giám đốc và các giám đốc chuyên môn (giám đốc kinh doanh, giám đốc sản xuất), và các trưởng Phòng chuyên môn. Việc đưa nhiều thành phần vào Ban nhằm có được nhiều cách nhìn nhận và phản biện khác nhau, mang lại sự công bằng trong việc đánh giá ý tưởng.

- Phương pháp thực hiện:

Tác giả ý tưởng sẽ trực tiếp trình bày về nội dung ý tưởng, cách thức thực hiện, hiệu quả mang lại... trước các thành viên của Ban. Các thành viên trong Ban sẽ đưa ra những câu hỏi phản biện xoay quanh các vấn đề nêu trên. Kết quả đánh giá cuối cùng về ý tưởng sẽ là tổng hợp số điểm của tất cả các thành viên trong Ban.

- Kết quả thực hiện:

Việc phản biện ý tưởng được tổ chức tại Phú Thành với tần suất 1 tháng/ 1lần để tìm ra các ý tưởng tốt nhất trong tháng. Thông qua quá trình phân tích và đánh giá, ý tưởng Ban phản biện ý tưởng của công ty sẽ được mổ xẻ dưới nhiều góc cạnh, quan trọng hơn là làm cho ý tưởng đó được rõ ràng, cụ thể hơn và hạn chế được những thử nghiệm không cần thiết hoặc tránh bớt những sai phạm không đáng có. Như vậy, sau bước này ý tưởng về sản phẩm mới sẽ đầy đủ về các yếu tố như tính năng chính của nó, cách thức thiết kế, các giá trị gia tăng và quan trọng hơn hết là xác định được vai trò, ý nghĩa và mục đích muốn nhắm tới khi phát triển sản phẩm này.

Để tăng khả năng thành công của sản phẩm mới trên thị trường, Phú Thành phải nghĩ đến việc thương mại hoá nó sẽ như thế nào thông qua việc phác thảo bản kế hoạch tiếp thị ngắn ngọn. Trong bản tiếp thị đó có phân tích các yếu tố tác động chính từ môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của công ty về các mặt như nhân sự, tài chính, trang thiết bị. Đồng thời bản kế hoạch sơ thảo này cần dự báo được doanh thu, lợi nhuận, thị phần trong ngắn hạn và dài hạn.

- Bộ phận thực hiện

Việc hoạch định chiến lược tiếp thị được giao cho Phòng kinh doanh của Công ty phụ trách xây dựng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc kinh doanh. Sau khi Giám đốc kinh doanh phê duyệt, bản kế hoạch sẽ được trình lên Tổng giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo.

- Cách thức thực hiện

Đối với mỗi sản phẩm mới ra đời, Phòng kinh doanh cần phải xây dựng phương án triển khai phát triển sản phẩm ra thị trường. Theo đó, Phòng Kinh doanh phải xác định rõ doanh số mục tiêu đối với sản phẩm đó và cách thức triển khai thế nào để đạt được doanh số đó. Chiến lược tiếp thị cho sản phẩm mới cũng nằm trong chính bản kế hoạch tổng thể này. Bản kế hoạch này sẽ chỉ có hiệu lực thi hành khi được sự thông qua của Tổng Giám đốc.

- Kết quả thực hiện

Hoạt động xây dựng chiến lược tiếp thị cho sản phẩm mới tại Phú Thành mới được chú trọng từ năm 2010 đến nay nhưng kết quả mang lại cho Công ty thực sự khả quan. Nhờ có các chiến lược này mà doanh số bán hàng của công ty hàng năm tăng từ 10-20%, thương hiệu và uy tín của công ty cũng được biết đến nhiều hơn. Trong thời gian tới Công ty vẫn định hướng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này vì 2 lý do: Một là tránh phát triển những sản phẩm mới ít có thị thường tiềm năng, hạn chế việc tổn thất về thời gian, sức lực. Hai là định hướng được mẫu mã, kiểu dáng, tính năng, hoặc đặc tính cần thiết của

sản phẩm để việc phát triển nó có định hướng rõ ràng sát với đòi hỏi của khách hàng.

Bước 5: Phân tích kinh doanh

- Bộ phận thực hiện

Phòng Kinh doanh là bộ phận chịu trách nhiệm phân tích kinh doanh. Giám đốc kinh doanh và Tổng Giám đốc sẽ xem xét và đưa ra ý kiến chỉ đạo từ bản phân tích kinh doanh đó

- Phương pháp thực hiện

Đối với mỗi sản phẩm mới, Công ty yêu cầu tất cả các cán bộ kinh doanh đều phải đưa ra quan điểm, nhận định của mình về sản phẩm. tất cả các ý kiến trên sẽ được tổng hợp, chắt lọc lại để thành bản phân tích kinh doanh hòan thiện nhất.

- Kết quả thực hiện

Việc phân tích kinh doanh thời gian qua đã giúp Phú Thành đánh giá kỹ hơn về mục tiêu lợi nhuận, các lợi ích của sản phẩm đem lại. Bên cạnh đó, nó đánh giá chi tiết hơn các mục tiêu của sản phẩm, những dự báo cho thị trường và tác động của sản phẩm mới này với các sản phẩm hiện có. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào Phú Thành cũng có thể đánh giá chính xác được khả năng thị trường sản phẩm. Đối với Phú Thành, hoạt động này thường được thực hiện bằng cách vừa làm vừa điểu chính, thử sai để rút kinh nghiệm. Chính vì thế vai trò lãnh đạo, khả năng cảm nhận và quyết tâm triển khai của ban lãnh đạo Công ty đôi khi quan trọng hơn là những phân tích trên giấy.

Bước 6: Phát triển sản phẩm

- Bộ phận thực hiện

Khi tất cả các kế hoạch đã được phê duyệt thì quá trình phát triển sản phẩm được tiến hành. Tại bước này bắt đầu có sự tham gia của bộ phận sản xuất với sự giám sát điều hành trực tiếp của Giám đốc sản xuất, được tiến hành thông qua các hoạt động: thiết kế kiểu dáng, mẫu mã, lựa chọn vật liệu, sản xuất thử...

- Phương pháp thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước này liên quan đến phát triển mặt vật lý, kỹ thuật, hoặc thành phẩm cụ thể. Tại bước này, Công ty tiến hành làm các mẫu thử nghiệm, đầu tư thử nghiệm trước khi sản xuất hàng loạt sản phẩm .

- Kết quả thực hiện

Để có được những sản phẩm hoàn thiện hiện nay, Phú Thành đã tiến hành đưa vào sản xuất thử nghiệm rất nhiều sản phẩm. Cụ thể như sau:

Thời gian Sản phẩm thử nghiệm Số lần thử nghiệm Sản phẩm hiện có Năm 2010 Các sản phẩm trang trí đường phố 6 - Sản phẩm hoa sen - Sản phẩm hoa đào - Sản phẩm khuê văn các - Sản phẩm rồng Năm 2011 Sản phẩm chiếu sáng kiến trúc 3 Sản phẩm ánh sáng đổi màu theo nhạc Sản phẩm bảng điện tử 4 Màn hình Full color 16,7 triệu màu trong nhà và ngòai trời

Trong thời gian tới, để giảm thời gian phát triển sản phẩm, và chi phí nghiên cứu, công ty yêu cầu bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm luôn phải chú trọng việc tìm kiếm thông tin, thu thập các nghiên cứu có sẵn hoặc liên quan để tránh mất thời gian làm lại những gì đã có.

Bước 7: Kiểm nghiệm thị trường

- Bộ phận thực hiện

Công tác kiểm nghiệm thị trường cũng do Phòng Kinh doanh công ty đảm nhiệm thực hiện. Giám đốc kinh doanh là người chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện trước Tổng Giám đốc.

Công ty thực hiện việc kiểm nghiệm thị trường bằng cách cho triển khai trước ở những thị trường nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Công việc này nhằm mục đích chính là đánh giá các yếu tố liên quan đến chức năng tiếp thị như giá cả, kênh phân phối, thị trường, thông điệp quảng cáo hoặc định vị sản phẩm. Từ kết quả của việc kiểm nghiệm thị trường nhỏ, Công ty sẽ tiến hành xây dựng và phát triển sản phẩm ra các thị trường rộng lớn hơn.

- Kết quả thực hiện

Trong những năm vừa qua, công tác kiểm nghiệm thị trường đối với sản phẩm mới chủ yếu được thực hiện tại Hà Nội (chiếm 80%) và 20% còn lại được thực hiện tại TP Hồ Chí Minh. Công ty lựa chọn 2 thị trường này vì đó là các thị trường lớn, nhu cầu đa dạng vả lại đó cũng là các địa bàn hoạt động của Công ty nên sẽ thuận lợi cho việc kiểm soát quá trình thực hiện.

Bước 8: Thương mại hoá sản phẩm

- Bộ phận thực hiện:

Đây là bước cuối cùng của quy trình phát triển sản phẩm mới và bộ phận chịu trách nhiệm chính vẫn là Phòng Kinh doanh. Tuy nhiên, các Phòng Ban khác như: Phòng Kế toán, Phòng sản xuất, lắp đặt, bảo hành... cũng phải tham gia hỗ trợ cùng.

- Phương pháp thực hiện

+ Phòng Kinh doanh trực tiếp chào bán sản phẩm ra thị trường dưới nhiều hình thức: chào hàng trực tiếp, tổ chức các chiệu tiếp thị, quảng bá sản phẩm... nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng, thực hiện ký kết các hợp đồng kinh tế.

+ Phòng sản xuất, lắp đặt nhận yêu cầu của các đơn hàng từ Phòng Kinh doanh và tiến hành sản xuất, lắp đặt

+ Phòng Kế toán chịu trách nhiệm thu tiền và hạch toán thu chi - Kết quả thực hiện

Công tác thương mại hóa sản phẩm đã được Phú Thành thực hiện rất tốt theo quy trình đã được xây dựng sẵn. Các bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình

đã phối hợp rất tốt với nhau. Bộ phận hỗ trợ như Văn phòng Công ty cũng luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để các phòng nói trên làm việc. Thực tế cho thấy, quá trình thương mại hóa sản phẩm của Phú Thành đều đạt được thành công bằng việc sản phẩm tung ra thị trường được nhiều người biết đến, doanh thu bán hàng của sản phẩm mới tăng kéo theo sự biết đến của khách hàng về thương hiệu và các sản phẩm khác của Phú Thành. Chỉ tính riêng trong năm 2011, kết quả thương mại hóa sản phẩm của Phú Thành như sau:

Tiêu chí Năm 2010 Năm 2011

Số lượng sản phẩm mới tung ra

thị trường 4 3

Số lượng hợp đồng đã thực hiện 52 35

Doanh số bán hàng tính riêng

cho sản phẩm mới 16.239.400.000 đ 12.405.500.000 đ Tóm lại, phát triển sản phẩm mới không phải là một công việc độc lập, nó liên quan tới chiến lược, chính sách, cơ sở hạ tầng và toàn bộ nguồn lực của công ty cổ phần Phú Thành. Để việc phát triển sản phẩm mới có hiệu quả, Phú Thành cần gắn liền nó và thống nhất nó với toàn bộ hoạt động của công ty. Cần xem xét và đánh giá nhiều mặt của ý tưởng và sản phẩm, trong đó phương diện nhu cầu của thị trường cần được tôn trọng và luôn nhắm tới vì việc sáng tạo và đổi mới thiếu phương pháp, không có mục đích chính xác sẽ chỉ gây tổn thất cho Công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển sản phẩm mới nhằm tăng tính cạnh tranh của Công ty Cổ phần Phú Thành (Trang 59)