7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu thứ cấp được sàng lọc, lựa chọn và sử dụng một cách phù hợp theo từng mục tiêu nghiên cứu.
- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả tình hình xuất
khẩu cá tra của công ty TNHH Thủy sản Phương Đông trong thời nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phân tích số tuyệt đối và tương đối, so sánh số tuyệt đối và tương đối để đánh giá tình hình xuất khẩu cá tra của công ty.
- Mục tiêu 2: Vận dụng lý thuyết, phương pháp suy luận để phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty.
- Mục tiêu 3: Thành lập ma trận SWOT, để phân tích điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và thách thức nhằm đưa ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm cá tra của công ty.
Ngoài ra, sử dụng phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích.
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả: là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
2.2.2.2 Phương pháp so sánh
Là phương pháp đơn giản phù hợp với nhiều loại đối tượng phân tích. Tuy nhiên khi áp dụng cần chú ý một số nguyên tắc sau:
a. Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu kỳ được chọn làm căn cứ so sánh gọi là kỳ gốc, chỉ tiêu kỳ gốc có thể là:
- Tài liệu của năm trước: để đánh giá xu hướng phát triển của chỉ tiêu.
- Các mục tiêu đã dự kiến hay còn gọi là kế hoạch: nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
16
b. Điều kiện so sánh: các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp với yếu tố thời gian và không gian như: cùng nội dung, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh tế.
c. Có hai phương pháp so sánh:
- Số tuyệt đối: là mức độ biểu hiện quy mô, giá trị, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Dựa vào chỉ tiêu này, ta có thể thấy mức độ hoàn thành kế hoạch, quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó, là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc.
Trong đó:
y0 : Là chỉ tiêu năm trước. y1 : Là chỉ tiêu năm sau.
: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
- Số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Số tương đối động thái: là chỉ tiêu phản ánh biến động theo thời gian về mức độ của chỉ tiêu kinh tế xã hội. Số tương đối này tính được bằng cách so sánh hai mức độ của chỉ tiêu được nghiên cứu ở hai thời gian khác nhau.
+ Tốc độ phát triển:
Tốc độ phát triển liên hoàn:
17 + Tốc độ tăng:
Tốc độ liên hoàn:
Tốc độ tăng định gốc:
2.2.2.3 Ma trận SWOT
Theo Lê Nguyễn Đoan Khôi (2013, trang 44), ma trận SWOT là một công cụ quan trọng giúp các nhà quản trị kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ và phát triển bốn loại chiến lược : chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO), chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO), chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST), chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT). Việc kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và các yếu tố bên ngoài là một công việc khó khăn vì nó đòi hỏi phải được thực hiện một cách khách quan và phải có sự phán đoán tốt. Ở đây,ta dùng ma trận SWOT như một công cụ hữu hiệu trong việc đưa ra các giải pháp phù hợp.
Mô tả sơ đồ một ma trận SWOT gồm có 9 ô. Trong đó 4 ô chứa đựng các yếu tố quan trọng (S, W,O,T); 4 ô chứa chiến lược (SO, ST, WO, WT) và một ô trống. Các bước lập ma trận SWOT:
1. Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp 2. Liệt kê các cơ hội, đe dọa bên ngoài doanh nghiệp.
3. Kết hợp những điểm mạnh bên trong doanh nghiệp và những cơ hội bên ngoài doanh nghiệp và ghi kết quả của chiến lược vào ô SO.
4. Kết hợp những điểm yếu bên trong doanh nghiệp và những cơ hội bên ngoài doanh nghiệp và ghi kết quả của chiến lước vào ô WO.
5. Kết hợp những điểm mạnh bên trong doanh nghiệp và những mối đe dọa bên ngoài doanh nghiệp và ghi kết quả chiến lược vào ô ST.
6. Kết hợp những điểm yếu bên trong doanh nghiệp và những mối đe dọa bên ngoài doanh nghiệp và ghi kết quả của chiế lược vào ô WT.
18 Bảng 2.1 Ma trận SWOT
SWOT
Cơ hội (O)
Liệt kê các cơ hội 1.
2. …
Đe dọa (T)
Liệt kê các đe dọa 1.
2. …
Điểm mạnh (S)
Liệt kê các điểm mạnh 1. 2. … Các chiến lược SO Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng các cơ hội Các chiến lược ST Sử dụng những điểm mạnh để tránh các mối đe dọa Điểm yếu (W)
Liệt kê các điểm yếu 1.
2. …
Các chiến lượcWO
Vượt qua những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội
Các chiến lược WT
Tối thiểu hóa các điểm yếu và tránh các mối đe dọa
19
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG