7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
4.4.2 Môi trường vi mô
4.4.2.1 Khách hàng
Hiện nay, nhu cầu sản phẩm thủy sản ngày càng phong phú và đa dạng, thị hiếu khách hàng luôn thay đổi và còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của từng khách hàng theo quan điểm riêng và tất nhiên phụ thuộc vào văn hóa của quốc gia nhập khẩu. Hơn nữa, sản phẩm cá tra hiện nay đang gặp không ít khó khăn, vì thế, nếu doanh nghiệp không nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì sẽ nhanh chóng rời bỏ và tìm nhà cung cấp tốt hơn. Hiện nay, nhiều công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau và gây áp lực càng lớn cho các công ty. Khách hàng luôn đòi hỏi doanh nghiệp đưa ra sản phẩm có chất lượng cao, ngoài ra họ còn gây sức ép như giảm giá, an toàn vệ sinh thực phẩm, chủng loại sản phẩm vì doanh thu của doanh nghiệp phụ thuộc vào đơn đặt hàng và doanh nghiệp chưa tổ chức được kênh phân phối rộng khắp. Để duy trì được khách hàng, công ty cần phải tổ chức nghiên cứu thị trường để sản xuất sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng và tìm kiếm thị trường mới, tránh lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường nhất định.
4.4.2.2 Nguồn nguyên liệu
Những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là cá tra do thiếu vốn; quy mô, diện tích nuôi trồng giảm đáng kể dẫn đến thiếu hụt nguồn nguyên liệu trầm trọng. Bên cạnh đó, ngành nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn manh mún, mỗi vùng nuôi bao gồm nhiều chủ nuôi, ao nuôi, dẫn đến không đồng nhất trong việc sử dụng thức ăn, thuốc thú y và phương pháp nuôi thả, chăm sóc. Do đó, vấn đề nguồn nguyên liệu rất cần công ty quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty thu mua nguyên liệu chủ yếu qua các hình thức: - Nguyên liệu đã qua sơ chế
55
- Mua trực tiếp thông qua nông dân hay thương lái không thông qua hợp đồng cụ thể, với hình thức thu mua này, với hình thức thu mua này công ty khó có thể kiểm soát được nguồn nguyên liệu.
- Ký hợp đồng thu mua thủy sản chất lượng cao từ các hợp tác xã hay các hộ nông dân lâu dài, hình thức này có thể đảm bảo nguồn cung ổn định trong khoảng thời gian nhất định.
- Công ty cũng có nguồn nuôi riêng ở tỉnh khác.
Hình 4.1 Sơ đồ kênh thu mua nguyên liệu chính của công ty TNHH Thủy sản Phương Đông
45% 31%
5% 19%
Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty TNHH Thủy sản Phương Đông
Công ty ngày càng mở rộng kênh thu mua với chất lượng nguyên liệu được yêu cầu cao như về con giống, thuốc, thức ăn… phải tốt và quan tâm nhiều hơn các vùng nguyên liệu lân cận để giảm được chi phí vận chuyển. Công ty thu mua khoảng 45% nguyên liệu ở các vùng trong tỉnh tại trạm Cần Thơ, Ô Môn, Thốt Nốt. Tại đây, giá thu mua nguyên liệu tương đối hợp lý, sản phẩm tươi sống, dễ vận chuyển, giúp giảm bớt chi phí. Bên cạnh đó, công ty cũng ký hợp đồng thu mua dài hạn với các trại nuôi ở các tỉnh khác thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp, với sản lượng chiếm 31% trên tổng số nguồn nguyên liệu thu mua để chế biến xuất khẩu. Đây là hai tỉnh có diện tích ao nuôi cá tra tương đối lớn với nguồn nguyên liệu dồi dào và đảm bảo tốt các yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, công ty cũng xây dựng nguồn nuôi riêng để đảm bảo ổn định trong nguồn cung nguyên liệu, chiếm 19% trên tổng số nguổn nguyên liệu.
Trạm Cần Thơ + Ô Môn, Thốt Nốt + Các hộ kinh doanh
Các tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long: An Giang, Đồng Tháp...
Đại lý thu gom bán trực tiếp tại công ty
Nguồn nuôi riêng tại Vị Thanh, Hậu Giang Công ty TNHH Thủy sản
56
Riêng kênh thu mua từ các đại lý gom bán trực tiếp tại công ty chỉ chiếm 5%. Vì nguồn nguyên liệu này khó có thể đảm bảo được nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Khi thu mua nguồn hàng này công ty phải kiểm tra thật kỹ chất lượng có đảm bảo đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn hay không rồi mới đưa đi chế biến.
Tóm lại, nếu tận dụng lợi ích thông qua chế biến xuất khẩu, áp dụng giá thu mua đảm bảo lợi ích thỏa đáng, ổn định cho người nuôi, người khai thác cộng với một số biện pháp hỗ trợ khác, công ty sẽ có điều kiện sản xuất ổn định, mở rộng quy mô lâu dài. Bên cạnh đó, để tạo được nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, công ty cẩn phải ký hợp đồng dài hạn với nơi cung cấp nguyên liệu với đầy đủ các thông tin về phân loại, quy cách, mức giá trần, giá sản, sản lượng cũng như các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
4.4.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của Phương Đông bao gồm các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh cùng ngành nghề và các doanh nghiệp có tiềm năng trong tương lai. Cả nước có khoảng 470 doanh nghiệp chế biến thủy sản. Riêng Cần Thơ có đến 20 doanh nghiệp thủy sản, một số doanh nghiệp đã phát triển lâu năm với cơ cấu sản phẩm đa dạn, quy mô sản xuất lớn, lượng cung ứng dồi dào như Cafatex, Cafish, Caseamex, Công ty cổ phẩn Thủy sản Bình An…Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty được xác định là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Cần Thơ và Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An. Có 3 lý do cho nhận định này là:
- Về địa bàn hoạt động : cả 3 công ty đều có đều đặt trụ sở tại Cần Thơ nên có chung đặc điểm về mặt địa lý cũng như nguồn nguyên liệu đầu vào có nơi xuất xứ.
- Quy mô và cơ cấu vốn tương đương nhau.
- Đều kinh doanh chủ yếu là xuất khẩu thủy sản ra nước ngoài, thị trường xuất khẩu cũng tương đồng.
Bên cạnh đó, công ty nói riêng và các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nói chung còn phải đối mặt với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan.
* Trung Quốc: là một trong những đối thủ cạnh mạnh của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nói chung và Phương Đông nói riêng. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc cũng là cá tra, bị các doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt ở các thị trường như EU, Hồng Kông, Mexico… Ngoài ra, Trung Quốc còn cạnh tranh trong việc mua nguyên liệu thủy sản của
57
Việt Nam với công ty làm giảm sức cạnh tranh của công ty với các công ty xuất khẩu khác.
Hơn nữa, giá bán các sản phẩm thủy sản của Trung Quốc rẻ hơn do nước này có trợ giá 10% hoàn trả cho nhà xuất khẩu, đồng thời Chính phủ Trung Quốc có chiến lược rõ ràng cân đối hàng nhập khẩu và xuất khẩu. Hàng thủy sản của Trung Quốc sử dụng 50% nguyên liệu nhập khẩu và 50% nguyên liệu tự sản xuất nên tận dụng được vận tải hai chiều thay vì để công-ten-nơ trống như Việt Nam. Tất cả phụ liệu, phụ trợ cũng như máy móc, vật tư ở Trung Quốc đều rẻ hơn; giá nhân công rẻ và chi phí vận tải cũng rẻ hơn Việt Nam.
* Thái Lan: luôn là đối thủ cạnh tranh với Việt Nam ở rất nhiều mặt hàng trên thị trường nông sản thế giới. Đối với cá tra nói riêng, Thái Lan đã duy trì vị thế là nhà cung cấp lớn cùng với kinh nghiệm tham gia thị trường trong nhiều năm. Thái Lan cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam ở một số thị trường như EU, Indonesia, Philippines, Hồng Kông, Singapore…
Trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Thái Lan, chiến lược nổi bật nhất chính là phát triển tập trung vào một số mặt hàng có thế mạnh, xác định tốt thị trường trọng điểm, tạo vị thế lớn trong phân phối và ổn định giá tại các thị trường xuất khẩu lớn. Ngành công nghiệp thủy sản Thái Lan còn thể hiện rõ sự ưu việt hơn trong kiểm soát chi phí, tổ chức và định hướng hoạt động so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thế giới như Indonesia, Ấn Độ và cả Việt Nam. Chính vì thế, các sản phẩm thủy sản của Thái Lan cũng cạnh tranh về giá gay gắt với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, trong đó có Phương Đông.
4.4.2.4 Đối thủ tiềm ẩn
Tuy còn nhiều khó khăn nhưng ngành thủy sản cũng đang trong quá trình tăng trưởng trở lại cùng với các chính sách hỗ trợ, tái cơ cấu ngành thì khả năng thâm nhập ngành cũng khá cao. Tuy chưa có kinh nghiệm trong việc thâm nhập vào thị trường quốc tế song chỉ cần vốn đầu tư thấp, trình độ kỹ thuật không cao cũng có thể mở cơ sở sản xuất nhỏ, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, giá lao động rẻ và tận dụng lợi thế người đi sau để có thể chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy, công ty cần tăng cường đầu tư vốn, trang bị máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nhưng mặt khác phải tăng cường quản cáo, áp dụng các biện pháp hỗ trợ và khuếch trương sản phẩm giữ gìn thị trường hiện tại, đảm bảo lợi nhuận dự kiến.
58
4.4.2.5 Sản phẩm thay thế
Trên thế giới cũng có nhiều loại cá thị trắng khác, đặc biệt được ưa chuộng ở thị trường EU như cá minh thái Alaska, cá tuyết lục, cá bơn nuôi tại khu vực này đang thừa nguồn cung, làm cho tình hình thủy sản không tăng trưởng , trong khi đó giá các loại cá này lại có xu hướng giảm nên người tiêu dùng chuyền sang tiêu thụ các loại cá này, yếu tố này cũng làm giảm thị phần tiệu thụ cá tra hiện nay của Việt Nam nói chung và Phương Đông nói riêng.
Mặc dù, thị phần bị thu hẹp nhưng cá tra vẫn giữ được chỗ đứng nhất định, vì cá tra Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng vì màu sắc cơ thịt trắng, săn chắc, thịt cá thơm ngon, hương vị trung tính, dễ chế biến và có lượng calories cao.