7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
4.4.1 Môi trường vĩ mô
4.4.1.1 Tình hình kinh tế thế giới
Theo Ngân hàng Nhà nước (2013), sau 5 năm vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái trầm trọng, nền kinh tế thế giới bắt đầu le lói phục hồi, mặc dù chưa thật vững chắc do Mỹ và các nước khu vực euro tiếp tục phải đối mặt với khó khăn tài chính. Kinh tế toàn cầu năm 2012 tiếp tục suy giảm và chỉ tăng 3,3%; các nền kinh tế mới nổi BRICS tăng 5 – 5,3%, thấp hơn kết quả đạt được 6,2% vào năm 2011; kinh tế châu Phi tăng 4,5%; kinh tế khu vực Mỹ và Caribê tăng 3,7%; riêng châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất 5,6% nhờ kinh tế Trung Quốc vẫn giữ được động lượng. Kinh tế các nước ASEAN cũng đạt tốc độ khá cao 5,2% nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh đã góp phần giảm nhẹ nhiều tác động tiêu cực do suy giảm xuất khẩu bắt nguồn từ suy thoái toàn cầu và tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.
Năm 2013, tình hình kinh tế thế giới dần phục hồi trở lại. Châu Âu thoát khỏi suy thoái dài nhất trong lịch sử với việc khu vực đồng Euro trong quý 2/2013 lần đầu tiên tăng trưởng dương kể từ quý 4/2011, nhưng cũng chỉ ở mức 0,3% so với quý trước, thấp hơn mức trung bình 0,35% kể từ quý 3/2007. Mỹ tăng trưởng ổn định với mức tăng trưởng (so cùng kì năm trước) duy trì trên dưới 2% kể từ quý 1/2010 và lạm phát đạt mức 2% trong tháng 7/2013. Nhật Bản tăng trưởng tiếp tục cải thiện với mức tăng trưởng (so cùng kì năm trước) tăng dần từ quý 3/2012. Trong khi đó, Trung quốc nhiều khả năng tăng trưởng thấp hơn kế hoạch 7,5% trong năm 2013 do phải đối mặt với vấn đề nợ xấu ngân hàng và nợ công địa phương.5 Tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm từ 7,9% quý 4/2012 xuống 7,5% quý 2/2013. Sang năm 2014, kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng khả quan hơn 2013, cả đối với các nước phát triển và đang phát triển. Dự báo khu vực EU thoát khỏi khủng hoảng với mức tăng trưởng 0,9%, Mỹ 2,7% và Nhật 1,2% (Theo nfsc.gov.vn, 2013). Nền kinh tế thế giới phục hồi, đặc biệt là sự bình ổn của khu vực EU, Mỹ, sự tăng trưởng của Nhật Bản là một dấu hiệu tốt cho ngành thủy sản Cần Thơ nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng, bởi vì đây là các quốc gia nhập khẩu thủy sản chủ yếu của các doanh nghiệp thủy sản Cần Thơ. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới phát triển ổn định, doanh nghiệp có nhiều cơ hội tìm kiếm những thị trường mới cho sản phẩm thủy sản của mình.
50
4.4.1.2 Tình hình kinh tế Việt Nam
Việt Nam với chủ trương luôn muốn là bạn với tất cả các nước, mở rộng quan hệ buôn bán ngoại giao. Do đó, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đều rất tốt, Việt Nam đã và đang mở cửa thị trường, tăng trưởng hợp tác và tăng khối lượng xuất khẩu hàng hóa với các nước mà, trong đó có hàng thủy sản, đặc biệt là cá tra. Sự phát triển kinh tế nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Nhất là khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng trên thế giới, điều này đã gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại thành phố Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung. Hoạt động kinh doanh trong thời điểm hiện nay gặp khăn về việc cạnh tranh giá cả, thị trường tiêu thụ.
Từ nãm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều biến động. Năm 2011, tình hình kinh tế nước ta diễn ra trong bối cảnh đầy biến động. Mặc dù còn có những yếu kém, bất cập trong quản lý, điều hành, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc, nền kinh tế nước ta đã ứng phó với diễn biến phức tạp của tình hình và đạt được nhiều thành tựu nhất định. Về nông nghiệp tăng 2,3 triệu tấn so với năm 2010, công nghiệp tiếp tục phát triển, tăng 6,8% so với năm 2010. Về xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu nãm 2011 ước tính đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với nãm 2010. Nhờ kinh tế tăng trưởng khá và ổn định nên lạm phát dần được kiềm chế.
Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp vẫn chưa có lối thoát thì kinh tế Mỹ, Nhật đều không mấy khả quan. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Ðộ, Brazil ... đều không còn giữ được phong độ tăng trưởng lạc quan như khoảng 3–5 nãm trước. Ðối với Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong nãm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Theo đó nãm 2012: Thị trường vàng tăng giảm bất thường, hơn 35.483 doanh nghiệp giải thể trong 9 tháng đầu năm 2012. Ðầu tý giảm và nhu cầu tiêu dùng xã hội giảm; hiệu ứng phụ của thắt chặt tiền tệ là làm cho sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Về thị trường hàng hóa xuất khẩu của nước ta năm 2012, EU vươn lên là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2011 và chiếm 17,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.
51
Năm 2013, tăng trưởng kinh tế đã không đạt mục tiêu so với kế hoạch đề ra, tức chỉ đạt 5,42% so với 5,5%. Ðó là biểu hiện của tình trạng khó khăn mà khu vực sản xuất đang đối mặt. Theo thống kê, trong năm 2013 có khoảng 60.737 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 11,9% so với 2012, trong đó gần 9.818 doanh nghiệp chính thức giải thể hẳn. Trong khi đó, tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều trở ngại dù lãi suất ngân hàng đã có xu hướng giảm, tăng trưởng tín dụng chỉ khoảng 11% so với mục tiêu 12%. Tỷ lệ nợ xấu cao của ngân hàng và tình trạng khốn khó tài chính của doanh nghiệp khiến cho các điều khoản cho vay được các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ hơn. Tỷ giá dù được duy trì tương đối ổn định, thậm chí có phá giá danh nghĩa, nhưng thực ra đồng Việt Nam vẫn lên giá thực so với USD đã làm suy giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường quốc tế, thậm chí ngay chính ở thị trường trong nước.
Sáu tháng đầu năm 2014, tình hình khó khăn vẫn còn tiếp diễn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc phấn đấu đưa nền kinh tế bước vào quỹ đạo tăng trưởng, đồng thời thể hiện sự lạc quan của chính phủ về khả năng phục hồi của nền kinh tế cũng như khu vực sản xuất. Lạm phát được kiềm chế đáng kể, tuy nhiên, lạm phát tổng thể tăng chủ yếu do việc điều chỉnh giá (giá xăng dầu, tỷ giá) gây tác động đến nhóm giao thông vận tải tăng mạnh (tăng 1.34% so với tháng trước) và giá hàng nhập khẩu. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng việc kiểm soát lạm phát theo kế hoạch đề ra cho năm 2014 đang có những thuận lợi nhất định. Dù vậy, mục tiêu tăng trưởng cả năm 5.8% vẫn là thách thức lớn đối với nền kinh tế. Với kết quả GDP 6 tháng đầu năm tăng ở mức 4,9%, tương đương với cùng kỳ nãm 2013 (4,93%), tăng trưởng GDP của Việt Nam đang ở mức thấp so với nhiều năm trở lại đây khiến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng cả năm ở mức 5,8% sẽ gặp nhiều khó khãn. Xét về tổng cầu, trong bối cảnh tiêu dùng nội địa suy giảm, xuất khẩu đang là động lực quan trọng cho tăng trưởng với kim ngạch xuất khẩu tăng khá và tốt hơn so với một số nước trong khu vực, chủ yếu nhờ sự đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI. Có thể thấy sự suy yếu của cầu nội địa đang tạo lực cản đáng kể cho tãng trưởng, điều này cũng cho thấy nền kinh tế sẽ khó có thể thực sự hồi phục ổn định khi cầu trong nước không được cải thiện.
Nhìn chung tình hình kinh tế nước ta từ 2011 đến 6 tháng đầu nãm 2014 đã có những bước phục hồi và tăng trưởng trở lại, tuy nhiên tình hình lạm phát vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân. Với sự phục hồi của nền kinh tế đời sống nhân dân cũng ổn định trở lại, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
52
doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những biện pháp kinh doanh để tăng sản lượng bán trong nước và xuất khẩu. Trong thời gian tới sẽ có nhiều cơ hội và thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và chế biến thủy sản của các doanh nghiệp, tuy nhiên chịu sự ảnh hưởng chung từ tình hình lạm phát như giá xăng, dầu, điện, chi phí vận chuyển tăng… làm cho tổng chi phí của doanh nghiệp tăng kéo theo lợi nhuận giảm xuống. Như vậy bên cạnh những cơ hội kinh doanh và thúc đẩy xuất khẩu thủy sản thì các doanh nghiệp xuất khẩu cần có những biện pháp thiết thực để đối phó với tình hình lạm phát để hoạt động xuất khẩu có hiệu quả hơn.
4.4.1.3 Yếu tố chính trị - pháp luật
Chính trị, xã hội Việt Nam ổn định, nhân dân tin tưởng vào đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước, yên tâm phấn khởi đầu tư sản xuất kinh doanh. Công tác đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội phòng chống các loại tội phạm được tăng cường. Quốc phòng và an ninh được giữ vững.
Công tác hành chính, đặc biệt là các thủ tục hành chính như đăng ký kinh doanh, chúng nhận đầu tư, thủ tục hải quan, thu thuế, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp, công chứng… đã có những bước cải thiện, được nhân dân và doanh nghiệp đồng tình ủng hộ. Cơ chế “một cửa” được đẩy rộng ở nhiều nơi. Công tác phòng chống tham nhũng, thưc hành tiết kiệm, chống lãng phí được quan tâm và chỉ đạo kiên quyết. Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Các Bộ, ngành và địa phương đều có chương trình, kế hoạch phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có những chính sách tái cơ cấu, hỗ trợ và phát triển ngành thủy sản tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển: tích lũy vốn, tái đầu tư mở rộng sản xuất, chính sách về lãi suất tái cấp vốn… Các chính sách này đã hỗ trợ các doanh nghiệp rất nhiều. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp thủy sản cạnh tranh lẫn nhau cũng gây ra nhiều bất ổn, đặc biệt là về giá, vì thế cần có các chính sách ổn định giá cả, liên kết giữa các doanh nghiệp cũng như Nhà nước.
4.4.1.4 Tình hình văn hóa – xã hội
Lĩnh vực văn hóa – xã hội Việt Nam có những chuyển biến tiến bộ. Các chỉ tiêu về tuyển sinh, phổ cập giáo dục, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, cung cấp nước sạch đều đạt và vượt kế hoạch. Kết của cuộc vận động chống tiêu cực trong giáo dục được đồng tình. Hoạt động dạy nghề và đưa lao động ra nước ngoài được chú trọng hơn.
53
Công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục đạt được kết quả nổi bật. Các chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho các vùng khó khăn và chính sách trợ giúp trực tiếp về sản xuất và đời sống cho người nghèo được đẩy mạnh. Nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách được tăng lên để triển khai nhiều chính sách tín dụng mới.
Văn hóa-xã hội của các nước trên thế giới có những bản sắc rất riêng. Ở những nước mà công ty xuất khẩu sang cũng có những đặc điểm văn hóa-xã hội riêng. Công ty cần nắm bắt được những đặc điểm này để tăng khả năng xuất khẩu và phù hợp với văn hóa từng nước để hoạt động xuất khẩu hiệu quả hơn.
4.4.1.5. Môi trường tự nhiên
ÐBSCL là nơi có điều kiện thuận lợi để nuôi các loại cá da trơn, thịt trắng; đặc biệt là cá tra, bởi những điều kiện tự nhiên về môi trường nước, sinh thái… Ðó là một trong những lợi thế so sánh của ngành thủy sản Việt Nam. Hiện nay, ÐBSCL có tổng diện tích nuôi cá tra, basa trên 8.600 ha, tập trung chủ yếu ở An Giang, Ðồng Tháp… So với năm 2000 thì diện tích này đã tăng trên 10 lần và dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại là diện tích tăng nhưng nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do thức ăn thừa trong quá trình nuôi, các hóa chất vệ sinh cải tạo ao nuôi, có sử dụng vật tý chuyên dụng như vôi bột, chế phẩm sinh hóa học, thuốc kháng sinh,… Vì thế, cần có những biện pháp ngắn hạn cũng như dài hạn trong giải quyết các vấn đề về nuôi trồng cá tra để ngành này tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững, từ đó tăng hiệu quả trong chế biến và xuất khẩu cá tra ra thị trường thế giới với chất lượng sản phẩm tốt nhất từ khâu cung ứng nguyên liệu cho tới sản phẩm cuối cùng tới tay người tiêu dùng.
4.4.1.6 Chính sách thương mại quốc tế
Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi được ký kết sẽ mở ra một triển vọng mới của ngành thủy sản. TPP là một định chế thương mại đa phương giữa 12 nước gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam và Nhật Bản. Theo giới chuyên gia đánh giá, TPP là hiệp định tự do thương mại đa phương có phạm vi rộng nhất, bao trùm các nội dung truyền thống như thuế quan, dịch vụ tài chính, đầu tư và các vấn đề về môi trường, lao động, chống tham nhũng….
Một số chuyên gia cũng đánh giá rằng hàng Việt Nam cũng có khả năng phải đối mặt với kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp nhiều hơn nếu tăng được kim ngạch xuất khẩu vào các nước TPP. Ðặc biệt là Việt Nam sẽ gặp
54
nhiều bất lợi vì Mỹ và một số thành viên vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Cũng không giống như các hiệp định khác, TPP hướng tới một sân chơi bình đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển nên không có chính sách ưu tiên như khi Việt Nam đàm pháp gia nhập WTO... Do đó, các doanh nghiệp thủy sản cần chuẩn bị đầy đủ năng lực khi Việt Nam tham gia TPP.