Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại công ty tnhh thủy sản phương đông (Trang 28)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng Kinh doanh, phòng Tổ chức- Hành chính và phòng Kế toán của công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Phương Đông từ năm 2011 đến năm 2013. Ngoài ra, số liệu còn được thu thập từ các

15

website thủy sản như Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Tạp chí Thủy sản Việt Nam, Hội Nghề cá Việt Nam, Tạp chí Thương mại thủy sản… sách báo và các phương tiện truyền thông khác.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Số liệu thứ cấp được sàng lọc, lựa chọn và sử dụng một cách phù hợp theo từng mục tiêu nghiên cứu.

- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả tình hình xuất

khẩu cá tra của công ty TNHH Thủy sản Phương Đông trong thời nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phân tích số tuyệt đối và tương đối, so sánh số tuyệt đối và tương đối để đánh giá tình hình xuất khẩu cá tra của công ty.

- Mục tiêu 2: Vận dụng lý thuyết, phương pháp suy luận để phân tích các

nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty.

- Mục tiêu 3: Thành lập ma trận SWOT, để phân tích điểm mạnh, điểm yếu,

cơ hội và thách thức nhằm đưa ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm cá tra của công ty.

Ngoài ra, sử dụng phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích.

2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả: là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

2.2.2.2 Phương pháp so sánh

Là phương pháp đơn giản phù hợp với nhiều loại đối tượng phân tích. Tuy nhiên khi áp dụng cần chú ý một số nguyên tắc sau:

a. Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu kỳ được chọn làm căn cứ so sánh gọi là kỳ gốc, chỉ tiêu kỳ gốc có thể là:

- Tài liệu của năm trước: để đánh giá xu hướng phát triển của chỉ tiêu.

- Các mục tiêu đã dự kiến hay còn gọi là kế hoạch: nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.

16

b. Điều kiện so sánh: các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp với yếu tố thời gian và không gian như: cùng nội dung, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh tế.

c. Có hai phương pháp so sánh:

- Số tuyệt đối: là mức độ biểu hiện quy mô, giá trị, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Dựa vào chỉ tiêu này, ta có thể thấy mức độ hoàn thành kế hoạch, quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó, là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc.

Trong đó:

y0 : Là chỉ tiêu năm trước. y1 : Là chỉ tiêu năm sau.

: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

- Số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Số tương đối động thái: là chỉ tiêu phản ánh biến động theo thời gian về mức độ của chỉ tiêu kinh tế xã hội. Số tương đối này tính được bằng cách so sánh hai mức độ của chỉ tiêu được nghiên cứu ở hai thời gian khác nhau.

+ Tốc độ phát triển:

Tốc độ phát triển liên hoàn:

17 + Tốc độ tăng:

Tốc độ liên hoàn:

Tốc độ tăng định gốc:

2.2.2.3 Ma trận SWOT

Theo Lê Nguyễn Đoan Khôi (2013, trang 44), ma trận SWOT là một công cụ quan trọng giúp các nhà quản trị kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ và phát triển bốn loại chiến lược : chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO), chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO), chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST), chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT). Việc kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và các yếu tố bên ngoài là một công việc khó khăn vì nó đòi hỏi phải được thực hiện một cách khách quan và phải có sự phán đoán tốt. Ở đây,ta dùng ma trận SWOT như một công cụ hữu hiệu trong việc đưa ra các giải pháp phù hợp.

Mô tả sơ đồ một ma trận SWOT gồm có 9 ô. Trong đó 4 ô chứa đựng các yếu tố quan trọng (S, W,O,T); 4 ô chứa chiến lược (SO, ST, WO, WT) và một ô trống. Các bước lập ma trận SWOT:

1. Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp 2. Liệt kê các cơ hội, đe dọa bên ngoài doanh nghiệp.

3. Kết hợp những điểm mạnh bên trong doanh nghiệp và những cơ hội bên ngoài doanh nghiệp và ghi kết quả của chiến lược vào ô SO.

4. Kết hợp những điểm yếu bên trong doanh nghiệp và những cơ hội bên ngoài doanh nghiệp và ghi kết quả của chiến lước vào ô WO.

5. Kết hợp những điểm mạnh bên trong doanh nghiệp và những mối đe dọa bên ngoài doanh nghiệp và ghi kết quả chiến lược vào ô ST.

6. Kết hợp những điểm yếu bên trong doanh nghiệp và những mối đe dọa bên ngoài doanh nghiệp và ghi kết quả của chiế lược vào ô WT.

18 Bảng 2.1 Ma trận SWOT

SWOT

Cơ hội (O)

Liệt kê các cơ hội 1.

2. …

Đe dọa (T)

Liệt kê các đe dọa 1.

2. …

Điểm mạnh (S)

Liệt kê các điểm mạnh 1. 2. … Các chiến lược SO Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng các cơ hội Các chiến lược ST Sử dụng những điểm mạnh để tránh các mối đe dọa Điểm yếu (W)

Liệt kê các điểm yếu 1.

2. …

Các chiến lượcWO

Vượt qua những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội

Các chiến lược WT

Tối thiểu hóa các điểm yếu và tránh các mối đe dọa

19

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG

3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH Thủy sản Phương Đông được thành lập vào đầu năm 2001 được Ủy ban Nhân dân quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ ký quyết định thành lập và cấp giấy phép kinh doanh số 5702000052 ngày 29/01/2001.

 Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG

 Tên giao dịch quốc tế: PHUONG DONG SEAFOOD CO.LTD

 Địa chỉ: Lô 17D, Đường số 5, KCN Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ

 Điện thoại: 07103. 841 707

 Fax: 07103. 843 699

 Email: info@phuongdongseafood.com.vn

 Website: www.phuongdongseafood.com.vn

Lúc mới thành lập, công ty hoạt động chỉ có một phân xưởng và chỉ chuyên sản xuất mặt hàng chả cá đông lạnh Surimi. Do mới bắt đầu kinh doanh nên công ty chưa có nhiều vốn và khách hàng, dây chuyền sản xuất, kỹ thuật công nghệ cũng còn thô sơ và yếu kém, do đó công ty chỉ cung cấp sản phẩm cho một số khách hàng nhỏ ở thị trường nước ngoài.

Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng ngày càng tăng lên, công ty hoạt động ngày càng có nhiều kinh nghiệm và nhiều khách hàng hơn, nên hoạt động hoạt động kinh doanh của công ty cũng ngày càng gia tăng, mở rộng thêm quy mô sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ. Đến nay công ty đã có ba phân xưởng sản xuất: một phân xưởng sản xuất surimi và hai phân xưởng sản xuất cá tra đông lạnh. Mỗi nhà máy đều được trang bị những dây chuyền máy móc hiện đại với tổng công suất 9.000 tấn/năm dựa trên tiêu chuẩn quản lý chất lượng HACCP để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.

20

3.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ

3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Trong doanh nghiệp thì cơ cấu tổ chức có vai trò hết sức quan trọng, thể hiện sự chặt chẽ của cả một hệ thống. Một cơ cấu tổ chức hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, các phòng ban được phân công trách nhiệm, quyền hạn, trách nhiệm rõ rang tránh được sự chồng chéo công việc lẫn nhau.

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thủy sản Phương Đông

Nguồn: Phòng Tổ chức- Công ty TNHH Thủy sản Phương Đông

3.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận

a. Giám đốc công ty

Giám đốc hiện tại của công ty là ông Phạm Hải Sơn. Giám đốc là người đại diện cho công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nhà nước, đồng thời là người quản lý, điều hành cao nhất các hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ quy định.

Giám đốc có nhiệm vụ dự thảo, quản lý mọi hoạt động của công ty, thực hiện hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty, chỉ đạo công việc cho các bộ phận chức năng khác.

Giám đốc là người tổ chức xây dựng các mối quan hệ bên trong lẫn bên ngoài công ty nhằm giúp các hoạt động có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về những sản phẩm do công ty sản xuất. Giám Đốc Phòng Tổ chức Phòng Kế toán Phòng Kinh doanh Phòng HACCP- Kỹ thuật Bộ phận sản xuất Bộ phận Cơ điện lạnh

21

b. Phòng tổ chức

Phòng tổ chức của công ty hiện có 39 người, là nơi tiến hành tổ chức quản lý và trực tiếp thực hiện các công tác quản lý hành chính, quản lý công văn, thu nhận văn bản, những quy định và thông tư của cấp trên và của nhà nước để hướng dẫn các phòng ban có trách nhiệm thi hành. Phòng tổ chức còn có nhiệm vụ thực hiện quản lý cơ sở vật chất của công ty, về lao động, tiền lương, bảo hiểm và các chính sách, chế độ theo đúng quy định của pháp luật, tổ chức đẩy mạnh các phong trào thi đua trong toàn xí nghiệp, tích cực tham gia các phong trào của Liên đoàn lao động khu công nghiệp và của thành phố.

c. Phòng kế toán

Phòng kế toán hiện có 22 người, giúp giám đốc quản lý, theo dõi vốn và toàn bộ tài sản của doanh nghiệp về mặt giá trị, sổ sách đồng thời thanh toán tiền cho khách hàng và lương của cán bộ công nhân viên.

Phản ánh ghi chép, hạch toán kịp thời, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng luật định.

Tổng hợp các loại chi phí để tính giá thành sản phẩm sau mỗi đợt sản xuất sản phẩm và đưa ra giá bán để giám đốc tham khảo.

Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống luân chuyển chứng từ có liên quan đến hàng hóa, tài sản, vật tư, tiền vốn, đồng thời tổ chức kiểm tra chứng từ kế toán thống kê ở tất cả các bộ phận trong công ty.

Lập báo cáo quyết toán theo từng tháng, từng quý. Phân tích hoạt động tài chính, báo cáo kim ngạch xuất khẩu của công ty cho Bộ thương mại và cơ quan thuế.

d. Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh của công ty hiện có 29 người, thực hiện việc phân tích tổng hợp các nghiệp vụ đã phát sinh trong quá trình hoạt động, dự toán tình hình trong tương lai để từ đó xây dựng các mục tiêu, kế hoạch trong ngắn hạn và dài hạn.

Chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và thực hiện kế hoạch cũng như phương án kinh doanh. Tổ chức nghiên cứu tiếp nhận thị trường để làm cơ sở cho việc cung ứng và khai thác các nguồn hàng. Phòng kinh doanh trực tiếp giao dịch với khách hàng và soạn thảo các thủ tục cho việc ký hợp đồng và theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng đó.

22

Thực hiện tổng hợp và báo cáo tình hình cho Ban giám đốc về kim ngạch xuất khẩu, tiến hành xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường.

e. Phòng HACCP – Kỹ thuật

Quản lý tiêu chuẩn về máy móc thiết bị và sản phẩm theo tiêu chuẩn của HACCP. Luôn theo dõi để thông báo kịp thời những tiêu chuẩn mới ban hành và sửa đổi về tiêu chuẩn của HACCP.

Thường xuyên nghiên cứu, phân tích những ưu nhược điểm của sản phẩm trong quá trình sản xuất và sử dụng. Qua đó xây dựng và cải tiến các tiêu chuẩn cho phù hợp với các tiêu chuẩn của HACCP. Kiểm tra chất lượng các loại nguyên vật liệu và thành phẩm trước khi nhập và xuất khẩu.

f. Bộ phận sản xuất

Quản lý các phân xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ, vật tư, nguyên vật liệu và hóa chất phục vụ cho sản xuất tại phân xưởng.

Nhận lệnh chế biến từ phòng kinh doanh đã được duyệt bởi giám đốc. Tổ chức quản lý nhân lực và điều hành sản xuất theo quy trình công nghệ của công ty.

Điều hành hoạt động sản xuất, theo dõi kiểm tra báo cáo với giám đốc về tình hình sản xuất tại các phân xưởng, kịp thời giải quyết các vấn đề trong sản xuất.

g. Bộ phận Cơ điện lạnh

Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, sử dụng, kiểm tra, sửa chữa, bảo trì và vận hành máy móc điện cơ tại các phân xưởng, đảm bảo an toàn lao động cho công nhân.

Tổ chức nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, vận hành và bảo trì nhằm tạo điều kiện khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị.

3.1.2.3 Tình hình nhân sự

Con người là một yếu tố quyết định sự thành công của công ty và đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi bất kỳ nhân viên nào cũng phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đây chính là yếu tố giúp các doanh nghiệp phát triển và đạt được nhiều thành tựu trong kinh doanh của mình.

23

Hiện lực lượng lao động của toàn công ty là 1.500 công nhân và 115 nhân viên thuộc bộ phận quản lý, gồm:

+ Ban giám đốc: 2 người + Phòng tổ chức: 39 người + Phòng kế toán: 22 người + Phòng kinh doanh: 29 người

+ Phòng HACCP – kỹ thuật: 9 người + Bộ phận sản xuất: 7 người

+ Bộ phận Cơ điện lạnh: 7 người

Trình độ lao động của nhân viên trong công ty đang được từng bước nâng cao, gia tăng trình độ cho cán bộ quản lý cũng như nâng cao tay nghề cho công nhân lao động trực tiếp.

Bảng 3.1 Số lượng và trình độ lao động của nhân viên Công ty TNHH Thủy sản Phương Đông năm 2014

Trình độ lao động Số lượng nhân viên Tỷ lệ

Đại học 212 13% Cao đẳng 135 8% Trung học 119 7% Chứng chỉ 60 4% Phổ thông 1.089 68% Tổng 1.615 100%

Nguồn: Phòng Nhân sự - Công ty TNHH Thủy sản Phương Đông

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ rất cao. Do công ty cần số lượng lớn công nhân làm việc trong các phân xưởng, bộ phận xử lý nguyên liệu, là bộ phận lao động trực tiếp của công ty, thường là những lao động có trình độ thấp. Khi làm việc, họ phải thường xuyên sự dụng các loại máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại. Vì vậy, công ty thường xuyên có những chương trình đào tạo thêm cho công nhân để đạt được trình độ chuyên môn hơn.

24

Trình độ đại học và cao đẳng cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là lực lượng chiếm các vị trí chủ chốt trong công ty, đòi hỏi người làm việc có trình độ chuyên môn cao, thành thạo trong công việc và có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh. Các nhân viên này đảm nhận nhiệm vụ quản trị cấp trung, đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ rành mạch.

Tỷ lệ nhân viên trung học và chứng chỉ chiếm tỷ lệ thấp nhất. Các nhân viên này đã được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên nghiệp tại nhà trường nhưng không được đào tạo về tầm nhìn như các nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng. Do đó, các nhân viên này đảm nhận nhiệm vụ quản trị cấp cơ sở như tổ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại công ty tnhh thủy sản phương đông (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)