Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh xuất khẩu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại công ty tnhh thủy sản phương đông (Trang 25)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh xuất khẩu

2.1.6.1 Các yếu tố bên ngoài

a. Môi trường kinh tế: có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp như

lãi suất ngân hàng, chu kỳ kinh tế, nguồn cung tiền, xu hướng GDP, cán cân thanh toán, tỷ lệ lạm phát, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, mức độ thất nghiệp… vì các yếu tố này tương đối rộng nên cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động kinh doanh của DN.

b. Môi trường chính trị và pháp luật: sự ổn định chính trị tạo ra môi trường

thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh. Sự can thiệp nhiều hay ít của Chính phủ vào nền kinh tế cũng tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn và cơ hội kinh doanh khác nhau cho từng DN. Bên cạnh đó, thương mại quốc tế có liên quan đến nhiều quốc gia trên toàn thế giới, do vậy tình hình chính trị xã hội của mỗi quốc gia hay của khu vực đều có ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh xuất khẩu của DN.

Hệ thống pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp gồm:

12

+ Hệ thống luật thương mại quốc gia: hệ thống pháp luật của một quốc gia có tác dụng khuyến khích hoặc hạn chế công tác xuất khẩu thông qua luật thuế, các mức thuế cụ thể, quy định về phân bổ hạn ngạch, các thủ tục hải quan…

+ Luật quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế: các công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các quy định mà Chính phủ tham gia vào các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới, cũng như thông lệ quốc tế.

c. Môi trường văn hóa- xã hội: Các yếu tố văn hóa tạo nên các loại hình

khác nhau của nhu cầu thị trường, là nền tảng cho sự xuất hiện thị hiếu tiêu dùng sản phẩm cũng như sự tăng trưởng của các đoạn thị trường mới. Những yếu tố văn hóa & xã hội thường thay đổi hay xảy ra rất chậm so với các yếu tố vĩ mô khác. Tuy nhiên, phạm vi tác động của văn hóa & xã hội lại rất rộng, tác động đến tất cả các thành phần, tầng lớp trong xã hội. Trong môi trường văn hóa & xã hội, các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu gồm lối sống, phong tục tập quán, quy mô dân số, ngôn ngữ, tôn giáo… Những nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu, quyết định loại sản phẩm mà DN sẽ cung cấp.

d. Môi trường tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên thường tác động trực tiếp tới các yếu tố đầu vào. Nếu biết phát huy và tận dụng một cách hợp lý các yếu tố tự nhiên sẽ giúp doanh nghiệp hình thành được lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, sự biến động của các yếu tố tự nhiên cũng là thách thức tiềm ẩn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu hiện nay là sự cạn kiệt và khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, sự thiếu hụt năng lượng, sản phẩm kém chất lượng cùng với nhu cầu ngày càng lớn của các nguồn lực khan hiếm.

e. Đối thủ cạnh tranh: là những doanh nghiệp khác đang kinh doanh sản phẩm, dịch vụ cùng loại với doanh nghiệp. Các DN phải thực sự xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là ai, bản thân DN có thực sự am hiểu về đối thủ cạnh tranh hay không. Nắm bắt được thông tin về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp công ty thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh, có thể đáp ứng nhanh những thay đổi của thị trường. DN cần nhận định ưu và khuyết điểm của các đối thủ cạnh tranh trong ngành; tiềm năng cũng như chiến lược kinh doanh của các đối thủ để DN có quyết định và mức độ cạnh tranh thích hợp để giành lợi thế trong ngành.

f. Nhà cung ứng: Những công ty bao giờ cũng phải liên kết với những

doanh nghiệp cung cấp những tài nguyên khác như: nguyên vật liệu, thiết bị, công nhân, vốn…Các nhà cung ứng không chỉ là các DN trong nước mà có thể là các

13

công ty, DN nước ngoài. Họ có thể tạo ra sức ép đối với doanh nghiệp bằng cách đe dọa tăng giá và giảm chất lượng của sản phẩm cung cấp. Bất kỳ sự thay đổi từ phía người cung ứng trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng tới hoạt động của DN. Vì thế, DN phải có thông tin chính xác về tình trạng, số lượng, chất lượng, giá cả… hiện tại và tương lai của các yếu tố nguồn lực cho sản xuất.

g. Khách hàng: Khách hàng là một phần của công ty, khách hàng trung thành là một lợi thế lớn của công ty. Do vậy, doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu kỹ yếu tố khách hàng để nắm bắt tốt hơn về nhu cầu, thị hiếu, xu hướng tiêu dùng trong tương lai,… để làm tăng số lượng khách hàng và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, người mua có ưu thế là có thể làm cho lợi nhuận của ngành giảm xuống bằng cách ép giá hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải cung cấp nhiều dịch vụ hơn.

h. Sản phẩm thay thế: là những sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất

khác nhưng đem lại cho khách hàng những lợi ích tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp. Sức ép do có sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với sản phẩm trong ngành, các nhân tố khác như giá cả, chất lượng, và công nghệ Nếu không chú ý đến các sản phẩm thay thế tiềm ẩn doanh nghiệp có thể bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé. Do vậy, doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn để nhận biết trước các đe dọa ảnh hưởng doanh nghiệp mình.

2.1.6.2 Các yếu tố bên trong

a. Nguồn nhân lực: trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, trình độ am hiểu thị trường trong lẫn ngoài nước, khả năng tiếp thị, giao dịch, đàm phán, kinh nghiệm thực tiễn, thông thạo ngoại ngữ… có vai trò hết sức quan trọng đến sự thành công và thất bại của doanh nghiệp.

b. Cơ sở vật kỹ thuật: Yếu tố này phản ánh năng lực sản xuất của DN bao gồm các nguồn vật chất, nguồn tài nguyên, nhiên liệu, năng lượng, kỹ thuật… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và năng lực của nó phục vụ cho tương lai. Quy mô kinh doanh hoạt động XK phụ thuộc vào hệ thống cơ sở vật chất hiện có của đơn vị XNK: kho, mặt bằng kinh doanh, trang bị máy móc và kỹ thuật công nghệ, phương tiện vận chuyển, chuyên chở… Với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, DN có thể tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao với giá thành tương đối thấp. Hơn nữa, các lĩnh vực hoạt động khác cũng hoạt động có hiệu quả và nhanh chóng hơn nếu được đảm bảo về yếu tố cơ sở vật chất

14

c. Tài chính: Bộ phận chức năng tài chính có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn DN. Năng lực tài chính của DN thể hiện ở vốn kinh doanh, lượng tiền mặt, ngoại tệ… những nhân tố này có thể tác động để tạo thế cân bằng và phát triển. Doanh nghiệp cũng phải có một cơ cấu vốn hợp lý nhằm phục vụ tốt cho hoạt động XK vì vốn là một nhân tố quan trọng trong hàm sản xuất và nó quyết định tốc độ tăng sản lượng của doanh nghiệp. Các kế hoạch và quyết định của DN đều phải được tính toán cho phù hợp với nguồn tài chính đang có, điều này dẫn đến mối tương tác trực tiếp giữa bộ phận tài chính và các lĩnh vực hoạt động khác của DN.

d. Hoạt động Marketing: Marketing bao gồm các công việc cơ bản như phân tích khả năng của thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, soạn thảo chương trình marketing mix ( gồm các thành phần cơ bản: sản phẩm, giá, phân phối và chiêu thị) và tiến hành các hoạt động marketing. Vấn đề quan trọng trong marketing là phải phát hiện ra những nhu cầu của thị trường hay những nhu cầu chưa được đáp ứng để biến nó thành cơ hội kinh doanh cho DN. Đòi hỏi DN phải nghiên cứu thị trường, kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa xã hội… để có kế hoạch chiêu thị phù hợp.

e. Nghiên cứu và phát triển: Bộ phận nghiên cứu và phát triển càng trở nên cần thiết đối với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Nghiên cứu và phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ứng dụng những kỹ thuật, công nghệ mới để tạo lợi thế cạnh tranh cho DN trên thị trường như: phát triển sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm,…

f. Chất lượng sản phẩm: Chất lượng luôn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của DN trên thương trường. Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định. Các doanh nghiệp muốn giữ vững uy tín của sản phẩm và muốn chiếm vị trí cao trong sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm nào đó, phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại công ty tnhh thủy sản phương đông (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)