Yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại công ty tnhh thủy sản phương đông (Trang 72)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.4.3Yếu tố bên trong

4.4.3.1 Nguồn nhân lực

Đối với bất kỳ lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào trong nền kinh tế, thì nguồn nhân lực về con người là vô cùng quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Công ty cũng ngày càng chú trọng trong việc từng bước nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý cũng như nâng cao tay nghề cho công nhân lao động trực tiếp.

Hình 4.2 Trình độ lao động nhân viên công ty TNHH Thủy sản Phương Đông

13% 8% 7% 4% 68% Đại học Cao đẳng Trung học Chứng chỉ Phổ thông

59

Mặc dù lực lượng lao động trong ngành thủy sản là rất lớn; lực lượng lao động công ty cũng lên 1.615 người nhưng trình độ người lao động chưa cao. Trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm hơn 20% và có đến 80% là lao động có tay nghề và lao động phổ thông. Điều này cho thấy mặc dù khả năng thu hút lao động là rất lớn nhưng trình độ lao động có trình độ cao còn khan hiếm. Đây vừa là điểm mạnh khi có lực lượng lao động dồi dào nhưng vừa là điểm yếu khi trình độ lao động thấp.

4.4.3.3 Tình hình tài chính công ty

Tài chính là một trong những nhân tố quan trọng thể hiện vị thế cạnh tranh của công ty. Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp: tổng giá trị đã được quy đổi ra bằng tiền của tất cả tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp, cũng tăng qua từng năm.

Bảng 4.14 Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011- 2013

Đơn vị tính 2011 2012 2013 Tổng nợ phải trả Triệu đồng 117.214,5 120.680,5 124.663,4

Tổng tài sản Triệu đồng 178.328,8 185.574,5 190.765,7

Lợi nhuận ròng Triệu đồng 7.949 6.677 6.174

Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 61.114,3 64.894,0 66.102,3

Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty TNHH Thủy sản Phương Đông

Do công ty mua thêm và đổi mới máy móc, thiết bị cho sản xuất nên tài sản đã tăng lên. Tuy vốn chủ sở hữu công ty tăng lên với tốc độ cao hơn so với tăng lên của vốn vay nhưng vốn vay vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn so với vốn chủ sở hữu. Nhu cầu về vốn của công ty ngày càng cao nhưng nguồn vốn sử dụng chủ yếu từ vốn vay. Điều này cho thấy tình hình về tài chính của công ty chưa thật sự vững chắc, công ty cần đẩy mạnh tài chính của mình để đón đầu những thách thức mới đang đặt ra.

4.4.3.4 Cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất của công ty

Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh: thiết bị, nhà xưởng… Công ty TNHH Thủy sản Phương Đông hiện có hai nhà máy chế biến với tổng công suất là 9.000 tấn/năm dựa trên tiêu chuẩn quản lý chất lượng HACCP để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.

Nhà máy chế biến được trang bị dây chuyền, thiết bị hiện đại để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

60

Tuy nhiên, công ty vẫn chưa có cơ sở hạ tầng riêng mà vẫn phải chi trả một khoản lớn mỗi năm cho việc thuê đất của khu công nghiệp. Hệ thống thông tin về ngành cá tra còn yếu và cập nhật chưa kịp thời, chính xác nên khó khăn trong dự báo cung cầu thị trường.

4.4.3.5 Hoạt động chiêu thị và marketing của công ty

Trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu, công ty nhận thấy tầm quan trọng của chiến lược marketing hiệu quả. Vì vậy, công ty đã tập trung mọi cố gằng để hỗ trợ cho chiến lược này thông qua các đối tác chuyên nghiệp.

Về sản phẩm, công ty luôn đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng hoàn hảo hơn cả sự mong đợi của khách hàng. Công ty luôn quan tâm và làm gia tăng giá trị của sản phẩm bằng cách học hỏi và lắng ghe những ý kiến đóng góp của khách hàng và những đối tác thương mại ở khắp nơi. Luôn bám sát thị hiếu của khách hàng ở tất cả các thị trường mà công ty đã giao dịch để có thể cải tiến vì sự nâng cao chất lượng sản phẩm và mẫu mã đa dạng.

Bằng cách tạo mối quan hệ tốt với các công ty vận chuyển, công ty có thể đàm phán giá cả cạnh tranh và hợp lý. Điều này giúp chúng tôi cắt giảm được chi phí, mang lợi ích giá cả cạnh tranh cho khách hàng cuối cùng.

Hình thức xuất khẩu chủ yếu của công ty là xuất khẩu trực tiếp nên tận dụng hiệu quả chi phí trong sản xuất tập trung trong nước, có khả năng kiểm soát kênh phân phối tốt hơn nhưng thường gặp khó khăn với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, rào cản thương mại.

Việc xúc tiến thương mại đối với công ty luôn được xác định là công việc thường xuyên và liên tục. Đặc biệt qua các kỳ hội chợ trong nước và quốc tế như: Hội chợ thủy sản Busan ở Hàn Quốc, Hội chợ Vietfish của Việt Nam… Tại các hội chợ, công ty đều mang đến gian hàng giới thiệu sản phẩm của mình để qua đó giới thiệu sản phẩm của mình với bạn bè trong và ngoài nước. Qua các kỳ hội chợ, sản phẩm của công ty đã được các thị trường lớn chấp nhận như: EU, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông… Ngoài ra công ty còn tìm kiếm khách hàng qua mạng Internet và sự giới thiệu của các doanh nghiệp trong ngành của bạn hàng.

Đối với khách hàng quen thuộc, công ty thực hiện gửi mail, fax chào hàng. Còn trong các buổi tiếp xúc với đối tác mới hay trong các hội chợ quốc tế, công ty thường sử dụng catalogue của công ty để giới thiệu về sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm.

61

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra tại công ty tnhh thủy sản phương đông (Trang 72)