7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
3.1.4 Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu thủy sản có nhiều diễn biến phức tạp, có lúc thuận lợi cũng có lúc khó khăn, đặc biệt đối với cá tra. Chính vì thế, doanh thu của công ty TNHH Thủy sản Phương Đông có lúc tăng cao cũng có lúc giảm sút nghiêm trọng. Để thấy rõ hơn về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua, ta xét bảng số liệu sau:
28
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thủy sản Phương Đông từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T 2014/6T 2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh thu 560.069 480.695 489.782 202.429 237.912 (79.374) (14,17) 9.087 1,90 35.483 17,53 Chi phí 550.375 472.840 482.766 199.893 235.066 (77.535) (14,09) 9.926 2,09 35.173 17,60 Lợi nhuận 9.694 7.855 7.016 2.536 2.846 (1.839) (18,97) (839) (10,68) 310 12,22
(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty TNHH Thủy sản Phương Đông)
Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy, hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thủy sản Phương Đông có sự biến động cả về doanh thu, chi phí và lợi nhuận giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Nhìn chung lợi nhuận giảm đáng kể, phần lớn sự biến động của lợi nhuận là do ảnh hưởng của doanh thu và chi phí. Do công ty thiếu vốn vì vòng quay vốn chậm, giá nguyên liệu cao, tình hình sản xuất giảm trong khi đầu ra bất ổn cùng các chi phí ngày càng cao dẫn đến doanh thu không đáp ứng được.
29
Về doanh thu
Doanh thu của công ty giai đoạn 2011-6/2014 có sự thay đổi rõ nét. Tình hình doanh thu biến động không ổn định.
Từ năm 2011 sang năm 2012, doanh thu giảm đáng kể nhưng sang năm 2013, doanh thu tăng nhẹ. Năm 2012, doanh thu giảm 14,17% so với năm 2011, do năm 2012 là năm khó khăn đối với ngành thủy sản khi thời tiết không thuận lợi cộng với việc người dân thiếu vốn dẫn đến việc nuôi trồng thủy sản giảm đáng kể, doanh nghiệp thiếu nguyên liệu, thiếu vốn dẫn đến sản xuất cũng giảm mạnh, chủ yếu gia công cho các công ty thủy sản lớn khác, nhu cầu các thị trường cũng giảm, đặc biệt là thị trường EU khi bị ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công, người dân thắt chặt chi tiêu. Tuy nhiên, sang năm 2013, doanh thu đã tăng nhẹ, cụ thể tăng 1,9% so với năm 2012. Năm 2013, tình hình thủy sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều khó khăn liên tiếp xảy ra như thiếu vốn, thiếu nguyên liệu trầm trọng, giá cá nguyên liệu bất ổn. Tuy nhiên, công ty đẩy mạnh mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường các nước châu Á, khi nhu cầu thủy sản ở các nước này cao hơn và rào cản thương mại ít hơn, và cũng đẩy mạnh hơn ở thị trường trong nước.
Doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 của công ty tăng trưởng hơn so với 6 tháng đầu năm 2013, tới 17,53%. Tuy vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhưng nhu cầu các thị trường năm 2014 bắt đầu khởi sắc hơn, ngoài các thị trường chính thì công ty cũng mở rộng thêm các thị trường tiềm năng, đặc biệt là ASEAN, tiêu thụ trong nước cũng cao hơn.
Về chi phí
Để đạt nguồn doanh thu lớn thì chi phí phải chi ra cũng không nhỏ. Chi phí của công ty luôn ở mức xấp xỉ doanh thu. Chi phí qua các năm đều rất cao so với doanh thu, sự gia tăng của tổng chi phí phần lớn do giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng liên quan đến vận chuyển, giá xăng dầu, chi phí nhân công. Chi phí năm 2012 giảm 14,09% so với năm 2011, do tình hình sản xuất và tiêu thụ gặp khó khăn nên công ty đã thu hẹp sản xuất, cắt giảm các chi phí không cần thiết. Nhưng tốc độ giảm của chi phí vẫn thấp hơn tốc độ giảm của doanh thu, chi phí vẫn rất cao so với doanh thu, do nguyên liệu đầu vào khan hiếm, dẫn đến giá cao hơn; việc trả lãi ngân hàng với lãi suất cao vào thời điểm này cũng khiến tốc độ giảm của chi phí vẫn thấp hơn so với tốc độ giảm của doanh thu. Năm 2013, chi phí tăng so với năm 2012 khi doanh thu tăng, cụ thể chi phí năm 2013 tăng 2,09%
30
so với năm 2012, tốc độ tăng của chi phí cũng cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Do tình hình nguyên liệu và vốn vẫn không khả quan, giá các yếu tố đầu vào cao và các chi phí giá vốn hàng bán cũng tăng cao làm cho chi phí độn lên.
Chi phí 6 tháng đầu năm 2014 tăng 17,6% so với 6 tháng đầu năm 2013, do tình hình kinh doanh khởi sắc hơn, công ty thu mua nguyên liệu nhiều hơn, đầu tư cho máy móc, nhu cầu vốn nhiều hơn nên chi phí cũng tăng theo.
Về lợi nhuận
Nếu như doanh thu thể hiện quy mô hoạt động của doanh nghiệp thì chỉ tiêu lợi nhuận lại phản ánh mức độ hiệu quả từ hoạt động kinh doanh của công ty. Lợi nhuận là điều kiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty, nó tùy thuộc vào khả năng quản trị, cách điều hành của các nhà lãnh đạo hay sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác trong điều kiện thực tế, chi phí phát sinh. Lợi nhuận công ty giảm một cách đáng kể từ năm 2011 - 2013. Mức tăng của chi phí luôn cao hơn mức tăng của doanh thu, dẫn đến lợi nhuận giảm qua các năm. Năm 2012, lợi nhuận giảm tới 18,97% so với năm 2011. Như đã trình bày, do tình hình thiếu nguyên liệu nên giá nguyên liệu đầu vào tăng cao; việc trả lãi ngân hàng với lãi suất cao khiến chi phí tăng cao dẫn đến lợi nhuận giảm. Năm 2013, lợi nhuận giảm 10,68% so với năm 2012, tốc độ giảm đã thấp hơn so với tốc độ giảm của năm 2012 so với năm 2011. Nhưng doanh thu tăng không đáng kể trong khi chi phí tăng nhiều hơn. Do hoạt động kinh doanh năm 2013 vẫn còn nhiều khó khăn nên doanh thu tăng chưa cao, trong khi tình hình giá nguyên liệu, các chi phí giá vốn hàng bán vẫn cao, tốc độ tăng của chi phí vẫn cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu.
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 tăng 12,22% so với 6 tháng đầu năm 2013. Đó là do tình hình tiêu thụ thủy sản đầu năm 2014 khởi sắc hơn, công ty đạt doanh thu nhiều hơn trong khi vẫn thắt chặt các loại chi phí không cần thiết. Đó là dựa vào khả năng điều hành của ban lãnh đạo công ty, giúp công ty vượt qua thời kỳ khó khăn.
31
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH