7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
5.3.4 Giải pháp về vốn
Nguồn vốn hiện nay của công chưa đáp ứng được nhu cầu để mở rộng phát triển sản xuất. Việc đầu tư thêm máy móc thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng thị trường cần một nguồn vốn rất lớn để đáp ứng. Công ty cần có các biện pháp cụ thể để huy động vốn tốt nhất có thể đáp ứng, tận dụng các chính sách hỗ trợ về nguồn vốn đối với các doanh nghiệp thủy sản để tiếp cận nguồn vốn tốt hơn.
Sử dụng hiệu quả vốn vay từ ngân hàng vào các lĩnh vực thật sự cần thiết như: đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị cho sản xuất, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực. Thực hiện chính sách tiết kiệm giảm chi phí sản xuất và quản lý để có thể nhanh chóng thu hồi vốn vay, giảm lượng hàng tồn kho ở mức cho phép.
67
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Trong những năm hoạt động kinh doanh xuất khẩu, công ty TNHH Thủy sản Phương Đông dù gặp nhiều khó khăn do sự diễn biến phức tạp của thị trường, các rào cản và sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cùng ngành nhưng công ty đã vượt qua và đã có những thành công nhất định. Các sản phẩm của công ty chủ yếu là cá tra và chả cá. Tuy sản phẩm còn chưa đa dạng nhưng được nhiều thị trường ưa chuộng. Các mặt hàng này đã đem lại cho công ty một nguồn lợi nhuận lớn, có được kết quả như thế là nhờ sự nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu. Doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư máy móc, thiết bị cho việc sản xuất, các nhân viên thì không ngừng nâng cao năng lực.
Công ty luôn thực hiện tốt chủ trương đường lối cua Đảng và Nhà nước về chính sách tiền tệ, tích cực góp phần vào thành quả chung của địa phương, đảm bảo duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh. Thông qua việc kinh doanh, công ty còn giải quyết cho hàng ngàn lao động tại địa phương.
Tuy nhiên, tình hình thủy sản những năm qua gặp nhiều khó khăn và diễn biến phức tạp, đặc biệt là đối với sản phẩm cá tra. Vì thế, công ty cũng không tránh khỏi việc khó khăn trong hoạt động xuất khẩu. Công ty còn gặp phải khó khăn nữa là chi phí sản xuất vẫn còn cao nên lợi nhuận vẫn còn thấp. Công ty vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm thị trường, chưa khai thác được nhiều thị trường tiềm năng do chiến lược marketing vẫn còn yếu kém, không mang lại hiệu quả cao cho hoạt động quảng bá sản phẩm cũng như hình ảnh của công ty đến người tiêu dùng. Vì vậy, công ty cần có những bước chuẩn bị, những giải pháp, thực hiện nhiều chiến lược, đầu tư và phát huy hơn nữa những thế mạnh mà công ty hiện có để mở rộng kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Nhà nước
Sự hỗ trợ từ Nhà nước và các ban ngành có liên quan là rất cần thiết, có sức ảnh hưởng không nhỏ đến thành công và phát triển của toàn ngành. Sau đây là một vài kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu:
68
6.2.1.1 Tiếp tục đổi mới cơ chế, ban hành các chính sách hỗ trợ ngành
Xây dựng cơ chế phù hợp để các tổ chức tài chính, ngân hàng hỗ trợ hoạt động xuất khẩu ngành thủy sản, thông qua hỗ trợ tài chính này, doanh nghiệp có thể đổi mới máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
Nhà nước cần hỗ trợ kênh phân phối nước ngoài bằng cách thông qua cơ chế, chính sách khuyến khích người Việt tại nước ngoài tiêu dùng hàng của đất nước mình, từ đó họ sẽ nhập khẩu hàng hóa vào nước sở tại.
Thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu về các hiệp định, chính sách quốc tế có liên quan đến thủy sản, nhằm đảm bảo khi có tranh chấp, kiện tụng xảy ra sẽ có cơ sở hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp thủy sản.
Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp được bình đẳng như nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế chính sách và pháp luật. Việc tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát huy được năng lực hoạt động và cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.
6.2.1.2 Hỗ trợ và củng cố kết cấu hạ tầng phục vụ xuất khẩu
Nhà nước cần ban hành các chính sách ưu đãi trong hoạt động xuất nhập khẩu (thuế, thanh toán quốc tế,…) tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản phát triển. Nhà nước cũng cần cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh bộ máy hoạt động của cơ quan quản lý, góp phần quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
Thường xuyên tổ chức hội chợ thủy sản và thiết lập mạng lưới xúc tiến thương mại tại thị trường nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia và có nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác đầu tư và ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Tập trung đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ cho xuất nhập khẩu, như cải tạo hệ thống giao thông, cảng biển, vận tải nội địa, cải tạo và nâng cấp năng lực xếp dỡ, hình thành sự liên kết giữa các loại hình vận tải nhằm khai thác và tận dụng ưu thế của mỗi loại hình vận tải trong từng khu vực.
6.2.1.3 Thay đổi công tác xúc tiến thương mại
Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hướng vào những mặt hàng có giá trị giá tăng cao. Đồng thời, Nhà nước cần đẩy mạnh phát triển các trung tâm thương mại tại các thị trường xuất khẩu chính nhằm giới thiệu sản phẩm. Có chính sách hỗ trợ sự ra
69
đời của các công ty chuyên cung cấp hàng hóa Việt Nam vào các thị trường nhằm tạo ra kênh phân phối trực tiếp hơn đối với thị trường.
Tạo mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia khác. Tăng cường gặp gỡ để thảo luận và thuyết phục các quốc gia giảm bớt các rào cản bảo hộ mậu dích nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu.
6.2.2 Đối với công ty
Cải tiến mạnh mẽ công tác quản lý chất lượng, phấn đấu để không xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm.
Tiếp tục tổ chức công tác bồi dưỡng và nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng điều hành cho cán bộ và nhân viên.
Cần có cơ cấu tiếp nhận nguồn cung cấp nguyên liệu hợp lý để đa dạng hóa nguồn cung và hạn chế được tình trạng bị động đối với nguyên liệu đầu vào nhằm ổn định hơn nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
Cập nhật thông tin thường xuyên để luôn bắt kịp những biến đổi của thị trường và phải luôn chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại.
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải (2006). Giáo trình Kinh tế ngoại thương. [PDF] <www.ebook.edu.vn/?page=1.11&view=20943> [Ngày truy cập: 03 tháng 09 năm 2014].
2. Đào Nguyên Cát và cộng sự (2013). Kinh tế 2012-2013 Việt Nam và thế giới. Thời báo Kinh tế Việt Nam.
3. Lê Nguyễn Đoan Khôi (2013). Giáo trình Quản trị chiến lược. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ
4. Phạm Văn Dược (2008). Phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản Thống kê.
5. Phan Thị Ngọc Khuyên và Phan Anh Tú (2007). Giáo trình Kinh tế ngoại thương,[PDF]<www.tailieuhoc.edu.vn/index4.php?page=download&type= free&id> [Ngày truy cập: 03 tháng 09 năm 2014].
6. Quan Minh Nhựt và cộng sự (2013). Giáo trình Nghiệp vụ Ngoại thương. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
Các website tham khảo chủ yếu
1. Công ty TNHH Thủy sản Phương Đông <phuongdongseafood.com.vn> 2. Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam ( Vietnam Association of
Seafood Entrepreneurs) < www.vasep.com.vn>
3. Hội nghề cá Việt Nam <www.hoinghecavietnam.org.vn >
4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam <www.vcci.com.vn > 5. Tạp chí Thương mại Thủy sản <www.vietfish.org>
6. Thủy sản Việt Nam <thuysanvietnam.com.vn>