PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn hoa sen chi nhánh cái bè – tiền giang (Trang 43)

2.1.6.2 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận được mọi người chú ý quan tâm và tìm hiểu. Khi phân tích lợi nhuận được đặt trong tất cả các mối quan hệ có thể (doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu…) mỗi góc độ nhìn điều cung cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể để phục vụ cho các quyết định quản trị.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập trên các báo cáo bao gồm: báo cáo chi phí, doanh thu, báo cáo doanh số tiêu thụ,… tại phòng kế toán.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1: Khảo sát thực tế khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán lập chứng từ, dựa vào chứng từ đó mô tả lại bằng định khoản và ghi sổ cái các tài khoản doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh. Đồng thời nội dung phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của công ty sử dụngphương pháp phân tích so sánh số tương đối, số tuyệt đốiđể thấy được sự biến động của chi phí, doanh thu, lợi nhuận tăng giảm qua các năm như thế nào.

+ So sánh bằng số tuyệt đối:

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ số lợi nhuận trên vốn sử dụng = x 100% (2.21) Vốn sử dụng bình quân

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = x 100% (2.22) Vốn chủ sở hữu bình quân

360 ngày Kỳ thu tiền trung bình =

36

Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị, ... số tuyệt đối là cơ sở để tính các chỉ số khác.

So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kế hoạch và thực tế, giữa những thời gian khác nhau, không gian khác nhau... để thấy được mức độ hòan thành kế hoạch, quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó.

Chêch lệch năm sau so với năm trước = Số năm sau - Số năm trước (2.23) + So sánh bằng số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc.

Tốc độ tăng trưởng (%) =

(Số năm sau - Số năm trước) Số năm trước

x 100 (2.24)

- Mục tiêu 2: Sử dụng các tỉ số tài chính như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn, … để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.

- Mục tiêu 3: Tổng hợp các vấn đề đã phân tích đưa ra kết luận và đề ra những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty.

37

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN

TẬP ĐOÀN HOA SEN TẠI CÁI BÈ – TIỀN GIANG

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Ngày 01 tháng 06 năm 2005, Chủ Tịch HĐQT Công Ty Cổ Phần Hoa Sen:

- Căn cứ vào Luật Doanh Nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12/06/1999. - Căn cứ vào Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ. - Căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4603000028 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 08 tháng 08 năm 2001 và Điều lệ Công ty Cổ phần Hoa Sen đã được đăng ký chính thức tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương.

- Căn cứ Nghị quyết Hội Đồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Hoa Sen trong biên bản cuộc họp HĐQT Công Ty số 12/BB/HĐQT/05, ngày 09/03/2005 về việc thành lập Chi nhánh.

- Căn cứ vào nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức hoạt động bộ máy Công ty.

Nay quyết định lập mới Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Hoa Sen tại Cái Bè.

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh số: 5313000105 cấp ngày 08/06/2005.

- Tên chi nhánh: Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Hoa Sen tại Cái Bè. - Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân.

- Người đứng đầu chi nhánh: Nguyễn Văn Thọ

- Đến ngày 11 tháng 01 năm 2008, Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Hoa Sen tại Cái Bè đã đổi thành Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Cái Bè. - Địa chỉ chi nhánh: QL 1A, ấp An Thái, xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

- Điện thoại: 073 3923 409 - 073 2214 015. - Fax: 073 3923 410.

38

- Chi nhánh hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp:

+ Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen. + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4603000028.

+ Do Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Dương cấp ngày 08/08/2001. + Địa chỉ trụ sở chính: Số 9 Đại lộ Thống Nhất, Khu công nghiệp Sóng Thần II, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

+ Văn phòng đại diện số: 215-217 Lý Tự Trọng, Q1, TP. HCM + Điện thoại: 0650. 790 790

+ Website: www.hoasengroup.vn

3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH

Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh:

- Bán tôn, xà gồ, thép hộp, ống kẽm, tấm lợp mạ kẽm, ống nhựa, phụ kiện ống nhựa., đinh,…

Chức năng:

- Là đơn vị trực thuộc công ty do Ban quản lý hệ thống phân phối của công ty trực tiếp quản lý. Chi nhánh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của các bộ phận Ban quản lý hệ thống phân phối và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của các phòng ban khác của công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen.

- Kinh doanh những sản phẩm của công ty.

- Phối hợp các phòng ban có liên quan trong công ty thực hiện công tác quảng bá sản phảm, thương hiệu, tiếp thị, phát triển thị trường phụ vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Nhiệm vụ:

- Tiếp nhận thông tin, lập kế hoạch, tổ chức sản xuất, gia công, tổ chức bán hàng trực tiếp cho khách. Lập kế hoạch tổ chức, thực hiện kế hoạch để đạt mục tiêu phát triển sản xuất và kinh doanh công ty giao.

- Trực tiếp phát triển, mở rộng thị phần tại địa bàn của Chi nhánh.

- Tổ chức hạch toán kinh doanh theo đúng quy định của Nhà nước và công ty.

- Tổ chức công tác nhân sự nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

39

- Tổ chức thực hiện cơ chế chính sách và chế độ của công ty áp dụng đối với chi nhánh.

- Xây dựng môi trường làm việc năng động, thân thiện và hợp tác. - Quản lý, sử dụng và bảo vệ tài sản của công ty tại chi nhánh.

- Thực hiện các nghĩa vụ tài chính, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

- Các nhiệm vụ kháctheo quy định của pháp luật Nhà nước và công ty.

Quyền hạn:

- Áp dụng các biện pháp tiếp thị sản phẩm, chào giá cạnh tranh nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả.

- Quyết định giờ giấc và kinh doanh nhằm đảm bảo cung cấp hàng hóa kịp thời theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở quy định của pháp luật lao động hiện hành.

- Chi nhánh có quyền thực hiện các quyền của một pháp nhân kinh tế tại cơ quan Nhà nước địa phương.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật Nhà nước và công ty.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

- Chi nhánh do công ty đăng ký thành lập và hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp của công ty về cơ cấu tổ chức, nhân sự, chính sách phát triển sản xuất và kinh doanh.

- Giám Đốc Chi nhánh, phụ trách kế toán Chi nhánh do Tổng giám đốc công ty bổ nhiệm và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tổng giám đốc và Ban quản lý hệ thống phân phối.

- Các thành viên khác thuộc Chi nhánh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh và Ban quản lý hệ thống phân phối của công ty.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại chi nhánh Giám đốc

chi nhánh

Phòng kế

40

Ghi chú:

: Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Giám đốc chi nhánh: là người lãnh đạo cao nhất của Chi nhánh được toàn quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động theo chế độ một thủ trưởng, là người đại diện pháp nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về việc tổ chức quản lý của mình, có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có hiệu quả cao.

Giám đốc chỉ đạo trực tiếp các phòng ban, quyết định chiến lược phương án kinh doanh của các hoạt động khác. Được quyền đề nghị, tuyển dunhj hoặc thôi việc của người lao động theo yêu cầu tình hình hoạt động kinh doanh. Ngoài ra Giám đốc còn có nghĩa vụ phải chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân viên và chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm của Chi nhánh.

- Phòng kế toán: Giữ vai trò quan trọng vì là bộ phận nhằm phản ánh và giám sát hoạt động kinh doanh tài chính của Chi nhánh, tham mưu cho Giám đốc trong mọi lĩnh vực kinh doanh hoạt động tài chính,cung cấp thông tin cho phòng kinh doanh.Thực hiện các công việc theo điều lệ kế toán của cơ quan chủ quản và Nhà nước.

Phản ánh ghi chép chính xác về tình hình thực tế để luân chuyển và sử dụng vật tư hàng hóa về tài chính và hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Thông qua ghi chép phản ánh để kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hiện tượng gây lãng phí, vi phạm chính sách và chế độ tài chính của Nhà nước. Thực hiện quyết toán đúng kỳ lập báo cáo tổng hợp cung cấp thông tin cho Giám đốc để khái quát tình hình để tiện cho việc sắp xếp hợp lý.

- Phòng kinh doanh: với chủ trương tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ nên phòng kinh doanh đảm nhận công việc từ nghiên cứu thị trường đến lập phương án kinh doanh, tổ chức tìm kiếm nguồn hàng, thực hiện phân phối đến điểm tiêu thụ để đảm bảo hoạt động kinh doanh được ổn định. Bên cạnh đó Phòng kinh doanh còn chịu trách nhiệm quản lý các cửa hàng trực thuộc, các tổ bán hàng và các đại lý bán buôn.

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN 3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán

41

Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của chi nhánh

Ghi chú:

: Quan hệ trưc tuyến : Quan hệ chức năng

- Kế toán trưởng:Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám Đốc về chỉ đạo thực hiện, tổ chức công tác kế toán là người tham mưu cho Giám Đốc trong huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và là người điều hành trực tiếp thu chi tại văn phòng. Đồng thời, kế toán trưởng kiêm toán công nợ có nhiệm vụ phải mở sổ chi tiết công nợ cho từng cửa hàng và khách hàng.

- Kế toán viên: do Giám đốc Chi nhánh tuyển dụng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh phụ trách kế toán và Ban quản lý Hệ thống phân phối về nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

+ Hỗ trợ phụ trách kế toán trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về công tác kế toán - tài chính tại Chi nhánh.

+ Phối hợp với phụ trách kế toán trong công tác lập báo cáo tài chính; báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý tại Chi nhánh.

+ Hỗ trợ phụ trách kế toán trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình nghiệp vụ về tài chính - kế toán: luân chuyển chứng từ, thủ tục thu - chi hợp lý và hợp lệ theo đúng quy định của Luật kế toán và của công ty. + Thực hiện một số nghiệp vụ khác theo sự chỉ đạo và phân công của Giám đốc Chi nhánh.

- Thủ quỹ:do Giám đốc Chi nhánh tuyển dụng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh, phụ trách kế toán và Ban quản lý Hệ thống phân phối nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

+ Giữ, kiểm tra và theo dõi quỹ tiền mặt hiện có tại Chi nhánh. + Ghi chép sổ thu - chi quỹ tiền mặt hàng ngày.

Kế toán trưởng

42

+ Lập báo cáo thu - chi tiền mặt hàng ngày, hàng tháng theo quy định của Nhà nước và Công ty.

+ Thực hiện một số nghiệp vụ khác theo sự chỉ đạo và phân công của Giám đốc Chi nhánh.

3.4.2 Hình thức sổ kế toán

Hình thức kế toán áp dụng tại Chi nhánh: Áp dụng hình thức kế toán máy được xây dựng trên hình thức chứng từ ghi sổ.

Các loại sổ kế toán:

+ Sổ cái, sổ quỹ.

+ Các sổ và thẻ chi tiết. + Bảng cân đối phát sinh.

+ Ngoài ra còn có các sổ khác phục vụ cho nhu cầu quản lý riêng tại Chi nhánh.

Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sỗ quỹ Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chi tiết

43

Ghi chú:

: Ghi hằng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra

Trình tự ghi sổ kế toán:

- Hằng ngày căn cứ vào chứng từ hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi được dùng làm căn cứ lập ra các chứng từ ghi sổ thì ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

- Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng cộng số của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ ghi sổ. Tính tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có, số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh hàng quý.

- Sau khi đối chiếu số phát sinh khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ kế toán chi tiết) được lập để báo cáo tài chính.

- Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng phát sinh nợ, phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh bằng nhau và bằng tổng số phát sinh dư có trên bảng cân đối bằng nhau và số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.

Chi nhánh sử dụng phần mềm kế toán NETVIET.

Hình 3.4 Quy trình ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy tính

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

Chứng từ kế toán PHẦN MỀM KẾ TOÁN Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Chứng từ ghi sổ Sổ cái các tài khoản

Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản trị

44

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán, kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán các thông tin được tự động cập nhật vào sổ cái các tài khoản, sổ chi tiết, thẻ có liên quan.

Cuối kỳ (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiên thao tác khóa sổ, thự hiện các bút toán vào cuối kỳ, lập báo cáo tài chính. Thực hiện các thao tác in lưu trữ báo cáo tài chính theo quy định.

3.4.3 Tổ chức vận dụng các chế độ, phương pháp kế toán

- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam ban

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn hoa sen chi nhánh cái bè – tiền giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)