2.2.1.1 Môi trường vĩ mô
Môi trƣờng vĩ mô của doanh nghiệp là nơi mà doanh nghiệp phải bắt đầu tìm kiếm những cơ hội và những mối đe dọa có thể xuất hiện, nó bao gồm tất cả các nhân tố và lực lƣợng có ảnh hƣởng đến hoạt động và kết quả thực hiện của doanh nghiệp.
Môi trường chính trị - pháp luật
Môi trƣờng chính trị - pháp luật bao gồm hệ thống các đƣờng lối, quan điểm chính sách của chính phủ, và những diễn biến chính trị trong nƣớc, trong khu vực và trên toàn thế giới. Luật pháp đƣa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép hoặc những ràng buộc đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ và chấp hành pháp luật.Chính phủ là cơ quan giám sát, duy trì, thực hiện pháp luật và bảo vệ lợi ích quốc gia. Chính phủ có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tài chính, tiền tệ và các chƣơng trình chi tiêu của mình. Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp, chính phủ vừa đóng vai trò là ngƣời kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế, vừa đóng vai trò là khách hàng quan trọng đối với các doanh nghiệp, là nhà cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp.
Môi trường tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác, các điều kiện về địa lý nhƣ địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu,… ở trong nƣớc cũng nhƣ ở từng khu vực. Các điều kiện tự nhiên có thể ảnh hƣởng đến hoạt động của từng loại doanh nghiệp khác nhau: tài nguyên thiên nhiên tác động rất lớn đến doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai thác; đất đai, thời tiết, khí hậu ảnh hƣởng đến doanh nghiệp trong ngành nông, lâm, thủy, hải sản từ đó tác động đến các doanh nghiệp chế biến. Địa hình và sự phát triển cơ sở hạ tầng tác động đến việc lựa chọn địa điểm của mọi doanh nghiệp, khí hậu, độ ẩm sẽ ảnh hƣởng đến việc bảo quản, nguyên vật liệu, thành phẩm và điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế
Các ảnh hƣởng của nền kinh tế đến một doanh nghiệp có thể làm thay đổi khả năng tạo giá trị và thu nhập của nó. Bốn nhân tố quan trọng trong môi trƣờng kinh tế vĩ mô đó là tỷ lệ tăng trƣởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ suất hối đoái và tỷ lệ lạm phát.
+ Tăng trưởng nền kinh tế: sẽ dẫn đến việc nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng, đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp giảm sức ép về cạnh tranh, sẽ tạo
14
cơ hoạt tăng them quy mô hoạt động cũng nhƣ sự gia tăng về sản lƣợng và thu lợi nhuận cao hơn. Nếu suy giảm nền kinh tế thì sức ép về cạnh tranh tăng cao.
+ Lãi suất: có thể tác động đến nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp. Lãi suất là một nhân tố quan trọng đối với cả khách hàng lẫn doanh nghiệp.Lãi suất tăng sẽ tác động đến sự tiết kiệm của khách hàng, họ sẽ ít chi tiêu mà có xu hƣớng gửi tiền vào ngân hàng. Hơn nữa, lãi suất cao cũng sẽ làm cho doanh nghiệp hạn chế việc vay vốn đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất hoạt động kinh doanh.
+ Tỷ suất hối đoái:tỷ giá hối đoái tác động đến các doanh nghiệp thông qua nguồn hàng nhập khẩu và xuất khẩu của các doanh nghiệp.Tỷ giá hối đoái có thể tạo cơ hội tốt cho doanh nghiệp nhƣng cũng có thể là nguy cơ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
+ Lạm phát: Khi tỷ lệ lạm phát cao nó sẽ tác động xấu đến tiêu dùng, số cầu giảm, làm cho lƣợng hàng tiêu thụ giảm, không khuyến khích sản xuất và đầu tƣ giảm. Lạm phát làm giảm tính ổn định của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế tăng trƣởng chậm hơn, lãi suất cao hơn, các dịch chuyển hối đoái không ổn định.
Môi trường công nghệ
Ngày nay yếu tố công nghệ là yếu tố năng động nhất trong các yếu tố môi trƣờng kinh doanh.Yếu tố này luôn luôn biến đổi và tác động rất lớn đến các doanh nghiệp. Do công nghệ biến đổi liên tục và chu kỳ biến đổi công nghệ ngày càng ngắn nên chu kỳ sống của sản phẩm cũng ngắn hơn, đồng thời nó có thể tạo ra hàng loạt khả năng về sản phẩm mới, chính điều này buộc các doanh nghiệp phải có chiến lƣợc về sản phẩm một cách hợp lý. Nhƣ vậy, sự thay đổi công nghệ bao gồm cả sáng tạo và hủy diệt - cả cơ hội và đe dọa đối với tất cả các doanh nghiệp.
Môi trường văn hóa - xã hội
Văn hóa - xã hội ảnh hƣởng một cách chậm chạp hơn song cũng rất sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngƣỡng,… có ảnh hƣởng sâu sắc đến cơ cấu của cầu trên thị trƣờng. Văn hóa và xã hội còn tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trƣờng văn hóa của doanh nghiệp, văn hóa nhóm cũng nhƣ thái độ cƣ xử, ứng xử của các nhà quản trị, nhân viên tiếp xúc với đối tác kinh doanh cũng nhƣ khách hàng.
15
2.2.1.2 Môi trường vi mô
Nguy cơ đe dọa từ các đối thủ mới vào cuộc
Sức ép từ nhà Sức ép giá cả cung ứng từ người mua
Nguy cơ đe dọa
từ những dịch vụ và sản phẩm thay thế
Nguồn:Marketing box
Hình 2.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Tất cả các doanh nghiệp lớn hay nhỏ cho tới các Công ty độc quyền đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trƣờng và đặc biệt là trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là một điều tất yếu. Đối thủ cạnh tranh trong ngành là những doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có chức năng, công dụng tƣơng đƣơng doanh nghiệp mình. Đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng các chính sách thay đổi liên tục để cạnh tranh khi nắm bắt đƣợc những thông tin về doanh nghiệp mình.Vì vậy mà quá trình cạnh tranh là luôn luôn không ổn định nên các doanh nghiệp cần phải phân tích các đối thủ để xác định đƣợc những phản ứng và hành động của họ để kịp thời có những biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đây có thể xem là những đối thủ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Khi mới tham gia ngành các doanh nghiệp này sẽ sẵn sàng đƣa ra nhiều chính sách có lợi nhất cho khách hàngvới mục đích để giành lấy thị phần và chiếm lĩnh thị trƣờng, loại đối thủ này là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh trong ngành Cuộc cạnh tranh giữa
các đối thủ hiện tại Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Sản phẩm thay thế Nhà cung ứng Khách hàng
16
rất nhanh. Do đó doanh nghiệp phải cố gắng hạn chế sự xuất hiện của loại đối thủ này.
Nhà cung cứng
Nhà cung ứng là ngƣời cung cấp các vật tƣ cần thiết để sản xuất vừa cho cả doanh nghiệp và cho cả các đối thủ cạnh tranh. Đây là nguồn có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp, là nguồn đầu vào góp phần tạo nên sản phẩm có chất lƣợng.Vì vậy mà nhà cung ứng là những ngƣời có ƣu thế về tăng thêm lợi nhuận bằng cách nâng giá, giảm chất lƣợng hoặc giảm mức độ dịch vụ đi kèm.Vì vậy, doanh nghiệp không nên phụ thuộc vào một nhà cung ứng cụ thể. Nhƣ vậy sẽ rất dễ bị họ gây áp lực bởi vì sự lớn mạnh của các đối thủ cạnh tranh.Tuy nhiên, cũng có nguy cơ tăng cƣờng sự hợp nhất của các nhà cung ứng.
Khách hàng
Là những ngƣời tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng là một yếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm. Không có khách hàng các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của mình. Doanh nghiệp cần xác định chính xác khách hàng của mình là ai và ai sẽ là ngƣời sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp mình để có những chiến lƣợc và chính sách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.Vì khách hàng là những ngƣời nuôi sống doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ những thay đổi của họ để kịp thời đáp ứng trƣớc các đối thủ cạnh tranh mới mong có đƣợc những khách hàng mới.
Sản phẩm thay thế
Đối với các doanh nghiệp thì thị trƣờng là nơi tiêu thụ sản phẩm cũng là nơi tìm kiếm lợi nhuận kể cả thị trƣờng lớn và nhỏ. Tuy nhiên với sức ép của các sản phẩm thay thế sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm vì không bán đƣợc giá cao do sự chi phối về giá của sản phẩm thay thế. Phần lớn sản phẩm thay thế là do sự phát triển của công nghệ, mà đa phần các doanh nghiệp thì chủ quan với sự phát triển hiện có nên ít quan tâm đến sự thay đổi công nghệ bên ngoài và việc áp dụng công nghệ mới cũng rất tốn thời gian để hoàn thiện mà doanh nghiệp thì đang cố gắng liên tục hoàn thành các đơn đặt hàng nên cũng khó khăn để áp dụng công nghệ mới ngay.