- Địa bàn hoạt động còn tương đối rộng, dân cư đông, nhưng hộ sản xuất thường vay các món nhỏ lẻ do đó mỗi cán bộ tín dụng phải quản lý nhiều món vay dẫn đến tình trạng quá tải trong công việc, chậm trễ trong việc đôn đốc nhắc nhỡ khách hàng trả nợ.
Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất còn nhỏ, trong khi cán bộ tín dụng chỉ xét duyệt cho vay từ 50% - 70% tổng số vốn của dự án, do đó số tiền mỗi hộ vay còn ở mức thấp.
71
- Ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn và một phần là trung hạn mà không có cho vay dài dạn, điều này cho thấy Ngân hàng chưa khai thác hết tiềm năng thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng. Nguyên nhân là do các món vay dài hạn thì số tiền vay lớn, chứa đựng nhiều rủi ro, bên cạnh đó ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản cũng như cơ cấu tài sản của Ngân hàng.
- Hộ sản xuất bên cạnh việc thiếu vốn còn hạn chế về trình độ quản lý, kỹ thuật… nhưng cán bộ tín dụng cũng không hiểu nhiều về những nghiệp vụ liên quan đến nông nghiệp nông thôn, cây trồng con giống, kiến thức mùa vụ… dẫn đến việc xác định mức cho vay, kỳ hạn trả nợ, tính hiệu quả kinh tế còn thiếu khoa học và thực tiễn nên hiệu quả của vốn vay còn thấp. Điều này chủ yếu là do cán bộ trong Ngân hàng chưa được đào tạo kỹ năng chuyên môn liên quan đến quản lý chiến lược và phát triển kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn.
- Thủ tục cho vay còn rườm rà, phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí của khách hàng, điều này làm phân tán một lượng khách hàng sẽ đi vay vốn bên ngoài, tuy lãi suất cao nhưng nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu vốn. Điều này là do Ngân hàng muốn đảm bảo sự an toàn và giảm thiểu rủi ro, trong khi các tổ chức tài chính bên ngoài lại đánh trúng tâm lý khách hàng là họ e dè thủ tục hành chính, không muốn có cảm giác nhờ vả…
- Những khách hàng “thân thuộc” sẽ thuận lợi hơn trong quá trình vay vốn, còn những khách hàng mới phải mất thời gian để thẩm định mới được vay, điều này sẽ làm mất thời gian cũng như chi phí của khách hàng, ảnh hưởng đến phương án sản xuất kinh doanh của họ.