0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Doanh số cho vay hộ sản xuất

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG (Trang 52 -52 )

a. Doanh số cho vay hộ sản xuất 3 năm 2011, 2012 và 2013

Trong những năm qua, Ngân hàng rất coi trọng công tác cho vay đối với hộ sản xuất, luôn thực hiện khoán cho từng cán bộ tín dụng các chỉ tiêu về cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn cùng với đó là chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Từ đó thúc đẩy bản thân mỗi cán bộ tín dụng phải luôn học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng giao tiếp cũng như sự thận trọng trong quá trình thẩm định và lựa chọn khách hàng cho vay. Tuy luôn có nhiều nổ lực nhưng quá trình tín dụng đối với hộ sản xuất vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định, bởi lẽ hộ sản xuất là bộ phận kinh tế tương đối phức tạp, cần phải có sự nhất quán giữa họ với Ngân hàng. Để rõ hơn chúng ta sẽ tìm hiểu về hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với hộ sản xuất trong 3 năm từ 2011-2013:

42

Bảng 3.7 Doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời hạn tại Ngân hàng qua 3 năm 2011, 2012 và 2013

ĐVT:Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Năm 2012 so

với năm 2011 Năm 2013 so với năm 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) +Ngắn hạn 321.229 87,7 304.937 87,8 316.540 84,8 -16.292 -5,1 11.603 3,8 +Trung hạn 45.154 12,3 42.459 12,2 56.692 15,2 -2.685 -6,0 14.233 33,5

Tổng 366.383 100,0 347.396 100,0 373.232 100,0 -18.987 -5,2 25.836 7,4

43 - Doanh số cho vay theo thời hạn:

Quận Cái Răng có vị trí nằm gần trung tâm thành phố Cần Thơ, do đó thành phần kinh tế rất đa dạng. Tuy nhiên, phát triển hơn hết vẫn là buôn bán nhỏ lẻ và nông nghiệp ven đô với các loại lúa cao sản, rau sạch, nuôi cá, chăn nuôi…Đây là các thành phần kinh tế có thời gian thu hoạch tương đối ngắn. Nắm bắt được điều này, Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác cho vay với thời hạn ngắn, bổ sung vốn kịp thời cho khu vực để người dân nơi đây sản xuất kinh doanh thuận lợi góp phần phát triển kinh tế. Với món vay có thời hạn ngắn sẽ giúp khách hàng chịu mức lãi suất thấp hơn từ đó góp phần nâng cao lợi nhuận, còn đối với Ngân hàng sẽ giảm được rủi ro tín dụng với thời gian thu hồi nợ sớm hơn. Do đó, trong những năm qua doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất (thường chiếm 85%-88%).

Nhìn chung, doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất biến động tăng giảm liên tục qua các năm, tuy vậy vẫn đạt ở mức rất cao. Năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn lúc này thấp nhất, sụt giảm 16.292 triệu đồng so với năm 2011, khoảng 5,1%. Trong khi tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng lên vào năm 2012 thì doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất lại giảm, điều này chỉ ra rằng nhu cầu vốn của hộ sản xuất đã bị giảm xuống. Mặc dù tình hình chung của nền kinh tế nước ta năm 2012 diễn biến phức tạp, vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng riêng đối với Cái Răng, người dân nơi đây đã gặt hái được một số thành công nhất định khi các ngành nông nghiệp, thủy sản hay chăn nuôi đều đạt kết quả rất khả quan, điều này góp phần bổ sung một phần vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, giảm vốn vay từ Ngân hàng, nhưng điều này cho thấy rằng những phương án sản xuất kinh doanh này chưa có kế hoạch mở rộng quy mô, Ngân hàng nên tích cực chủ động tạo mối liên hệ với hộ sản xuất, hướng dẫn cũng như cung ứng vốn cho họ phát triển sản xuất ở những năm tiếp theo. Điều này có vẻ như Ngân hàng đã thực hiện khá tốt và thu về kết quả khả quan khi doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất năm 2013 tăng 11.603 triệu đồng so với năm 2012, hay tăng 3,8%. Con số này nói lên rằng bộ mặt xã hội của Cái Răng năm 2013 là tương đối tốt và chuyển biến theo hướng tích cực khi các hộ sản xuất đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngân hàng cần tận dụng điều này để mở rộng quy mô tín dụng, ngày càng khẳng định vị thế của mình trong hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh nhu cầu vốn ngắn hạn, người dân cũng có nhu cầu vốn trung hạn nhằm thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh như cải tạo đồng ruộng, cải

44

tạo vườn, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, trồng cây ăn trái…Do đó Ngân hàng cũng thực hiện cho vay trung hạn đối với hộ sản xuất. Tuy nhiên, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn, lý do là vì tuy cho vay trung hạn thu được tiền lãi cao hơn cho vay ngắn hạn nhưng thời gian thu hồi nợ kéo dài, chứa đựng rủi ro cao, do đó Ngân hàng rất thận trọng trong việc xét duyệt cho vay trung hạn.

Diễn biến về hoạt động cho vay trung hạn đối với hộ sản xuất của Ngân hàng cũng tương tự như đối với cho vay ngắn hạn. Năm 2012, doanh số cho vay trung hạn giảm 2.685 triệu đồng, hay giảm 6,0% so với năm 2011, điều này cũng được giải thích bởi những dự án sản xuất kinh doanh của người dân chưa được mở rộng nên nhu cầu vốn của họ bị sụt giảm. Đến năm 2013, nhờ những nổ lực của Ngân hàng kết hợp cùng người dân thúc đẩy họ mở rộng quy mô sản xuất, cùng với đó là những điều chỉnh về giảm lãi suất cho vay, từ đó góp phần làm tăng doanh số cho vay nói chung và doanh số cho vay trung hạn nói riêng. Cụ thể, doanh số cho vay trung hạn đối với hộ sản xuất năm 2013 đã tăng thêm 14.233 triệu đồng hay tăng 33,5% so với năm 2012. Một sự tăng trưởng rất ấn tượng và nó cho thấy rằng bản thân Ngân hàng đang rất chú trọng vào nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn trung hạn này, bởi lẽ đây là nguồn có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng, tuy nhiên do chứa đựng nhiều rủi ro nên Ngân hàng cần thận trọng trong thẩm định cũng như quyết định cho vay.

- Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng:

Cho vay phục vụ nông nghiệp

Nhắc đến nông nghiệp là chúng ta nghĩ ngay đến trồng trọt, chăn nuôi, nhóm khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ nông nghiệp cũng chủ yếu là để mua con giống, phân bón, cải tạo vườn…do đó số tiền vay bình quân cho từng lượt vay cũng không quá lớn (thường xoay quanh con số 50 – 60 triệu đồng), vì vậy dù Ngân hàng đã đẩy mạnh khai thác nhóm khách hàng này nhưng tổng doanh số cho vay để phục vụ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay.

Doanh số cho vay phục vụ nông nghiệp năm 2012 tăng 13.819 triệu đồng so với năm 2011, hay tăng 44,2%. Điều này nói lên rằng nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp của người dân tăng lên, họ ngày càng áp dụng kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh, tích cực cải tạo đồng ruộng, vườn tượt, mở rộng quy mô sản xuất…

45

Nhưng đến năm 2013, doanh số cho vay sụt giảm một cách nghiêm trọng, giảm 33.578 triệu đồng so với năm 2012, hay giảm 74,4%. Điều này cho thấy rằng nhu cầu vốn của người dân đã giảm xuống (bằng chứng là số hộ vay vốn chỉ là 335 hộ so với 765 hộ ở năm 2012), nguyên nhân chủ yếu là do những dự án xây dựng đường xá, các khu công nghiệp, các dự án phát triển kinh tế, mở rộng đô thị của quận Cái Răng đã làm cho một phần đất nông nghiệp bị thu hồi, giải tỏa, làm cho những phương án sản xuất kinh doanh của người dân không thực hiện được và họ đã chuyển sang lĩnh vực khác.

Cho vay nuôi trồng thủy sản

Do Cái Răng không có thế mạnh về thủy sản như những quận huyện khác của thành phố Cần Thơ, nên nhu cầu vốn của người dân không cao, thường chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay đối với hộ sản xuất. Hiện tại, hộ sản xuất thủy sản vay vốn chủ yếu là để mua các con giống như tôm càng xanh, cá tra, cá basa và các loại cá đồng, cải tạo nước, bên cạnh đó là thức ăn.

Doanh số cho vay nuôi trồng thủy sản đối với hộ sản xuất đạt cao nhất ở năm 2011, sau đó giảm dần ở các năm tiếp theo. Điều này cho thấy được nhu cầu vốn của người dân đã giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn, nhất là về nuôi tôm và cá tra, cá basa, giá chi phi đầu vào liên tục tăng nhưng giá bán ra lại thấp khiến những đối tượng sản xuất này rơi vào tình trạng thua lỗ, nhiều hộ dân phải treo ao, sản xuất bị đình trệ…Đây cũng chính là nguyên nhân Ngân hàng xiết chặt công tác cho vay đối với nhóm khách hàng vay vốn phục vụ nuôi trồng thủy sản khi khả năng trả nợ của họ bị hạn chế, điều này là hợp lý nhưng nó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng, do đó Ngân hàng cần có những biện pháp để cung ứng vốn cho những dự án có tính khả thi cao, giúp hộ sản xuất vượt qua khó khăn trước mắt, cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

Cho vay mua bán nhỏ

Những năm gần đây, Cái Răng đã xây dựng các dự án phát triển kinh tế, mở rộng đô thị, góp phần thúc đẩy nhu cầu của người dân lên cao, cùng với đó Cái Răng có lợi thế về chợ nỗi, một nơi buôn bán sầm uất, đo đó nhu cầu về vốn của hộ sản xuất về kinh doanh mua bán nhỏ lẽ rất cao, thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay.

Nhưng qua từng năm, nhu cầu về vốn của họ lại giảm đều, minh chứng là doanh số cho vay của Ngân hàng đối với hoạt động mua bán nhỏ năm 2012 giảm

46

13.241 triệu đồng (hay là giảm 10,4%) so với năm 2011. Chưa dừng lại ở đó, doanh số cho vay này lại giảm thêm 18.089 triệu đồng ở năm 2013 (với tốc độ giảm 15,8% so với năm 2012). Trong khi bộ mặt xã hội ngày càng cải thiện theo chiều hướng tích cực thì nhu cầu về vốn cho mua bán kinh doanh của người dân nơi đây đã giảm đều xuống qua từng năm, điều này phản ánh lên rằng những chính sách của Ngân hàng đã ngày càng không thu hút được nhóm khách hàng này, có thể họ đã tìm vốn từ những ngân hàng khác trên địa bàn thành phố, không những vậy, Ngân hàng còn làm giảm đi quy mô kinh doanh của mình khi số hộ vay cũng giảm dần (giảm mạnh nhất là ở năm 2013, khi số hộ vay chỉ là 302 hộ so với 591 hộ ở năm 2012). Qua đó thấy rằng, Ngân hàng cần khắc phục cải thiện tình hình yếu kém này, thu hút lại số khách hàng cũ cùng với đó là đẩy mạnh hợp tác với nhóm khách hàng mới, mở rộng lại quy mô hoạt động.

Cho vay tiêu dùng, làm nhà

Tiêu dùng là một nhu cầu tất yếu của mỗi người, ai trong chúng ta cũng có nhu cầu “tiêu tiền” để phục vụ nhu cầu ăn, nhu cầu mặc, sinh hoạt, vui chơi, giải trí…bên cạnh đó là nhu cầu ở, một nhu cầu đặc biệt quan trọng, bởi “an cư mới lạc nghiệp”, chổ ở là nơi bảo vệ sức khỏe để chúng ta có thể thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do đó, Ngân hàng đã tích cực đẩy mạnh công tác cho vay nhắm vào nhóm đối tượng khách hàng cần vốn để tiêu dùng, sửa chữa và xây mới nhà cửa. Vì vậy doanh số cho vay để phục vụ tiêu dùng – làm nhà luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất.

Trong những năm qua, doanh số cho vay để tiêu dùng – làm nhà có sự biến động tăng giảm liên tục nhưng tăng mạnh nhất ở năm 2013. Cụ thể, doanh số cho vay – tiêu dùng làm nhà năm 2013 tăng tăng 69.851 triệu đồng so với năm 2012 (hay tăng với tốc độ 45,0%). Điều này là nhờ những chính sách điều chỉnh kịp thời của Ngân hàng về lãi suất cho vay, cũng như chủ động tiếp cận khách hàng tiềm năng, bên cạnh đó là nắm bắt thời cơ kịp thời khi Cái Răng liên tục mở rộng đô thị, đường xá được mở rộng, khi đó nhà của người dân đã thấp hơn mặt đường nên họ đã có nhu cầu về vốn rất mạnh để sửa chữa, nâng cấp nhà cửa, do đó góp phần làm doanh số cho vay – tiêu dùng làm nhà của Ngân hàng. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng dành cho Ngân hàng, họ cần phát huy hơn nữa để đạt kết quả cao trong kinh doanh, Ngân hàng cần chủ động giữ mối quan hệ với nhóm khách hàng này, bởi lẽ sau “an cư” là “lạc nghiệp”, khi người dân đã ổn định được chỗ ở họ sẽ tiến hành các phương án sản xuất kinh doanh, họ sẽ có nhu cầu về vốn.

47

Bảng 3.8 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng của hộ sản xuất tại Ngân hàng từ năm 2011 - 2013

ĐVT:Triệu đồng

Nguồn: Bảng cân đối chi tiết của Ngân hàng 2011,2012,2013

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Năm 2012 so với năm 2011 Năm 2013 so với năm 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 31.274 8,5 45.093 13,0 11.515 3,1 13.819 44,2 -33.578 -74,5 Thủy sản 13.555 3,7 9.260 2,7 9.320 2,5 -4.295 -31,7 60 0,6 Mua bán nhỏ 127.459 34,8 114.218 32,8 96.129 25,8 -13.241 -10,4 -18.089 -15,8 Tiêu dùng -làm nhà 175.263 47,9 155.138 44,7 224.989 60,3 -20.125 -11,5 69.851 45,0 Khác 18.832 5,1 23.687 6,8 31.279 8,3 4.855 25,8 7.592 32,1 Tổng 366.383 100,0 347.396 100,0 373.232 100,0 -18.987 -5,2 25.836 7,4

48

Cho vay khác

Ngoài các đối tượng khách hàng vừa nêu trên, Ngân hàng còn cho các đối tượng khách hàng khác vay vốn để phát triển các dự án về một số ngành tiểu thủ công nghiệp như làm đồ mỹ nghệ, nghề may… Cùng với đó là cho vay thấu chi, phát hành thẻ tín dụng.

Doanh số cho vay đối với nhóm khách hàng này tăng đều qua các năm. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2012 tăng 4.855 triệu đồng, một sự tăng trưởng với tốc độ 25,8% so với năm 2011. Con số này còn ấn tượng hơn khi mức tăng trưởng là 32,1% vào năm 2013 so với năm 2012, tăng 7.592 triệu đồng. Sự tăng trưởng này chủ yếu có được là nhờ vào sự hợp tác của Ngân hàng với khách hàng về cho vay thấu chi, phát hành thẻ tín dụng, doanh số cho vay đối với nhóm khách hàng này liên tục tăng đều qua các năm, đây là loại hình cho vay với lãi suất cao, mang lại nguồn lợi cho Ngân hàng, do đó Ngân hàng cần đẩy mạnh hợp tác với nhiều khách hàng tiềm năng, tăng doanh số cho vay của mình.

b. Doanh số cho vay hộ sản xuất 6 tháng đầu năm 2014

Nhìn chung, doanh số cho vay hộ sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2014 có sự ổn định so với cùng kỳ năm 2013 khi chỉ giảm 305 triệu đồng, một lượng không đáng kể. Nhưng khi xét về doanh số cho vay theo thời hạn và theo mục đích sử dụng lại có sự biến động tăng giảm khác nhau.

Bảng 3.9 Doanh số cho vay hộ sản xuất 6 tháng đầu các năm 2013 và 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) 1.Theo thời hạn 109.242 100 108.937 100 -305 -0,28 +Ngắn hạn 88.789 81,3 103.267 94,8 14.478 16,3

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG (Trang 52 -52 )

×