Quy trình và thời gian xét duyệt cho vay tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận cái răng (Trang 34)

nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh quận Cái Răng

a. Quy trình cho vay

Quy trình cho vay là trình tự mô tả các bước công việc của Ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng cho đến khi thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Một quy trình cho vay hợp lý sẽ giúp cho Ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dung và góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Quy trình cho vay gồm:

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Cán bộ tín dụng có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.

Bước 2: Phân tích tín dụng

Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập.

Cán bộ tín dụng đánh giá tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Phòng hành chính-nhân sự Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kế toán – ngân quỹ Phòng kế hoạch

24

Xác minh tính hợp pháp và đánh giá tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của khách hàng. Nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng và trình lên Ban giám đốc làm cơ sở quyết định cho vay.

Bước 3: Ra quyết định cho vay

Giám đốc Ngân hàng căn cứ vào các báo cáo của cán bộ phân tích tín dụng để ra quyết định có cho khách hàng vay hay không. Nếu cho vay thì Ngân hàng và khách hàng sẽ lập hợp đồng tín dụng, nếu không cho vay thì Ngân hàng thông báo cho khách hàng biết. Đây là quyết định quan trọng có thể ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng, vì khi ra quyết định Ngân hàng có thể mắc 2 sai lầm cơ bản là: cho vay đối với khách hàng không tốt và không cho vay đối với khách hàng tốt.

Bước 4: Giải ngân và giám sát tín dụng

Kế toán sau khi nhận được hồ sơ vay vốn đã được giám đốc duyệt sẽ tiến hành thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng.

Ngân hàng thường xuyên kiểm tra mục đích sử dụng khoản vốn vay của khách hàng, theo dõi chặt chẽ quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó là kiểm kê và thẩm định lại tài sản thế chấp, cầm cố, tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo khả năng thu nợ.

Bước 5: Thu nợ

Trước khi đến hạn thu nợ, nhân viên tín dụng cần nhắc nhỡ khách hàng trả nợ đúng hạn, bên cạnh đó tìm hiểu khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp thu hồi nợ hoặc gia hạn nợ.

Nhân viên giao dịch tính lãi phát sinh, lập phiếu tính lãi và thu lãi, lập phiếu thu vốn.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Sau khi thanh lý hợp đồng tín dụng, Ngân hàng thực hiện giải tỏa tài sản thế chấp, cầm cố cho khách hàng theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước ban hành.

b. Thời gian xét duyệt cho vay

Đối với các dự án trong quyền phán quyết: Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung và dài hạn kể từ khi Ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng.

Đối với các dự án vượt quyền phán quyết: Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung và dài hạn kêt từ khi Ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ

25

và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng phải làm đầy đủ thủ tục trình lên NHNo cấp trên. Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung và dài hạn kể từ khi nhận đủ hồ sơ trình, NHNo cấp trên phải thông báo chấp thuận hay không chấp thuận.

3.2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận cái răng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)