a. Doanh số thu nợ hộ sản xuất từ năm 2011 - 2013
Sau công tác cho vay, vấn đề quan trọng là phải thu hồi đủ nợ gốc và lãi khi đến thời hạn. Đây là công việc giúp Ngân hàng đánh giá được khả năng quản lý vốn của mình, cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
Qua 3 năm từ 2011 đến 2013, tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng có sự biến động tăng giảm liên tục, nhưng có chiều hướng ngược lại so với sự biến động của doanh số cho vay. Trong khi doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2012 giảm xuống so với năm 2011 thì doanh số thu nợ lại tăng lên. Nhưng đến năm 2013, doanh số thu nợ lại giảm xuống trong khi doanh số cho vay lại tăng mạnh.
51
Bảng 3.10 Doanh số thu nợ hộ sản xuất theo thời hạn qua 3 năm 2011, 2012 và 2013
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch giữa các năm
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền % Số tiền % +Ngắn hạn 289.569 89,1 293.371 87,5 286.777 89,3 3.802 1,31 -6.594 -2,25 +Trung hạn 35.531 10,9 41.771 12,5 34.424 10,7 6.240 17,6 -13.347 -32 Tổng 325.100 100 335.142 100 321.201 100 10.042 3,09 -13.941 -4,16
52 - Doanh số thu nợ theo thời hạn
Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn hạn qua từng năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ hộ sản xuất, dao động mức 87,5% - 89%, một tỷ trọng rất ổn định, còn lại là doanh số thu nợ trung hạn. Tuy nhiên, xét về con số tuyệt đối thì lại có sự biến động tăng giảm liên tục cả về doanh số thu nợ ngắn hạn lẫn trung hạn.
Doanh số thu nợ ngắn hạn đạt cao nhất ở năm 2012, tăng 3.802 triệu đồng so với năm 2011, tốc độ tăng là 1,31%; trong khi đó, doanh số thu nợ trung hạn cũng tăng 6.240 triệu đồng, tốc độ tăng là 17,6%, một tốc độ tăng rất ấn tượng. Có được điều này một phần là nhờ các hộ sản xuất nơi đây gặt hái được một số thành công nhất định trong sản xuất kinh doanh, đạt được kết quả cao, do đó tăng khả năng trả nợ cho Ngân hàng, bên cạnh đó là sự đôn đốc, nhắc nhở khách hàng của cán bộ tín dụng khi thời hạn thu hồi nợ đến.
Nhưng đến năm 2013, doanh số thu nợ của Ngân hàng đã sụt giảm cả về ngắn hạn lẫn trung hạn. Trong khi doanh số thu nợ ngắn hạn giảm giảm 6.594 triệu đồng, hay tốc độ giảm là 2,25% thì doanh số thu nợ trung hạn cũng giảm 13.347 triệu đồng, tốc độ giảm là 32%, một sự sụt giảm rất mạnh mẽ. Điều này cho thấy một bộ phận khách hàng đã chậm trễ trong việc trả nợ, Ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ của khách hàng, điều này nói lên răng Ngân hàng đã cho vay nhiều nhưng kết quả thu hồi nợ là chưa tốt, các kết quả kinh doanh không đạt kết quả cao, NH cũng không có biện pháp hỗ trợ khách hàng trả nợ là những nguyên nhân làm chất lượng tín dụng đã bị giảm sút.
- Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng
Thu nợ khách hàng vay phục vụ nông nghiệp
Doanh số thu nợ của nhóm khách hàng này biến động liên tục qua từng năm. Trong đó đạt cao nhất ở năm 2012, tăng 17.909 triệu đồng so với năm 2011, hay tăng với tốc độ là 106,7%, một tốc độ tăng cực kỳ ấn tượng. Nguyên nhân một phần là do doanh số cho vay năm 2012 tăng lên so với năm 2011, bên cạnh đó là người nông dân làm ăn có hiệu quả, cùng với đó là sự đôn đốc, nhắc nhỡ của cán bộ tín dụng dành cho khách hàng.
53
Bảng 3.11 Doanh số thu nợ hộ sản xuất theo mục đích qua 3 năm 2011, 2012 và 2013
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Bảng cân đối chi tiết của Ngân hàng 2011,2012,2013
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch giữa các năm
Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 16.782 5,2 34.691 10,4 28.700 8,9 17.909 106,7 -5.991 -17,3 Thủy sản 11.090 3,4 13.640 4,1 6.690 2,1 2.550 23 -6.950 -51 Mua bán nhỏ 107.340 33,0 106.619 31,8 90.396 28,1 -623 -0,58 -16.223 -15,2 Tiêu dùng - làm nhà 175.242 53,9 154.585 46,1 167.727 52,2 -20.657 -11,8 13.142 8,5 Khác 14.646 4,5 25.607 7,6 27.688 10,8 10.961 74,8 2.081 8,1 Tổng 325.100 100 335.142 100 321.201 100 10.042 3,09 -13.941 -4,16
54
Thu nợ khách hàng vay phục vụ thủy sản
Tuy doanh số thu nợ của nhóm khách hàng này cũng có sự biến động tăng giảm liên tục qua từng năm nhưng nhìn chung có xu hướng giảm xuống. Năm 2013, doanh số thu nợ sụt giảm mạnh xuống chỉ còn 6.690 triệu đồng, một sự sụt giảm 6.950 triệu đồng, hay giảm 51%. Qua đó cho thấy Ngân hàng đang gặp khó khăn trong thu hồi nợ đối với nhóm khách hàng này. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ năm 2013 lại giảm rất mạnh, chủ yếu là vì nuôi trồng thủy sản gặp một số khó khăn nhất định, khách hàng làm ăn thua lỗ, bên cạnh đó bản thân cán bộ tín dụng Ngân hàng lại không hiểu nhiều về kiến thức thủy sản, không có biện pháp giúp những hộ này khôi phục lại phương án sản xuất, gây ra khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng đã bị giảm xuống.
Thu nợ mua bán nhỏ
Doanh số thu nợ của Ngân hàng đối với nhóm khách hàng mua bán nhỏ có xu hướng giảm dần qua các năm, nhất là ở năm 2013 doanh số thu nợ đã giảm 16.223 triệu đồng so với năm 2012, hay giảm 15,2%. Nguyên nhân chủ yếu là do các chính sách của Ngân hàng đã không thu hút được nhóm khách hàng này nên làm doanh số cho vay giảm từ đó số tiền thu nợ từ khách hàng cũng giảm. Bên cạnh đó công tác tiếp cận khách hàng của Ngân hàng còn rất nhiều khó khăn, các chính sách của Ngân hàng đã không thu hút được nhóm khách hàng này. Đây là nhóm khách hàng rất tiềm năng bởi lẽ Cái Răng ngày càng phát triển, hoạt động mua bán luôn diễn ra tấp nập, thu nhập của nhóm khách hàng này tương đối ổn định, do đó khả năng trả nợ rất cao, Ngân hàng cần tích cực khai thác vào nhóm khách hàng này, giúp họ mở rộng sản xuất kinh doanh, giúp Ngân hàng ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn.
Thu nợ tiêu dùng – làm nhà
Doanh số thu nợ đối với khách hàng vay tiêu dùng làm nhà có sự biến động tăng giảm liên tục qua từng năm. Năm 2012 doanh số thu nợ đạt thấp nhất, khi giảm 20.657 triệu đồng, hay giảm 11,8% so với năm 2011.
Đến năm 2013, doanh số thu nợ tăng 13.142 triệu đồng, hay tăng 8,5% so với năm 2012. Khi nhìn vào tốc độ tăng trưởng 8,5% chúng ta sẽ nói rằng đó là điều rất tốt, tuy nhiên thực tế nó lại thấp hơn rất nhiều so với tố độ tăng của doanh số cho vay ở đối tượng vay tiêu dùng - làm nhà (tốc độ tăng là 45%). Từ đó cho thấy một thực tế rằng vẫn còn một khối lượng lớn nợ mà Ngân hàng chưa thu
55
được từ khách hàng, chất lượng tín dụng đã bị giảm sút, điều này bị ảnh hưởng bởi chính sách cho vay ồ ạt của Ngân hàng, quá trình thẩm định còn chưa thật sự chính xác khi nhóm khách hàng này đang rất sốt vốn nhưng Ngân hàng chưa quan tâm đến các nguồn trả nợ của họ...
Thu nợ khác
Doanh số thu nợ đối với các nhóm khách hàng khác có sự tăng đều qua các năm. Đây là một tín hiệu tốt đối với Ngân hàng khi nhóm khách hàng này sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có thiện chí trả nợ rất tốt, uy tín của khách hàng sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng, do đó Ngân hàng cần khai thác nhóm khách hàng này, đẩy mạnh quan hệ tín dụng, mở rộng thị phần.
b. Doanh số thu nợ hộ sản xuất 6 tháng đầu năm 2014
Nhìn chung tình hình thu nợ hộ sản xuất ở 6 tháng đầu năm 2014 của Ngân hàng tăng trưởng khá tôt so với cùng kỳ năm 2013. Trong khi thu nợ theo thời hạn có sự tăng lên cả về doanh số thu nợ ngắn lẫn trung hạn thì theo mục đích lại có sự biến động khác nhau. Ta sẽ tìm hiểu cụ thể:
Bảng 3.12 Doanh số thu nợ hộ sản xuất 6 tháng đầu các năm 2013 và 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) 1.Theo thời hạn 87.233 100 105.512 100 18.279 21,0 +Ngắn hạn 78.603 90,1 93.807 88,9 15.204 19,3 +Trung hạn 8.630 9,9 11.705 11,1 3.075 35,6 2.Theo mục đích 87.233 100 105.512 100 18.279 21,0 +Nông nghiệp 7.155 8,2 3.487 3,3 -3.668 -51,3 +Thủy sản 3.709 4,3 3.250 3,1 -459 -12,4 +Mua án nhỏ 25.418 29,1 31.390 29,8 5.972 23,5 +Tiêu dùng – làm nhà 44.430 50,9 58.527 55,5 14.090 31,7 +Khác 6.521 7,5 8.858 8,,3 2337 35,8
Nguồn: Bảng cân đối chi tiết của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 và 2014
- Doanh số thu nợ theo thời hạn
Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với doanh số thu nợ trung hạn, đạt 93.807 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn 15.204 triệu
56
đông (hay 19,3%) so với 6 tháng đầu năm 2013. Trong khi đó, doanh số thu nợ trung hạn trong giai đoan này cũng cao hơn cùng kỳ năm 2013 là 3.075 triệu đồng (hay cao hơn 35,6%). Điều này cho thấy rằng Ngân hàng đã rất nỗ lực trong việc nhắc nhỡ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, bên cạnh đó còn cho thấy hộ sản xuất trong giai đoạn này làm ăn có hiệu quả, đạt được kết quả khả quan hơn so với 6 tháng đầu năm 2012.
- Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng:
Doanh số thu nợ nông nghiệp và thủy sản ở 6 tháng đầu năm 2014 có thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2013, trong khi đó doanh số thu nợ mua bán nhỏ, tiêu dùng – làm nhà và thu nợ khác ở giai đoạn này lại cao hơn so với cùng kỳ 2013. Cụ thể:
Doanh số thu nợ nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2014 đã giảm 3.668 triệu đồng (hay giảm 51,3%) so với 6 tháng đầu năm 2013. Cùng với đó là doanh số thu nợ thủy sản giai đoạn này cũng thấp hơn 459 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013 (giảm 12,4%). Điều này chỉ ra rằng các đối tượng khách hàng này đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh làm khả năng trả nợ cho Ngân hàng giảm xuống.
Ngược lại, doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2014 đối với các đối tượng mua bán nhỏ, tiêu dùng – làm nhà và các đối tượng khác cao hơn so với cùng kỳ 2013. Doanh số thu nợ mua bán nhỏ ở 6 tháng đầu năm 2014 tăng 23,5%, doanh số thu nợ tiêu dùng – làm nhà tăng 31,7% so với cùng kỳ 2013, cùng với đó là doanh số thu nợ khác cũng tăng 35,8%. Điều này cho thấy đây là các nhóm khách hàng tiềm năng và rất có uy tín đối với Ngân hàng, các phương án sản xuất kinh doanh của họ có tính khả thi cao và đạt kết quả tốt. Ngân hàng cần mở rộng quan hệ với các nhóm khách hàng này.