Cơ sở thực nghiệm

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận cái răng (Trang 29)

Trong một nghiên cứu của Vân Anh (2009) về “Định lượng mối liên hệ giữa tín dụng Ngân hàng và kinh tế hộ gia đình”, tác giả đã thu thập số liệu thông qua khảo sát điều tra về chạy mô hình kinh tế lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 xác định các biến quan trọng ảnh hưởng đến tín dụng (như: vị trí địa lý, tuổi, giới tính, nhân khẩu, tài sản của hộ…), giai đoạn 2 xác định ảnh hưởng của tín dụng lên kinh tế hộ gia đình. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng khi được tiếp cận với tín dụng, các hộ sẽ có điều kiện hơn để nâng cao năng suất lao động, kỹ năng quản lý, tạo công ăn việc làm, và nâng cao chất lượng cuộc sống, cùng với đó họ có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ y tế, giáo dục…từ đó dần thoát nghèo và thay đổi cuộc sống.

“Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Quảng Bình” của tác giả Tiến (2009) thực hiện. Mục tiêu của đề tài là tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh việc phân tích hoat động tín dụng của Ngân hàng thì tác giải còn thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi phỏng vấn 130 khách hàng, áp dụng mô hình hồi quy đa biến với SPSS, kết quả cho thấy chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: năng lực và thái độ nhân viên ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp đến là nhân tố thuộc về tiếp cận vốn (thời gian xét duyệt, giải ngân…), vị trí các điểm giao dịch, lãi suất, thời hạn, cuối cùng là sự tư vấn và hỗ trợ của ngân hàng.

Bên cạnh đó, đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Bình” do tác giả Điệp (2008) thực hiện còn nhấn mạnh rủi ro tín dụng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Tác giả chỉ ra rằng rủi ro tín dụng gồm 3 loại là: rủi ro không trả được nợ, rủi ro tiềm ẩn và rủi ro thu hồi vốn. Nguyên nhân dẫn

19

đến rủi ro tín dụng là do khách hàng mất khả năng trả nợ, gặp phải bất trắc trong sản xuất kinh doanh như: khả năng sinh lời giảm sút, khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, các chính sách thay đổi, do thiên tai, dịch bệnh…Điều này có thể làm Ngân hàng thua lỗ dẫn đến mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng bị sụt giảm.

Trên cơ sở các lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, đề tài được thực hiện tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về hoạt động tín dụng hộ sản xuất và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng hộ sản xuất, các chỉ tiêu mới có tính thực tế được đưa vào đề tài như: doanh số vay bình quân mỗi hộ, số hộ mỗi cán bộ quản lý. Từ đó có cái nhìn chính xác hơn về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nhằm có những giải pháp thiết thực nhất nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận cái răng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)