0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG (Trang 30 -30 )

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập từ phòng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cái Răng thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các số liệu thứ cấp khác được thu thập thông qua các bài báo, bài tạp chí về Ngân hàng đã được công bố.

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Đối với mục tiêu 1 và 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả như so sánh số tương đối và tuyệt đối, phân tích, đánh giá để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất.

* Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc

∆y = y1 – y0

Trong đó: y1 là chỉ tiêu kỳ phân tích y0 là chỉ tiêu kỳ gốc

∆y là chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc

Phương pháp này xem xét sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế.

* Phương pháp so sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc

∆y

=

y1 – y0

*100% Y0

20 Trong đó: y1 là chỉ tiêu kỳ phân tích y0 là chỉ tiêu kỳ gốc ∆y là tốc độ tăng trưởng

Phương pháp này xem xét tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

- Đối với mục tiêu 3: Dựa trên các kết quả nghiên cứu và phân tích từ mục tiêu 1 và mục tiêu 2 để nêu lên một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT chi nhánh Cái Răng.

21

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG

3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận Cái Răng phát triển nông thôn chi nhánh quận Cái Răng

Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chi nhánh Cái Răng là 1 trong 8 chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ (NHNo&PTNT Quận Bình Thủy, Quận Cái Răng, Quận Ninh Kiều, Quận Ô Môn, Quận Thốt Nốt, Huyện Cờ Đỏ, Huyện Phong Điền, Huyện Thới Lai, Huyện Vĩnh Thạnh), được thành lập theo Nghị Định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) với tên gọi là Ngân hàng phát triển Nông nghiệp huyện Châu Thành. Đến ngày 14/11/1990, quyết định số 400/CP ra đời và Ngân hàng phát triển Nông nghiệp huyện Châu Thành đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp huyện Châu Thành. Đến ngày 15/11/1996, đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành. Đến ngày 25/3/2004 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Cái Răng.

Từ khi ra đời đến nay, Ngân hàng đã và đang hoạt động từng bước đi lên và đạt được nhiều kết quả khả quan. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là nông nghiệp, đối tượng phục vụ chủ yếu là nông dân, Ngân hàng luôn lấy chữ tín làm đầu nhằm hướng đến mục tiêu tồn tại và phát triển bền vững.

NHNo&PTNT quận Cái Răng có trụ sở đặt tại 106/4 đường Võ Tánh, Cái Răng, Cần Thơ.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh quận Cái Răng và Phát triển Nông thôn chi nhánh quận Cái Răng

Giám đốc

- Là người trực tiếp chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và đồng thời là người quyết định cuối cùng trong kinh doanh.

- Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.

- Thay mặt Ngân hàng ký các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do Ngân hàng và khách hàng lập.

- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng.

22

Phó giám đốc

Có trách nhiệm tham mưu, hỗ trợ cho giám đốc trong công tác điều hành, tổ chức các hoạt động trong Ngân hàng. Là người được ủy quyền phụ trách và chịu trách nhiệm trong công tác thuộc thẩm quyền, có quyền ký thay giám đốc quyết định cho vay đối với những món vay nhỏ.

Phòng hành chính – nhân sự

Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh, đề xuất thực hiện các công việc liên quan đến công tác nhân sự, hành chính và các công việc khác như: bảo vệ, văn thư, lễ tân…, tổ chức các cuộc họp, hội nghị, quản lý và chi trả tiền lương cho nhân viên, quản lý con dấu…, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động trong đó có nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.

Phòng kế toán – ngân quỹ

- Phòng kế toán có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn do phòng tín dụng chuyển xuống trước khi giải ngân. Lưu giữ hồ sơ cho vay của Ngân hàng.

- Trực tiếp hạch toán các nghiệp vụ thanh toán và dịch vụ, theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ phát sinh.

- Thu thập số liệu để lập bảng cân đối thanh toán hằng quý, báo cáo quyết toán cuối năm.

- Bộ phận ngân quỹ có trách nhiệm với bộ phận kế toán điều chỉnh số liệu nếu có sai sót, đồng thời giải ngân cho khách hàng vay, thu tiền lãi và tiền gốc của khách hàng trả nợ, tổ chức quản lý tài sản của Ngân hàng.

Phòng kế hoạch – kinh doanh

- Có nhiệm vụ tham mưu cho Ba giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch kinh danh, định hướng hoạt động cho Ngân hàng, chủ động tìm kiếm các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư.

- Nhận đơn xin vay, thẩm định điều kiện vay vốn và duyệt cho vay để trình lên Ban giám đốc.

- Chịu trách nhiệm trong việc quản lý và giám sát quá trình sử dụng khoản tín dụng của khách hàng.

Phòng kiểm soát

- Có nhiệm vụ kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.

23

- Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, giám sát việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng.

- Báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất với Ban giám đốc những biện pháp xử lý, khắc phục những tồn tại, khuyết điểm.

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của NHNo&PTNT quận Cái Răng

3.1.3 Quy trình và thời gian xét duyệt cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh quận Cái Răng nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh quận Cái Răng

a. Quy trình cho vay

Quy trình cho vay là trình tự mô tả các bước công việc của Ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng cho đến khi thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Một quy trình cho vay hợp lý sẽ giúp cho Ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dung và góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Quy trình cho vay gồm:

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Cán bộ tín dụng có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.

Bước 2: Phân tích tín dụng

Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập.

Cán bộ tín dụng đánh giá tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Phòng hành chính-nhân sự Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kế toán – ngân quỹ Phòng kế hoạch

24

Xác minh tính hợp pháp và đánh giá tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của khách hàng. Nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng và trình lên Ban giám đốc làm cơ sở quyết định cho vay.

Bước 3: Ra quyết định cho vay

Giám đốc Ngân hàng căn cứ vào các báo cáo của cán bộ phân tích tín dụng để ra quyết định có cho khách hàng vay hay không. Nếu cho vay thì Ngân hàng và khách hàng sẽ lập hợp đồng tín dụng, nếu không cho vay thì Ngân hàng thông báo cho khách hàng biết. Đây là quyết định quan trọng có thể ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng, vì khi ra quyết định Ngân hàng có thể mắc 2 sai lầm cơ bản là: cho vay đối với khách hàng không tốt và không cho vay đối với khách hàng tốt.

Bước 4: Giải ngân và giám sát tín dụng

Kế toán sau khi nhận được hồ sơ vay vốn đã được giám đốc duyệt sẽ tiến hành thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng.

Ngân hàng thường xuyên kiểm tra mục đích sử dụng khoản vốn vay của khách hàng, theo dõi chặt chẽ quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó là kiểm kê và thẩm định lại tài sản thế chấp, cầm cố, tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo khả năng thu nợ.

Bước 5: Thu nợ

Trước khi đến hạn thu nợ, nhân viên tín dụng cần nhắc nhỡ khách hàng trả nợ đúng hạn, bên cạnh đó tìm hiểu khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp thu hồi nợ hoặc gia hạn nợ.

Nhân viên giao dịch tính lãi phát sinh, lập phiếu tính lãi và thu lãi, lập phiếu thu vốn.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Sau khi thanh lý hợp đồng tín dụng, Ngân hàng thực hiện giải tỏa tài sản thế chấp, cầm cố cho khách hàng theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước ban hành.

b. Thời gian xét duyệt cho vay

Đối với các dự án trong quyền phán quyết: Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung và dài hạn kể từ khi Ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng.

Đối với các dự án vượt quyền phán quyết: Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung và dài hạn kêt từ khi Ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ

25

và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng phải làm đầy đủ thủ tục trình lên NHNo cấp trên. Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung và dài hạn kể từ khi nhận đủ hồ sơ trình, NHNo cấp trên phải thông báo chấp thuận hay không chấp thuận.

3.2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG

3.2.1 Hoạt động huy động vốn

a. Hoạt động huy động vốn trong 3 năm 2011 đến 2013

Đối với động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn luôn chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi vì nguồn vốn quyết định đến năng lực kinh doanh, vốn là tiền đề cho các hoạt động kinh doanh trong Ngân hàng được diễn ra trôi chảy và thuận lợi. Một nguồn vốn ổn định sẽ giúp tăng sức cạnh tranh, tạo thế đứng vững chắc cho ngân hàng, cũng như tạo thuận lợi cho việc mở rộng quy mô hoạt động.

Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh Cái Răng chủ yếu đến từ việc huy động lượng tiền nhàn rỗi ngoài công chúng, và một số nguồn khác như huy động từ phát hành giấy tờ có giá và vay từ Ngân hàng Nhà nước. Để đảm bảo thực hiện tốt được vai trò trung gian tín dụng, Ngân hàng cần thực hiện tốt công tác huy động vốn của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của huy động vốn, NHNo&PTNT chi nhánh Cái Răng luôn cố gắng giữ ổn định và tăng đều nguồn vốn huy động qua 3 năm (2011-2013), trong đó tăng mạnh nhất là ở năm 2013 (tăng 109.673 triệu đồng, hay tăng 27,5% so với năm 2012). Để hiểu rõ hơn về nguồn vốn huy động của Ngân hàng, ta sẽ đi vào phân tích từng khoản mục cụ thể:

26

Bảng 3.1 Nguồn vốn huy động của Ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Bảng cân đối chi tiết của Ngân hàng 2011,2012,2013.

Cơ cấu vốn huy động Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 với 2011 Chênh lệch 2013 với 2012

Số tiền % Số tiền %

1.Huy động từ khách hàng 301.539 337.521 455.831 35.982 11,9 118.310 35,1

+Tiền gửi thanh toán 15.361 16.461 57.710 1.100 7,2 41.249 250,6 -Không kỳ hạn 15.302 15.384 27.933 82 0,5 12.549 81,6 -Có kỳ hạn 59 1.000 29.753 941 1.595 28.753 2.875 -Tiền gửi chuyên dùng 0 77 24 77 _ -53 -68.8 +Tiền gửi tiết kiệm 286.179 321.060 398.121 34.881 12,2 77.061 24 -Không kỳ hạn 1.023 1.023 584 0 0 -439 -42,9 -Có kỳ hạn 284.996 319.912 397.340 34.916 12,3 77.428 24,2 -Tiền gửi tiết kiệm khác 160 125 197 -35 -21,9 72 57,6

2.Phát hành GTCG 5.670 23.368 24.350 17.698 312,1 982 4,2

3.Vốn khác 17.186 37.515 27.896 20.329 118,3 -9.619 -25,6

27 - Vốn huy động từ khách hàng

Đây là nguôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động của Ngân hàng (chiếm khoảng 85% - 93% qua mỗi năm), và chủ yếu đến từ lượng tiền gửi tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, bên cạnh đó là phần nhỏ đên từ lượng tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế. Nhìn chung lượng vốn huy động này của Ngân hàng tăng đều qua các năm và tăng mạnh nhất là 118.310 triệu đồng vào năm 2013 so với năm 2012 (hay tăng 35,1%). Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự gia tăng của tiền gửi tiết kiệm và thanh toán của khách hàng. Tuy có sự gia tăng qua các năm nhưng tỷ trọng của lượng tiền này có chiều hướng giảm, điều này cho thấy Ngân hàng đang khai thác chưa hết nguồn vốn nhàn rỗi có trong dân cư tại địa phương. Cụ thể:

Về tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại Ngân hàng tăng liên tục trong 3 năm và chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, bởi vì lãi suất huy động cho tiền gửi có kỳ hạn cao hơn so với không kỳ hạn và có nhiều loại thời hạn khác nhau phù hợp với từng đối tượng khách hàng do đó thu hút được lượng tiền lớn, bên cạnh đó còn giúp cho Ngân hàng chủ động trong khâu sử dụng số tiền này vào hoạt động cho vay. Năm 2013, lượng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn này tăng mạnh nhất, tăng 77.428 triệu đồng so với năm 2012 (hay tăng 24%). Có được điều này là do Ngân hàng đã luôn theo dõi chặt chẽ diễn biến lãi suất trên địa bàn để điều chỉnh kịp thời, khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, thực hiện lãi suất cho vay và huy động linh hoạt nhằm thu hút khách hàng, tăng lượng tiền gửi cho Ngân hàng.

Về tiền gửi thanh toán: Đây là khoản huy động chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng và ngược với tiền gửi tiết kiệm, loại tiền gửi này chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, mục đích chủ yếu khi khách hàng gửi tiền không phải để hưởng lãi suất mà để đáp ứng nhu cầu thanh toán với các tổ chức, cá nhân được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Nhìn chung tiền gửi thanh toán của khách hàng tại Ngân hàng năm 2012 so với năm 2011 tương đối ổn định, nhưng đến năm 2013, lượng tiền gửi thanh toán

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG (Trang 30 -30 )

×