Quán ngữ

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ thiên chúa giáo trong tiếng việt (Trang 98)

- chẳng hay hết, chẳng hay cùng,..

- và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng, - nhân danh Cha và Con và Thánh Thần

- Giê su Maria - Lạy Chúa tôi - nhà thờ nhà thánh - lễ lạy

Quán ngữ trong cụm từ cố định Thiên Chúa giáo có số lượng rất ít. Đó hầu hết là những cấu trúc quen dùng của giáo dân Thiên Chúa giáo, được dùng như những câu nói cửa miệng trong giao tiếp hằng ngày.

Theo nguồn ngữ liệu chúng tôi thống kê khảo sát, theo kiến thức chúng tôi đã phân loại và nhận diện trên. Chúng tôi xin rút ra một vài nhận xét về cụm từ cố định Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt như sau:

Thứ nhất: số lượng cụm từ cố định không nhiều. Những cụm từ cố định khảo sát và nhận diện gồm hai loại là ngữ định danh và quán ngữ.

Thứ hai, đa phần những cụm từ cố định Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt là những cụm từ từ cố định được đọc theo âm Hán Việt.

Thứ ba, những cụm từ cố định mà chúng tôi khảo sát đều biểu đạt về Chúa, Thánh, con người và yếu tố thời gian.

Tóm lại, việc nhận diện, phân loại và nghiên cứu về cụm từ cố định Thiên Chúa

giáo trong tiếng Việt không phải là công việc đơn giản. Vấn đề này chúng tôi còn bỏ

ngỏ. Đây là vấn đề còn chờ đợi ở những công trình nghiên cứu tiếp sau của ngành Việt ngữ.

KẾT LUẬN

Từ nội dung đã khảo sát về từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt, chúng tôi xin đưa ra một số nhận định như sau:

1. Vấn đề chúng tôi nêu ra và khảo sát trong đề tài này là một vấn đề rất rộng:

từ ngữ Thiên Chúa giáo – một lớp từ chuyên biệt trong tiếng Việt. Và để giải quyết được nội dung này, đòi hỏi phải nắm chắc kiến thức về từ và cụm từ cố định tiếng Việt nói chung trên nhiều phương diện. Đây là vấn đề không dễ dàng với chúng tôi vì xung quanh khái niệm về từ và cụm từ đã có rất nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí trái nguợc nhau. Hơn nữa việc thống kê, khảo sát và phân loại ngữ liệu về từ và cụm từ cố định Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt là việc làm khá khó khăn: khó khăn thứ nhất là nguồn ngữ liệu để xác định nguồn gốc của từ; khó khăn thứ hai là việc nhận diện từ và cụm từ cố định như đã nói, khó khăn thứ ba là việc phân loại từ và cụm từ cố định theo các tiêu chí – một việc làm tương đối rộng và bao quát.

Vì thế, khi thực hiện đề tài, chúng tôi không có tham vọng giải quyết hết mọi vấn đề mà chỉ chọn lọc một số vấn đề cơ bản để khảo sát với mục đích nhận diện và khái quát được đặc điểm của lớp từ này theo từng tiêu chí cụ thể.

Ví dụ: Trên phương diện từ chúng tôi chọn bốn tiêu chí để phân loại và nhận diện đặc điểm là: nguồn gốc, hình thức cấu tạo, từ loại và nét nghĩa. Trong đó, về từ loại dựa trên nguồn ngữ liệu thống kê được, chúng tôi cũng chỉ dừng ở việc phân loại và nhận diện ba loại từ chính là danh từ, động từ và tính từ. Hoặc về nghĩa, chúng tôi cũng chỉ nhận xét được một số nét nghĩa của một số từ đa nghĩa, từ có nghĩa chồng hoặc nghĩa chuyển. Còn từ đơn nghĩa chúng tôi chỉ nêu ra, chứ chưa phân loại và nhận diện đặc điểm.

2. Về thống kê, phân loại và nhận diện đặc điểm của từ và cụm từ cố định Thiên

Chúa giáo trong tiếng Việt, chúng tôi cũng xin nêu ra một số vấn đề như sau:

-Từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt vốn là những từ ngữ có nguồn gốc

ngoại lai. Từ ngữ chuyên biệt này du nhập vào vốn từ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt chủ yếu qua cách đọc Hán Việt và phiên âm Latinh – Pháp – Anh. Trong đó, từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt được đọc theo âm Hán Việt chiếm tỷ lệ cao

nhất. Ở đây, chúng tôi quan tâm đến vấn đề lịch đại của những từ ngữ dạng này để thấy được sự phát triển của từ ngữ Thiên Chúa giáo khi du nhập vào tiếng Việt.

- Từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt chiếm phần lớn là danh từ, thứ đến là

động từ, và sau cùng là tính từ. Trong đó, chúng tôi chú ý đến từ loại danh từ. Đặc biệt là chú ý đến cách gọi tên, vì đây là khía cạnh có rất nhiều biến đổi qua thời gian du nhập và phát triển. Ví dụ như tên gọi đạo Thiên Chúa giáo, tên gọi Chúa, thần

thánh, tên gọi các chức vụ trong các đơn vị tổ chức…

Điều này, phản ánh rất rõ sự thích ứng và sáng tạo của người sử dụng ngôn ngữ vay mượn. Sự thay đổi theo xu hướng dần dần Việt hóa những yếu tố ngoại lai là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực – quá trình này sẽ làm giàu cho ngôn ngữ bản địa.

- Về nghĩa của từ, chúng tôi chú ý đến những từ có nghĩa chồng, nghĩa chuyển

so với từ ngữ thông thường. Đây chính là điểm rất riêng của từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt. Trong nội dung này, chúng tôi đã khảo sát một số từ có nét nghĩa chồng lên nét nghĩa thông thường trong từ toàn dân: nét nghĩa này có thể là nét nghĩa

cổ chỉ còn giữ lại trong từ Thiên Chúa giáo như công nghiệp,… có khi đó là nét nghĩa

mới chồng lên nghĩa gốc của từ ví dụ: sinh thì,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về cấu tạo của từ, luận văn chúng tôi chỉ dừng ở việc liệt kê ra những từ đơn,

từ ghép, từ láy. Từ đó, chúng tôi đi đến kết luận: từ ghép chiếm số lượng lớn nhất

trong từ Thiên Chúa giáo. Còn từ láy thì số lượng ít nhất. Láy trong từ Thiên Chúa

giáo chỉ tồn tại ở dạng láy.

- Về cụm từ cố định, luận văn chúng tôi chỉ mới dừng ở liệt kê cụm từ cố định

Thiên Chúa giáo ở cụm từ cố định định danh và quán ngữ. Trong đó, cụm từ cố định định danh chiếm số lượng lớn.

3. Chúng tôi nhận thấy rằng, từ ngữ Thiên Chúa giáo trong trong tiếng Việt, bên cạnh những đặc điểm chung với từ tiếng Việt thì còn có rất nhiều đặc điểm riêng, thể hiện ở cả từ và cụm từ; thể hiện qua nguồn gốc, qua ý nghĩa của từ trong qúa trình du nhập. Điều này, làm nên nét đặc chủng của từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt, gọi như Nguyễn Long Thao là những đặc ngữ. Từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt, phản ánh rất rõ sắc thái trang trọng, linh thiêng hóa, “Thánh hóa”, đặc biệt là ở từ. Ví dụ: Rất Thánh Đức Bà, Đức Thánh Cha, Kytô hữu,...

4. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhận thấy đây là một lĩnh vực ngôn ngữ rất lý thú, phong phú, nó phản ánh phần nào đó diện mạo của tiếng Việt nói chung. Đặc biệt là nó có giá trị lịch đại, vì sự ra đời và phát triển của từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt gắn liền với lịch sử ra đời và phát triển của chữ quốc ngữ. Nhưng khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi nhận thấy đây là một lĩnh vực ngôn ngữ còn bị bỏ ngỏ, chưa được các nhà nghiên cứu Việt ngữ quan tâm nhiều. Những bài viết, những công trình nghiên cứu về lớp từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt còn khá khiêm tốn.

5. Cuối cùng, chúng tôi muốn nói đến kết quả luận văn của chúng tôi. Với chúng

tôi, đây mới chỉ là những kết quả sơ bộ, bước đầu nghiên cứu một vấn đề ngôn ngữ học còn khá mới mẻ. Chúng tôi còn khá bỡ ngỡ trong việc tìm kiếm ngữ liệu, khảo sát, thống kê và phân loại. Những điều chúng tôi đã làm được trong luận văn chắc hẳn còn quá ít so với yêu cầu vì kiến thức, điều kiện của chúng tôi còn hạn chế. Và với những gì đã làm được, chúng tôi chỉ mong góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu lớp từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt nói riêng và Việt ngữ nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Toan Ánh (2005), Tín ngưỡng Việt Nam ( quyển hạ),NXB Trẻ.

2. Diệp Quang Ban, Hoàng Trung Thông (2004), Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1, tập

2), NXB Giáo dục.

3. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa

học xã hội, Hà Nội.

4. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Trần Văn Chánh (2001), Từ điển Hán – Việt, Hán ngữ cổ đại và hiện đại, NXB

Trẻ, TP. HCM.

6. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục.

7. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, NXB Khoa học Xã

hội.

8. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học ( tập 1), NXB Giáo dục.

9. Đỗ Hữu Châu (2004), Giáo trình từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học Sư phạm

Hà Nội.

10. Đỗ Quang Chính (1972), Lịch sử chữ quốc ngữ 1620 – 1659, Tủ sách ra khơi,

SG.

11. Đỗ Quang Chính (2008), Hòa mình vào xã hội Việt Nam, NXB Tôn giáo.

12. Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam,

Đại học Huế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trong Phiến (2006), Cơ sở ngôn ngữ

học và tiếng Việt, NXB Giáo dục.

14. Thiều Chửu (1999), Hán – Việt tự điển, NXB Văn hóa Thông tin.

15. Nguyễn Hồng Cổn (2003), “Về vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt”, Tạp

chí ngôn ngữ, số 2.

16. Hoàng Dũng (1991), “Từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre De Rhodes nguồn

cứ liệu soi sáng quan hệ giữa các tổ hợp phụ âm kl, pl, bl, tl và ml trong tiếng

17. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng ( 2007), “Giáo trình Dẫn luận Ngôn ngữ học”, NXB Đại học Sư phạm.

18. Nguyễn Hồng Dương (2000), Tìm hiểu tổ chức xứ, họ đạo của Công giáo ở

miền Bắc từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 4.

19. Nguyễn Hồng Dương ( 2001), Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hoá Việt

Nam, NXB Khoa học Xã hội.

20. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển

ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

21. Nguyễn Đình Đầu (2010), Dấu ấn 50 năm hàng Giáo phẩm Việt Nam, NXB

Tôn giáo.

22. Đinh Văn Đức (1978), “Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong tiếng Việt”,

Tạp chí ngôn ngữ, số 2.

23. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt( từ loại ), NXB Đại học và THCN,

Hà Nội.

24. Đinh Văn Đức, Nguyễn Văn Chính, Phạm Tú (1981), “Vài nhận xét về đặc

điểm ngữ pháp của các từ phụ cho động từ trong tiếng Việt qua một số văn bản

TK XVII của giáo hội Thiên Chúa”, Ngôn ngữ, số 3-4, tr 51-60…

25. Nguyễn Công Đức, Nguyễn Hữu Chương (1998), Từ vựng tiếng Việt, Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM.

26. Nguyễn Thiện Giáp (1978), Từ vựng tiếng Việt, TrườngĐHTH Hà Nội.

27. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học và THCN.

28. Nguyễn Thiện Giáp ( 1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt vựng học tiếng Việt,

NXB Giáo dục.

29. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia,

Hà Nội.

31. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, NXB Giáo

dục.

32. Hoàng Văn Hành ( Chủ biên), Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang (2008), Từ

33. Cao Xuân Hạo (1999), “Nghĩa của loại từ”, Tạp chí ngôn ngữ, số 2.

34. Lê Trung Hoa ( 2005), Họ và tên người Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.

35. Vũ Thị Kim Hoa (2000), “ Từ ghép Hán – Việt, những biến đổi về mặt ngữ

âm”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7, tr 53.

36. Nguyễn Văn Hoàn ( 2000), “Chữ quốc ngữ và sự phát triển của văn hóa Việt

Nam trong thế kỷ XX”, Tạp chí văn học, số 9, tr 43.

37. Ngô Hữu Hoàng (2002), “Vài suy nghĩ về cụm từ cố định nói chung và quán

ngữ nói riêng”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7.

38. Nguyễn Văn Khang (1992), “Vai trò của một số nhân tố ngôn ngữ - xã hội

trong việc hình thành nghĩa của các yếu tố Hán Việt”,Tạp chí Ngôn ngữ, số 4.

39. Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, NXB Giáo dục.

40. Lê Đình Khẩn (2002), Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt, NXB Đại học quốc

gia TP. HCM.

41. F.X. Trần Thanh Khâm, Sách kinh, Địa phận Hải Phòng, Bùi Chu, Thái Bình.

42. Nguyễn Văn Kiệm (2001), Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam

từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam – Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam, Hà Nội.

43. Nguyễn Văn Kiệm (2003),Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử cận đại Việt

Nam, NXB Văn hoá – Thông tin.

44. Thanh Lãng (1960), Sách sổ sang chép các việc của Philipphê Bỉnh, Xuất bản

Viện Đại học Đà Lạt.

45. Hồ Lê (1976), Về vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học xã

hội, Hà Nội.

46. Tra Ngân (1942), Khảo cứu về tiếng Việt Nam, NXB Công Lực.

47. Phụng Nghi (1993), 100 năm phát triển của tiếng Việt, NXB TP HCM.

48. Hoàng Phê (Chủ biên) (2001), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

49. Nguyễn Phú Phong (2005), Việt Nam chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội, ĐHSP TP

HCM.

50. Nguyễn Hữu Quỳnh (1996), Tiếng Việt hiện đại, Trung tâm biên soạn Từ điển

51. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

52. Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu (2002), Tiếng Việt trên

đường phát triển, NXB Khoa học Xã hội.

53. Đặng Xuân Thành (Chủ biên) (2008), Từ điển Công giáo phổ thông, NXB

Phương Đông.

54. Phạm Gia Thoan (2001), Sách lễ hằng ngày (Phần Giáo dân), NXB Tôn giáo.

55. Huy Thông (2000), “ Ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa Công giáo và văn hóa

Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 2, tr 56.

56. Trần Ngọc Thêm, Hoàng Huy Lập (1991), “Thử bàn về từ và việc phân loại từ

tiếng Việt trong cách nhìn từ văn bản”, Tạp chí ngôn ngữ, số 2.

57. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.

58. Lê Quang Thiêm (2003), Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kỳ 1858 – 1945, NXB

Khoa học Xã hội.

59. Hoàng Tiến (2003), Chữ quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ XX,

NXB Thanh niên.

60. Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, NXB Giáo dục.

61. Trần Văn Toàn (2008), Đạo trung tùy bút, NXB Tôn giáo.

62. Nguyễn Văn Tu (1968), Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, NXB Đại học và

TCHCN.

63. Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, NXb Đại học và

THCN.

64. Hoàng Tuệ (2001), Tuyển tập Ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.

65. Nguyễn Phước Tương (2001), “Giáo sĩ Bồ Đào Nha Fancisco de Pina – Người

tiên phong sáng tạo ra chữ quốc ngữ”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 5, tr 29.

66. Đặng Nghiêm Vạn (2007), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam,

Viện nghiên cứu Tôn giáo và NXB Chính trị Quốc gia.

67. Hoàng Xuân Việt (2007), Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ, NXB Văn hóa Thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tin.

69. Hương Việt (2008), Truyện các thánh (quyển II),NXB Tôn giáo Hà Nội.

70. Hương Việt (2008), Truyện các thánh (quyển III), NXB Tôn giáo Hà Nội.

71. Hương Việt (2008), Truyện các thánh ( quyển IV),NXB Tôn giáo Hà Nội.

72. LMTV (2003), Gương 117 Thánh tử đạo Việt Nam, NXB Tôn giáo.

73. Trung tâm Mục vụ TGP TP. HCM (2006), Sống Lời Chúa hằng ngày, NXB

Tôn giáo, Hà Nội.

74. Nguyễn Khắc Xuyên (1993), Phép giảng tám ngày (của Linh mục Alexandre de

Rhodes), Tủ sách Đại kết.

75. Nguyễn Như Ý (2003), Từ điển Giải thích Thuật ngữ Ngôn ngữ học, NXB Giáo

dục.

76. Nhóm Phiên dịch Các giờ Kinh Phụng Vụ ( 2008), Kinh Thánh Cựu ước và Tân

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ thiên chúa giáo trong tiếng việt (Trang 98)