Từ ngữ Thiên Chúa giáo trong hệ thống từ ngữ chung

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ thiên chúa giáo trong tiếng việt (Trang 54)

Mỗi một thực thể có hệ thống trong xã hội (định chế xã hội hay tinh thần) đều có một hệ thống từ ngữ đặc trưng riêng, chúng ta cần có hiểu biết và tuân thủ khi tiếp cận. Tôn giáo cũng vậy. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những từ ngữ đó là hoàn toàn bất di bất dịch, đặc biệt khi xét đến việc nó đi vào đời sống thế tục, hay chính xác hơn, đi vào thông tin rộng rãi của xã hội.

Ngoài những từ “đặc chủng”, không gì thay thế, hoặc có ý nghĩa hoàn toàn riêng biệt không thể diễn đạt khác đi (của một triết lý chẳng hạn), thì những diễn đạt khác không thể không là những thay thế khả dĩ trong hoạt động giao lưu thông tin. Các bài viết, cho dù là về đề tài tôn giáo, nếu không muốn trong thế cô lập, cũng phải đến với bạn đọc thế tục và bạn đọc thuộc tôn giáo khác. Cho nên từ ngữ, diễn đạt, ngoài sự tuân thủ những từ “đặc chủng”, cũng phải để cho bộ phận độc giả chủ yếu này hiểu được, bằng những từ “bình dân” dùng thay đổi xen lẫn. Chẳng hạn, nếu suốt một bản văn mà chỉ dùng từ “phụng vụ” và không có từ “nghi lễ” nào dùng thay đổi, đa số sẽ không hiểu. [dẫn theo 83]

Từ ngữ Công giáo Việt Nam dường như có một đặc điểm là “cố tình” đặc chủng

hóa so với những từ tương đồng của nước ngoài. Nghi lễ thì phải là “phụng vụ”; tín

đồ hay giáo dân thì phải là “Kitô hữu”, “giáo hữu”; “Bộ” thì phải là “Thánh bộ”, “Bộ giáo lý và đức tin” thì phải là “Thánh bộ thánh lý hoặc Thánh bộ giáo lý và đức tin”… Thật ra trong số này có loại là bình thường nhưng sử dụng bất bình thường. Ví

dụ: “Kitô hữu” là chẳng qua là “người Kitô giáo”, thì cũng như cách dùng của “bạn hữu”, “chiến hữu”…, nhưng thành bất thường khi trở thành “người Kitô hữu”, có chữ “người” ở đó thì chữ “hữu” đàng sau tự dưng có hơi hướng gì đó “thiêng” hơn. Đó phải chăng là hiện tượng làm Thánh hóa, linh thiêng hóa về từ ngữ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam.

Cũng có thể lý giải cách khác: coi đây là di sản ngôn ngữ của quá trình truyền giáo ban đầu, của lớp các nhà thần học và hàng giáo phẩm cao cấp đầu tiên, mà giới giáo hữu và “thế tục hữu” hậu sanh đương nhiên phải chấp nhận. Có thể đây là chủ trương ngôn ngữ đã được ngầm minh định trong quá trình đó, nhằm giữ thế thượng phong, thế “thiêng” của Công giáo so với đời sống thế tục và các tôn giáo khác, trong bối cảnh Công giáo là ngoại lai, “Tây lai” trên một mảnh đất phương Đông, và lại sinh sau đẻ muộn, đến sau tới trễ so với tôn giáo bản địa chủ đạo.

Tất nhiên, trong từ ngữ Thiên Chúa giáo cũng có những từ thế tục chung chung, ví dụ như “giáo dân”. Với những từ như thế này thì không thể buộc Công giáo phải nhất mực tuân theo để mất đi bản sắc của mình ở từ “Kitô hữu/ tín hữu” (được thánh

hóa); nhưng đồng thời, ngoài phạm vi của những người sùng đạo ra, cũng không thể

yêu cầu người khác phải thánh hóa từ ngữ giống như người theo đạo được.

Ví dụ: để chỉ người đứng đầu Giáo hội, người ta có thể nói “Giáo hoàng” theo kiểu ít nhiều thế tục, cũng có thể gọi “Đức Thánh cha” theo kiểu thánh hóa, điều này

tùy thuộc vào đối tượng và ngữ cảnh.

Người Việt rất minh định thái độ trong cách xưng hô, cách gọi những danh

xưng. Trên các phương tiện truyền thông nước ngoài, chỉ gọi trỗng là “Giáo hoàng”, là “ông ấy”, mà không có “Đức Giáo hoàng” hay “vị Giáo hoàng (này)”, là “ngài” như ở các bản dịch tiếng Việt; và cũng nhiều bản dịch tiếng Việt tự động viết hoa những từ đó so với nguyên bản. Nó biểu hiện một thái độ tôn trọng đúng mực. Nhưng tôn trọng không có nghĩa là phải tôn sùng. Do vậy, nói chung ra, các bản dịch tiếng Việt, để đáp ứng nhu cầu cho đông đảo độc giả thế tục và theo tôn giáo khác, và cũng là để những thông tin Công giáo đến được với thành phần độc giả này, cần không quá nhất nhất câu nệ đến từng chữ, ngoài những từ đặc dụng. [dẫn theo 83]

Võ Long Tê trong bài viết “Văn học Công giáo chữ Nôm” đã bàn về ngôn ngữ Công giáo như sau:

Tác giả cho rằng: “Girolamo Majorica đã ứng dụng ngôn ngữ Công giáo đương thời và thí nghiệm một số danh từ và thể cách diễn đạt mới. Về phương diện hình thành ngôn ngữ Công giáo Việt Nam, tác phẩm chữ Nôm của Girolamo Majorica đã đánh dấu một chặng đường tiến triển khả quan.” [dẫn theo 86].

Nhiều danh từ do các giáo sĩ truyền giáo ở Trung Hoa sáng chế đã du nhập vào ngôn ngữ Công giáo Việt Nam và trở nên những danh từ Hán Việt Công giáo như trường hợp đa số các danh từ Hán Việt khác. Đấy là một sự vay mượn ngôn ngữ tự nhiên vì lẽ tiếng Việt liên hệ mật thiết với chữ Hán và nhất là vì uy tín của chữ Hán đối với các tín hữu vốn tinh thông Nho học.

Những danh từ chữ Hán phiên âm tiếng La tinh và đọc theo lối Hán Việt như

Chi thu(Đức Chúa Chi thu) là do một sự vay mượn trực tiếp để đáp ứng một nhu cầu diễn đạt cấp thời. Các thế hệ sau sẽ trực tiếp phiên âm tiếng La tinh chứ không qua

trung gian của chữ Hán như thời Majorica nữa, do đó chúng ta sẽ có danh từ Kitô

thay vì Chi thu.

Lại có những danh từ chữ Hán phiên dịch từ tiếng La tinh như: Thiên Chúa

Thánh giáo, Thiên Chúa Thánh mẫu, sau này sẽ được kiêm dụng với những danh từ

thuần túy Việt Nam hơn như Đạo Thánh Chúa Trời, Đức Mẹ Chúa Trời.

Ngoài một số ít danh từ vay mượn của Trung Hoa, Majorica còn làm giàu ngôn ngữ Công giáo Việt Nam bằng hai cách:

- Một là trực tiếp phiên âm tiếng La tinh như: Giêsu, I-na-xu, Phêrô, Phanxicô

Xavie, Giêrusalem, Isave, Giudêu, Câu-rút, Phiritô xăngtô,… Cách phiên âm này, rất

hợp lý đối với những danh từ riêng. Còn đối với những danh từ chung như Câu-rút,

các thế hệ sau sẽ thay thế bằng những danh từ dịch ý như Thập giá, Thập tự.

- Hai là lối dịch ý như trường hợp các danh từ Đức Chúa Trời, Rất Thánh Đức

ngày nay vẫn còn thông dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Công trạng lẫy lừng của Majorica là sáng chế một số từ ngữ giản dị mà sâu sắc

hợp với tinh thần tiếng Việt và vừa tầm hiểu biết của giới bình dân: Phó mình đi tu

Ngoài ra lại có một số từ ngữ Phật giáo và Nho giáo được thánh hóa để diễn tả những

khái niệm Công giáo như ác nghiệt, ăn chay, lời khấn.” [dẫn theo 86]

Cũng theo Võ Long Tê trong bài viết “Văn học Công giáo chữ quốc ngữ” [86], đã nhận định về ngôn ngữ Công giáo như sau:

“Ngôn ngữ Công giáo trong cuốn Phép giảng tám ngày chứng tỏ tác giả vừa tôn

trọng vừa cải tiến những phương thức sáng chế của người đương thời.”

Đặc điểm thứ nhất là tác giả chú trọng đến sự diễn đạt trọn vẹn và đầy đủ những yếu tính của đạo Công giáo đến độ nhiều khi phải hy sinh tính chất nhã thuần hay để làm nổi bật nội dung sâu sắc. Tác giả đã dùng lối phiên âm và lối trực dụng từ ngữ

Latinh vì chưa tìm ra từ ngữ Việt ngữ tương đương. Thập giá còn ghi là cây Crux, bí

tích là sacramento, Chúa Thánh Thần là Spirito santo, kính mừng là Ave, ơn nghĩa Chúa là gratia… Về những danh từ riêng, phương pháp này có thể chấp nhận, nhưng về những danh từ chung, phương thức này tạo nên những từ ngữ lai căn khó nghe.

Đặc điểm thứ hai là tác giả sáng tạo được một số danh từ mới, vừa có tính cách Việt Nam, vừa diễn tả chính xác nội dung của danh từ Latinh tương đương. Đạo Công giáo được mệnh danh là đạo Đức Chúa Trời. Về sứ mạng của Đức Chúa Con, tác giả dùng các động từ giản dị mà thâm thuý như chuộc tội, ra đời, cứu thế. Về Đức Mẹ, tác giả ca tụng là Đức Chúa Bà, Đức Mẹ đồng thân. Rất thánh Đức Mẹ Chúa trời.

Đặc điểm thứ ba là tác giả đã rửa tội một số danh từ tôn giáo sẵn có của dân tộc và giải thích theo tín lý Công giáo. Thiên đàng là thế nào? Tác giả trả lời: “Ai thờ Đức Chúa trời cho nên, thì được lên trên thiên đàng cùng Đức Chúa trời” (Ngày thứ nhất). Về Địa ngục, tác giả cho rằng thế gian gọi là âm phủ thì phải, vì chứng là nơi tối tăm mù mịt (ngày thứ nhất). Tác giả phân biệt: thờ phượng, lỗi nghĩa, phạm đạo là những động từ thông dụng: sinh hồn, linh hồn và dùng linh hồn theo nghĩa Công

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ thiên chúa giáo trong tiếng việt (Trang 54)