1 Từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt có nguồn gốc Hán

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ thiên chúa giáo trong tiếng việt (Trang 59)

Từ việc khảo sát ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy rằng từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt được du nhập theo cách đọc Hán Việt chiếm tỷ lệ cao trong vốn từ ngữ

Thiên Chúa. Chúng tôi phân loại nhóm từ này như sau:

a. Nhóm từ Hán Việt có nguồn gốc từ Latinh- Anh- Pháp, du nhập vào từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt bằng cách đọc theo âm Hán Việt Những từ ngữ này cũng giống như những từ ngữ Hán Việt khác.

Ví dụ:

+ Quan Phòng: người công giáo Việt Nam hiểu Quan Phòng như là sự an bài,

Providence trong danh xưng của dòng là Sisters of Providence: Dòng Chúa Quan Phòng.

+ Đồng Công: nghĩa là cùng góp công, gọi tắt của từ Đồng Công cứu chuộc-

dịch từ ngữ Latinh Coredemptricis trong tên của hội dòng Congregatio Matris

Coredemptricis – Congregation of Mother Co Redemptrix. Người Việt gọi là Dòng

Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc – gọi tắt là dòng Đồng Công.

b. Dùng từ ngữ Hán Việt để diễn tả tôn chỉ của tu hội

Ví dụ:

+ Nữ tử: Con gái, dùng để dịch từ Filles/ Daughtters trong tên gọi của tu hội: Les Filles de la Charité de Saint Vincent de Paul – Daughters of Charity of St. Vincent de Paul.

+ Nô tì: đầy tớ gái, từ dùng để đặt tên cho tu hội: Tu hội Nô tỳ Thiên Chúa.

+ Nữ tì: đầy tớ gái ( nghĩa 1), tiếng mà đàn bà xưa tự xưng nhún mình. Danh

xưng Nữ tì trong tên gọi tu hội dòng Nữ tì Thánh thể nói lên tôn chỉ của dòng là tôn

sùng Thánh Thể. Nữ tì xưng hô bình dân, dư chữ nữ vì trong tỳđã có nghĩa nữ.

+ Tiểu đệ: em trai, dùng nghĩa này để dịch danh xưng của hội Les Petit Frères de

Jésú – Little Brothers of Jesus. Người Việt gọi là Dòng Tiểu đệ Chúa Giêsu.

+ Tiểu muội: em gái, dùng nghĩa này để dịch danh xưng chính thức của hội dòng Les Petites Soeurs du Pr. Charles de Foucauld. Người Việt gọi là Dòng Tiểu muội Chúa Giêsu.

+ Trợ thế: trợ giúp thế gian, dùng nghĩa này dịch danh xưng chính thức của dòng

Ordo Hospitalis – Brothers of the Hospitaller Order of St. Jonh of God. Người Việt

gọi là Dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa.

c. Dùng từ ngữ Hán Việt để gọi tên, danh xưng, vật dụng, khái niệm trong đạo Thiên Chúa

- Nhóm từ ngữ Hán Việt gọi tên, danh xưng Chúa, Mẹ, Thần linh: Chúa, Đức Chúa Trời, Đức Bà, Đức Maria, Đức Thánh Thiên Thần…Thiên Chúa, Thiên Thần, Thiên Sứ, Thánh Thần, dũng thần, quản thần,…Đặc điểm của nhóm từ ngữ này được thể hiện qua sự đặc chủng hóa, thần linh hóa. Những danh xưng để chỉ các Đấng thần

linh trở nên linh thiêng, trang trọng hơn khi kết hợp với yếu tố Hán “Đức”, “Thiên”, “Thánh”, “Thần”.

Trong đó từ “Đức” dùng để chỉ một nhân vật, một đấng rất đáng kính. Quen dùng trong tiếng Việt “ Đức Phật, Đức Vua, Đức Chúa…[11:97]

- Nhóm từ ngữ Hán Việt chỉ danh xưng các Thánh: Thánh cả, Thánh nhân, Á thánh, Thánh, Thánh sử, Chân phước…nhóm từ ngữ này chỉ những người đã sống và bước theo Chúa trọn vẹn, họ được thưởng công đức trên trời, họ trở thành những

người của Chúa, yếu tố Hán “Thánh” làm chỉ danh xưng nâng cao vị thế của họ.

- Nhóm từ ngữ Hán Việt chỉ danh xưng những người được Chúa mời gọi

cộng tác: Tổ phụ, tổ tông, tiên tri, tông đồ, ngôn sứ, …là những người được nhắc đến trong Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước. Họ là những người cộng tác vào công trình của Thiên Chúa trên con người. Vai trò quan trọng được thể hiện qua yếu tố “ Tổ”, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Tông” “Tiên” “Sứ”

- Nhóm từ ngữ Hán Việt chỉ tên gọi của đạo: Thiên Chúa giáo, Thiên Chúa

Thánh giáo, Đạo đức Chúa Trời, Đạo Thiên Chúa, Đạo Thánh Đức Chúa Trời, Ky tô giáo, Đạo Công giáo,…là những danh từ được dùng để gọi tên đạo Thiên Chúa. Những tên gọi này dùng tiếng Hán để phiên âm từ tiếng Latinh, càng về sau những danh từ ấy càng thuần túy Việt Nam hơn.

- Nhóm từ ngữ Hán Việt gọi tên, danh xưng, chức phận của Giáo sĩ, tu sĩ:

Cha, Đức Giáo Hoàng (Giáo Hoàng), Đức Giám mục (Giám mục), Giám tỉnh, Đức Tổng Giám mục (Đức tổng), Đức ông, Đan sĩ, Linh mục, tu sĩ, đạo trưởng, cố đạo, giáo phẩm, giáo sĩ, linh giám, linh hướng, ứng sinh, tu huynh, khấn sinh, chủ chăn, chủng sinh, cha cố, cha giáo, cha sở, cha chính, giám chức, giám quản, linh tông, mục tử, đệ tử, nữ tu…là những từ ngữ gọi tên, chức danh, phận vụ…của thành phần giáo sĩ, tu sĩ. Đa phần tên gọi các chức danh, phận vụ trong Công giáo là những từ Hán Việt. Vì dùng từ Hán Việt sẽ tạo được màu sắc trang trọng, nâng cao vị thế của những danh xưng ấy.

-Nhóm từ ngữ Hán Việt chỉ chung người theo đạo: Giáo dân, ban hành giáo,

tác viên, giáo lý viên, Kytô hữu, tín hữu, cộng đoàn, bổn đạo, tân tòng, gia trưởng, hiền mẫu, …là những từ ngữ chỉ thành phần giáo dân Thiên Chúa giáo, chỉ chức vụ.

-Nhóm từ ngữ Hán Việt chỉ hội đoàn: Ca đoàn, hội phạt tạ, hội đoàn, hội dự

tu, hội hiền mẫu, hội gia trưởng… là những từ ngữ chỉ các hội đoàn giáo dân trong một giáo xứ, giáo phận, tham gia vào phụng vụ tôn giáo.

-Nhóm từ ngữ Hán Việt chỉ các đơn vị tổ chức: Tòa Thánh, giáo phận, giáo

hạt, giáo họ, giáo khu, địa phận, giáo tỉnh, Giáo hội, giáo xứ, tòa Giám mục, chính tòa, đan tu, đan viện, chủng viện, tiểu Chủng viện, đại Chủng viện,…là những từ ngữ chỉ các đơn vị tổ chức quản lý trong giáo hội Công giáo.

-Nhóm từ ngữ Hán Việt chỉ nơi chốn ngoài trần thế: Thiên đàng, hỏa ngục,

luyện ngục, ngục tổ tông, địa đàng, đất hứa, đất Thánh, thành Thánh, Thánh nhan, thánh cung, Thánh đô, trần hoàn, tôn nhan, nhan Thánh, thiên cung, thiên tòa, thiên đường,…là những nơi chốn rất đặc trưng trong đạo Thiên Chúa; theo niềm tin Công giáo đó là những nơi con người sẽ đến sau khi chết; nơi đó là thưởng, phạt cho việc họ đã làm ở trần gian.

-Nhóm từ ngữ Hán Việt chỉ nơi thờ tự: Thánh đường, đền thờ, đền thánh, hội

đường, phòng thánh, nhà chung, nhà trạm, nhà nguyện, nhà mồ, nhà xứ, tháp chuông, đá thánh, cung thánh, …là những nơi thờ phượng, cầu nguyện, cử hành các nghi lễ tôn giáo.

-Nhóm từ ngữ Hán Việt chỉ những khái niệm tôn giáo: Ân huệ, bí tích, bản

thể, chi thể, chức Thánh, ân sủng, đặc ân, đặc sủng, điều răn, giới răn, giáo lý, giao ước, dụ ngôn, dấu chỉ, dấu lạ, dấu thánh, hy tế, hy lễ, hồng ân, hồng phúc, nghi thức, nghi lễ, mục vụ, nhiệm tích, nhiệm thể, phép lạ, phép rửa, phúc lạ, phúc lành, sứ điệp, sứ vụ, sứ mạng, thư tín, tín điều, tín lý, thánh ân, thánh tâm, quyền linh, công chính, công đức, công trạng, hào quang, màu nhiệm, sa bát, tận thế, thánh ý, …là từ ngữ biểu đạt những khái niệm đặc trưng của Thiên Chúa giáo.

-Nhóm từ ngữ Hán Việt chỉ đồ dùng, vật dụng: Lễ phục, bàn thánh, bình

thánh, mặt nhật, dầu Thánh, Mình Thánh, Máu Thánh,… là những từ ngữ chỉ đồ

-Nhóm từ ngữ Hán Việt chỉ kinh sách: Tân ước, cựu ước, kinh nguyện, bổn,

kinh, kinh thánh, Lời Chúa, Tin Mừng, Phúc âm, sách lễ, Thánh ca, Thánh vịnh,…là kinh sách dùng trong phụng vụ, thờ phượng của đạo Công giáo.

d. Dùng từ Hán Việt diễn tả hoạt động tôn giáo

- Hoạt động của Thiên Chúa, các Thánh hướng đến con người: ân xá, biến hình, bào chữa, bầu chữa, bầu cử, chúc lành,cầu bầu, cứu chuộc, cứu độ, cứu rỗi, cứu thế, đại xá, hiển linh, linh hứng, phù hộ, hiến thân,…

- Hoạt động của con người

+ Hoạt động tôn giáo chung cho mọi người Công giáo hướng đến Chúa: ca khen, cải tội, canh tân, canh thức, cáo mình, cầu, cầu khấn, cầu nguyện, ca tụng, chiêm niệm, chừa cải, chúc tụng, chúc khen, chuộc tội, chứng hôn, chầu, dâng hiến, dâng lễ, đáp, đền tạ, diễn nguyện, khấn, khấn nguyện, khẩn nguyện, khấn xin, khứng, lâm chung, lâm tử, linh thao, lượng giá, luyện tội, phạm thượng, phạm Thánh, phạm tội, phục vụ, phụng tự, phụng vụ, phụng sự, rao giảng, rao truyền, sám hối, sinh thì, suy niệm, suy tôn, phó dâng, phó thác, thánh hiến, thánh hóa, tiến dâng, tín thác, tĩnh tâm, tôn thờ, tôn sùng, truyền dạy, thờ lạy, thờ phượng, tuyên hứa, tuyên xưng, xác tín, xuất hành, phó dâng, phạt tạ, tin yêu, sùng kính, tụng ca, cung tiến, cung chúc,nguyện, nguyện cầu, …

+ Hoạt động tôn giáo của giáo sĩ, tu sĩ được coi như là những phận vụ: cấm phòng, đồng tế, giải tội, giảng lễ, rửa tội, tận hiến, tấn phong, tế lễ, truyền chức, tuyên khấn, xức dầu,…

g. Dùng từ Hán Việt diễn tả tính chất, mức độ về Thiên Chúa, thần linh, con người

- Thiên Chúa, thần linh: hằng hữu, thánh thiện, thánh thiêng, thiêng liêng, từ

nhân, từ ái, cao trọng, trọng thiêng, trọn lành, lòng lành, uy linh, tinh tuyền, phúc

lành, cả sáng,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Con người:

an hòa, an lành, công chính, hiệp nhất, khiết tịnh. nhân đức, phúc đức, sùng đạo, sốt sắng, sáng láng, vinh phúc, kính chuộng, …

Nhìn chung, những từ ngữ Hán Việt trong vốn từ ngữ Thiên Chúa giáo chiếm tỷ lệ cao. Những từ ngữ Hán Việt này thuộc cả danh từ, động từ và tính từ. Trong đó, danh từ phiên âm từ Latinh ra Hán Việt chiếm ưu thế. Đáng quan tâm là những từ gọi tên, danh xưng.

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ thiên chúa giáo trong tiếng việt (Trang 59)