Tên gọi “Thiên Chúa giáo” còn được gọi là “Cơ đốc giáo” hay “Công giáo”. Những người Công giáo nói chung và những người có học thuật hay có tiếng nói trong hàng giáo phẩm, giáo sĩ thích gọi mình và thích người khác gọi mình là Công giáo và Người Công giáo. Họ không thích dùng cách gọi “Cơ đốc giáo hay Thiên Chúa giáo. Nhưng trên thực tế, cả ba cách gọi tên nêu đã trở nên phổ biến, “dân dã” và quen thuộc trong tiếng Việt, được người Việt nói chung và người theo đạo nói riêng sử dụng.
Từ Việt có một đặc trưng là một bộ phận hình thành trực tiếp từ âm ngoại. Thiên
chúa giáo – Christianity là một trong đó. Nó là vỏ ngôn ngữ hay nội dung tôn giáo,
ngoài giá trị nghiên cứu nguồn gốc từ ngữ ra, thì trong sử dụng ngôn ngữ, giờ đây đã không thành vấn đề nữa khi nó đã được sử dụng hoàn toàn phổ biến và “chuẩn”.
“Nguyễn Văn Tú cho rằng để gọi những giáo hội cải cách, hoặc như có nghe
rằng là do các anh em Tin lành gọi người Công giáo. Thực tế, “Cơ đốc” chính là sự bản địa hóa của âm “Catholic”. Đó là điều mà những người khăng khăng chỉ cho rằng gọi “Công giáo” (hay Kitô giáo) mới đúng, đã không chịu nhìn thẳng vào. Vì chữ Công giáo thể hiện vị thế tôn vinh bậc nhất của Thiên chúa giáo La Mã, như là “Giáo hội mang tính phổ quát, toàn cầu” hay là tôn giáo công, tôn giáo phổ quát của toàn xã hội – theo cách hiểu của nhiều người.” [dẫn theo 83]
“Cơ đốc Phục lâm” hay “Hội Liên hữu Cơ đốc” thì tín hữu của họ cũng đều có đức tin vào Thượng đế, vào Giêsu, vào Phúc âm chứ không phải là một một thánh đế nào khác với Công giáo. Và trong tên gọi của họ, chữ “Cơ đốc” chính là chỉ cái gốc đó, còn “Phục lâm” hay “Liên hữu” là nói lên tính chất của riêng họ, tức là những biến cách từ cái gốc Cơ đốc/ Công giáo này. Sự không thừa nhận, sự tách bạch giữa Công giáo với các giáo hội cải cách, sâu bên trong nền tảng của nó, là sự bất hòa hợp
theo tinh thần toàn thống Thiên Chúa. [dẫn theo 83]
Và quả thật, dù có né tránh như thế nào thì “Thiên chúa giáo”, ngoài việc chỉ Công giáo chiếm đa số của tôn giáo Phúc âm ở Việt Nam, một chức năng khác của nó chính là để gọi chung chung cùng lúc về những nhánh tôn giáo có cùng gốc này. Và
tùy theo ngữ cảnh, có thể cụ thể hóa từng nhánh Thiên chúa giáo nào bằng những
diễn đạt như “Thiên chúa giáo La Mã”, “Thiên chúa giáo Chính giáo/ Chính thống”…, giống như người ta nói Hồi giáo dòng này dòng kia.
Và trong tiếng Việt, chúng ta thấy một thực tế, có nhiều danh từ để gọi tên Thiên
Chúa giáo. Vấn đề này cần phải được nhìn lại từ nguồn gốc của nó, vốn là những từ
phiên âm từ nguồn gốc ngoại lai.