Danh từ/Danh ngữ

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ thiên chúa giáo trong tiếng việt (Trang 79)

Qua ngữ liệu khảo sát, chúng tôi thấy rằng: danh từ / danh ngữ chiếm số lượng lớn nhất trong vốn từ ngữ Thiên Chúa giáo. Nhiều danh từ / danh ngữ có sự thay đổi về tên gọi theo lịch sử phát triển của đạo Thiên Chúa ở Việt Nam. Đa phần những danh từ/ danh ngữ Thiên Chúa giáo là những từ Hán Việt, ngoài ra còn có phiên âm ngoại ngữ (Latinh, Pháp, Anh) và từ thuần Việt. Chúng tôi phân loại danh từ/ danh ngữ Thiên Chúa giáo như sau:

a.Danh từ/ danh ngữ là tên gọi người, địa danh nước ngoài xuất hiện nhiều trong từ ngữ Thiên Chúa giáo

Nhóm danh từ/ danh ngữ này chúng tôi phân loại như sau:

- Danh từ/ danh ngữ là tên gọi người: Adam, Aharon, Amot, Eva, Apraham,

Maria, Gioan, Phêrô, Giê su…

Trong tên gọi người gồm có các đối tượng:

+ Tên gọi Chúa: Giê su, Ki tô, Gia vê, Mesia…

+ Tên gọi các tổ phụ, tổ tông được nhắc đến trong Kinh Thánh Cựu ước:

Adam (Adong)Eva là tổ tông loài người.

Apraham là tổ phụ loài người, được nhắc đến trong thời Cựu Ước với danh là “Cha của những kẻ tin”.

+ Tên gọi các thánh nam, nữ được người Việt Công giáo dùng để đặt tên Thánh

– tên rửa tội hay là tên Thánh bổn mạng. Thường thì người giới tính nữ lấy tên thánh

nữ như: Maria, Anna, Matta, Têrêsa, …Người giới tính nam thì lấy tên thánh nam

như: Phêrô, Phaolô, Gioan, Matthêu, Giuse, …Ngoài ra tên Thánh nước ngoài còn

Phanxico, Giáo họ Anna, Giáo họ Gioan…; dùng để đặt tên các hội đoàn Công giáo

trong giáo xứ như: ca đoàn Têrêsa, ca đoàn Xêxilia,…

- Danh từ/ danh ngữ là tên gọi địa danh: Bêlem, Giêrusalem, Israel,

Vatican…gắn với lịch sử đạo Công giáo vì vậy mà trở nên gần gũi, thân quen với tín hữu.

b. Danh từ/ danh ngữ chỉ thần, thánh

- Danh từ/ danh ngữ chỉ Chúa:

+ Danh từ /danh ngữ chỉ chung: Chúa, Đức Chúa, Thiên Chúa, Ba ngôi, Đức

Chúa Trời ( Đức Chúa Blời, Đức Chúa Giời, Đức Chúa Lời).

+ Danh từ/ danh ngữ chỉ riêng theo từng ngôi vị:

(+) Chúa Cha, Ngôi Cha, Chúa Trời, Đức Chúa Cha.

(+) Chúa Con, Ngôi Hai, Ngôi Con, Ngôi Lời, Đức Chúa Con, Đức Giê su, Đức Ky Tô, Chúa Giê su, Thánh Tử, Con Chiên, Chiên Thiên Chúa, Đức Chúa Giê su Ky tô.

(+) Chúa Thánh Thần, Đức Chúa Thánh Thần, Thánh Thần.

- Danh từ/ danh ngữ chỉ Thần, Thánh:

+Danh từ/ danh ngữ Thần: đấng được tạo dựng bệnh cạnh Chúa Cha như: Thiên

Thần, Đức Thánh Thiên Thần, Thánh Thiên Thần, Dũng Thần, Quyền Thần, Sứ Thần, Quản Thần, Thiên sứ, Triều Thần, Thiên Thần Bản Mệnh.

+ Danh từ/ danh ngữ chỉ Thánh: Thánh cả, Thánh Nhân, Chân Phước (Á

Thánh), Thánh Linh, Thánh phụ, Thánh sử, Thánh quan Thầy, Hiển Thánh, Hiển Tu, Thánh Bảo Trợ, Thánh + tên gọi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Danh từ/ danh ngữ là tên gọi, danh xưng Mẹ Maria: Đức Maria, Đức Mẹ, Đức

Mẹ Chúa Trời, Đức Mẹ Maria, Đức Nữ, Nữ Vương, Rất Thánh Đức Bà Maria, Đức Bà, Thánh Mẫu, Bà, Đức Mẹ Đồng Trinh, Đức Nữ Trinh, Đức Nữ Đồng Trinh, Đức Trinh Nữ, Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, Đức Mẹ + nơi hiện ra: Tà pao, Trà Kiệu, Fatima, La Vang, La Mã Bến Tre, Lộ Đức…

- Tên gọi xưa: Đạo Chúa Dêu, Đạo Thiên Chủ, Đạo Gia tô, Đạo Kirixito, Đạo Hoa Lang, Thiên Chúa Thánh Giáo, Đạo Khixitang, Đạo Đức Chúa Blời, Đạo Đức Chúa Giời, Đạo Đức Chúa Lời.

- Tên gọi từ xưa đến nay vẫn còn dùng: Đạo, Đạo Thánh, Ky tô giáo, Đạo Đức

Chúa Trời.

- Tên gọi ngày nay thường dùng: Đạo Thiên Chúa, Thiên Chúa giáo, Đạo Công

giáo.

d. Danh từ/ danh ngữ là tên gọi các dòng tu ở Việt Nam

Dòng, Dòng ba, Dòng Đồng Công, Dòng Đa Minh, Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Đức Bà, Dòng Đức Bà Truyền Giáo, Dòng Vinh Sơn, Dòng Nữ Tử Bác Ái, Dòng Các men, Dòng Kín, Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Biển Đức – Đan viện Biển Đức, Dòng Tên, Dòng Phao Lô, Dòng Camêlô, Dòng Phanxico, Dòng Donbosco, Dòng Xito, Dòng La San,…

Danh xưng các dòng tu Việt Nam có nguồn gốc sau:

- Phiên âm theo cách đọc ngoại ngữ như: La Salle: La San; Cistercianus: Xitô…

- Dùng từ Hán Việt để phiên âm từ nước ngoài, các từ này chỉ lấy âm, không lấy

ý nghĩa như: Saint Sulpice: Xuân Bích; Benedict: Biển Đức; Carmel: Cát Minh,

Franciscain: Phan Sinh; Vincent: Vinh Sơn.

- Dùng cách phiên âm của người Tàu nhưng đọc theo âm Hán Việt như: Người

Tàu phiên âm Dominic là duomi,Việt đọc là Đa Minh.

- Dùng từ Hán Việt để dịch từ Latinh, Pháp, Anh như: Providence: Quan phòng;

Coredemptricis: Đồng Công,..

- Mẫu tự Viết tắt như: M.E.P của danh xưng Pháp: Socciété des Missins

Estrangères de Paris, dịch nghĩa là Hội Thừa sai Hải ngoại Pari…

- Dùng từ Nôm dịch tiếng ngoại quốc: Ngôi Lời: Verbi Divini – Divine Word…

- Dùng từ Hán Việt diễn tả tôn chỉ tu hội: Nữ Tử, Nô Tỳ, Nữ Tỳ, Tiểu Đệ, Tiểu

Muội…

- Áp dụng nguyên tác kỵ húy: Dòng Tên.

- Tên gọi thuần Việt: Dòng, Dòng Kín, dòng ba…

- Danh từ / danh ngữ chung: lễ, Thánh lễ, mùa phụng vụ…

- Danh từ/ danh ngữ riêng chỉ thánh lễ:

+ Lễkết hợp với từ chỉ vật dụng có các danh từ/ danh ngữ: lễ lá, Lễ dầu, lễ nến,

lễ lửa, lễ mân côi (lễ Rosa).

+ Lễ kết hợp với từ hoạt động có các danh từ/ danh ngữ: lễ cưới, lễ thăng thiên, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lễ hiện xuống, lễ phục sinh, lễ giáng sinh (lễ Noel).

+ Lễ kết hợp với từ chỉ tính chất có cách danh từ/ danh ngữ: lễ cả, lễ buộc, lễ

nghỉ, lễ trọng, lễ ngày thường (lễ Misa), lễ nhớ, lễ kính, lễ vọng, lễ họ, đại lễ.

+ Lễ kết hợp với từ chỉ kỷ niệm, chỉ mục đích, gồm những danh từ / danh ngữ:

lễ ngân khánh, lễ kim khánh, lễ tạ ơn, lễ bổn mạng (quan thầy), lễ mở tay, lễ giỗ, lễ an táng, lễ cầu hồn.

- Danh từ/ danh ngữ riêng chỉ mùa phụng vụ trong năm phụng vụ gồm: Mùa

Thường niên, Mùa Chay, Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Phục Sinh

- Danh từ/ danh ngữ là ngày tháng để chỉ ngày lễ: Lễ Chúa nhật (từ toàn dân:

Chủ nhật) - Ngày sa bát ( cách gọi của Kinh Thánh), Tuần bát nhật Phục sinh, Tuần bát nhật Giáng sinh, tam nhật vượt qua, tuần Thánh, tháng hoa, tháng các linh hồn,

- Danh từ/ danh ngữ gọi tên các giờ chầu Mình Thánh Chúa: giờ chầu, phiên

chầu, chầu lượt.

- Danh từ/ danh ngữ chỉ các bí tích: Bí tích Rửa tội (phép Rửa tội), Bí tích Thêm

sức( phép Thêm sức), Bí tích Giải tội (Phép Giải tội, Hòa giải, Giao hòa, xưng tội), Bí tích Mình Thánh Chúa (Phép Mình Thánh Chúa, Bí tích Thánh Thể), Bí tích Truyền chức Thánh (Phép truyền chức Thánh), Bí tích hôn phối (Phép hôn phối), Bí tích Xức dầu Thánh ( Phép Xức dầu).

g. Danh từ / danh ngữ là tên gọi kinh, sách trong đạo Thiên Chúa

- Danh từ/ danh ngữ là tên gọi “Kinh” :

+ Danh từ chung: Kinh nguyện, Kinh, kinh sách, kinh hạt

+ Danh từ riêng: Kinh mân côi, Kinh cầu (Đức Bà), Kinh cậy, Kinh mến, Kinh

nhật tụng, Kinh phụng vụ, Kinh sáng, Kinh chiều, Kinh tin, Kinh tối, Kinh trưa,…

+ Danh từ chung: sách, bài đọc, + Danh từ riêng:

(+) sách bổn - sách giáo lý.

(+) sách kinh, sách ngắm.

(+) sách Kinh Thánh – sách Thánh gồm: sách Tân Ước (Tin Mừng, Phúc Âm, Công vụ Tông đồ, Khải Huyền…), Sách Cựu Ước (Sáng thế, Lê vi, dân số, Khôn ngoan…)

(+) Sách thiêng liêng, sách suy niệm.

h.Danh từ/ danh ngữ chỉ vật dụng đặc trưng của Thiên Chúa giáo

- Danh từ/ danh ngữ là tên gọi Lễ phục: Áo các phép, Áo Anba, Áo Cáp pa, Áo

chùng thâm, áo dòng, áo đeo ảnh, Áo Đức Bà, Áo giúp lễ, Áo lễ, Áo Su tan, Áo Sup li, Áo Thầy tu…

- Danh từ/ danh ngữ là tên gọi bánh rượu: bánh miến, rượu nho, bánh lễ, bánh

lớn, bánh nhỏ, của ăn, của uống.

- Danh từ/ danh ngữ là tên gọi vật dụng dùng trong nhà thờ: Dầu Thánh, nước

Thánh (nước phép), chén Thánh, bàn Thánh, túi Thánh, khăn Thánh, mặt nhật, chân nến, Thánh giá – nến cao, bàn quỳ, đèn chầu,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

i. Danh từ/ Danh ngữ là tên gọi các đơn vị tổ chức, cấp bậc, hội đoàn trong Đạo Thiên Chúa

- Danh từ/ danh ngữ là tên gọi các đơn vị tổ chức:

+ Tòa Thánh, Hội Thánh, Giáo hội; Giáo phận, Tòa giám mục, Chính tòa; giáo tỉnh, Giáo hạt, giáo khu, giáo xứ (xứ đạo), giáo họ (họ đạo), giáo phái; Giáo tỉnh; Tỉnh dòng,…

+ Đại chủng viện, tiểu chủng viện, trường đại, trường dòng, nhà dòng, hội dòng, đan tu, đan viện, tu viện

- Danh từ/ danh ngữ là tên gọi các cấp bậc, chức vụ:

+ Danh từ/ danh ngữ là tên gọi chung:

(+) Tu sĩ nam nữ: Hàng giáo phẩm, Hàng giáo sĩ, Hồng Y đoàn, Linh mục đoàn,

tu sĩ, thầy dòng, chủng sinh, đan sĩ, nữ tu, đệ tử, sơ, Hội đồng Giám mục, Hội đồng Linh mục, , …

(+) Giáo dân: giáo hữu, Tín hữu, Giáo dân, bổn đạo, dân Chúa, Cộng đoàn, Hội đoàn, Hội đồng mục vụ (Hội đồng Giáo xứ ), tân tòng,…

+ Danh từ / danh ngữ riêng:

(+) Danh từ/ danh ngữ là tên tu sĩ nam nữ: Đức Giáo Hoàng ( Giáo Hoàng, Đức

Thánh Cha); Đức giám mục ( giám mục, Đức Cha); Đức Tổng giám mục ( Đức tổng); Đức Hồng Y ( Hồng Y); Linh mục ( Cha, Cha hạt trưởng, Cha hạt phó, Cha xứ, Cha chính, Cha phó, Cha giáo, Cha quản nhiệm, Cha bề trên, Cha linh hướng, Cha Linh giám); Cha Giám tỉnh; Bề trên thượng cấp; Bề trên thượng phụ; Mẹ Bề trên; thầy giảng, phó tế…có những danh từ rút ngắn, mở rộng.

(+) Danh từ/ danh ngữ là tên Giáo dân: chánh trương, phó trương, chánh ca

đoàn, chánh hội,trùm trưởng, trùm phó, trùm (ông trùm, bà trùm), quản ông quản, bà quản), binh, thơ - thư kí (ông thơ, bà thơ)

- Danh từ/ danh ngữ là tên Hội đoàn giáo dân: hội trống, hội kèn, hội hát (ca

đoàn, ca trưởng, ca viên), hội hoa (con hoa), giới trẻ, hiền mẫu, gia trưởng, thiếu nhi Thánh Thể (huynh trưởng, linh hoạt viên), lớp giáo lý (giáo lý viên), hội phạt tạ (hội trưởng, hội viên), hội Legio ( hội trưởng, hội viên),…

j. Danh từ/ danh ngữ chỉ nơi chốn trong đạo Thiên Chúa:

-Danh từ/danh ngữ chỉ nơi chốn thánh, phần thưởng sau khi chết: Thiên đàng,

Thiên đường, Thánh điện, nước Trời, nước Chúa, quê Trời, Nhà Chúa, thiên nhan.

-Danh từ/danh ngữ chỉ nơi chốn là hình phạt sau khi chết: hỏa ngục, luyện

ngục

-Danh từ/danh ngữ chun chỉ nơi thờ tự, cử hành các nghi lễ, nghi thức: nhà thờ,

nhà nguyện, nhà chầu, đền thờ, đền Thánh, …

-Danh từ/danh ngữ chỉ nơi học tập, tu trì: nhà chung, nhà xứ, nhà tập, nhà thử,

nhà dòng, nhà mẹ, nhà khảo, …

-Danh từ/danh ngữ chỉ nơi học hát: gác đàn; Danh từ/danh ngữ chỉ nơi học

giáo lý: nhà giáo lý; Danh từ/danh ngữ chỉ nơi thay lễ phục: Nhà mặc áo; Danh

từ/danh ngữ chỉ nơi để hài cốt của những người đã qua đời: nhà mồ, nhà hài cốt;

Danh từ/danh ngữ chỉnơi để chôn cất người tín hữu qua đời: đất Thánh,…

Gồm những từ ngữ sau: ấn sủng, ân huệ, bản thể, dấu thánh, chi thể, bí tích, đặc ân, đặc sủng, công nghiệp, dấu tích, đức tin, đức cậy, đức mến, giới răn, giáo lý, hồng ân, hồng phúc, linh đạo, linh hồn, nghi lễ, nghi thức, nhiệm thể, nhiệm tích, sứ điệp, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

là những khái niệm thuộc về riêng đạo Công giáo ,chỉ những khái niệm trừu tượng.

Nhìn chung, lớp danh từ/ danh ngữ trong từ ngữ Thiên Chúa giáo rất đa dạng và

phong phú. Đây là nhóm từ rất quan trọng trong từ ngữ Thiên Chúa giáo. Sự phong

phú về nguồn gốc cũng như số lượng thể hiện sự phát triển của từ ngữ Thiên Chúa giáo theo lịch sử phát triển của Đạo Thiên Chúa.

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ thiên chúa giáo trong tiếng việt (Trang 79)