Từ nhiều nghĩa (đa nghĩa)

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ thiên chúa giáo trong tiếng việt (Trang 88)

Qua ngữ liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy từ đa nghĩa trong từ ngữ Thiên Chúa

giáo chiếm số lượng ít. Chúng tôi xin được nhận diện một số từ đa nghĩa trong vốn từ ngữ Thiên Chúa giáo như sau:

- Cha: dùng với hai nghĩa:

+ Thứ nhất: dùng để chỉ Thiên Chúa Cha. Ví dụ: Ngôi thứ nhất là Cha. [41:33]

+ Thứ hai: dùng để gọi các giáo sĩ: Giám mục, Linh mục.

Ví dụ: Ngày 19 tháng 4 năm 1951, Cha được Đức Thánh Cha Pio XII phong lên Chân Phước. [72: 13]

-Thầy: dùng có hai nghĩa:

+ Thứ nhất: đại từ tự xưng của Chúa Giê su:

Ví dụ: Thầysai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. [77: 53]

+ Thứ hai là danh từ chỉ các thầy tu. -Con rắn: dùng với hai nghĩa:

+ Nói đến một con vật gắn với sự khôn ngoan.

Ví dụ: Vậy anh em phải khôn như con rắn và đơn sơ như bồ câu. [77: 53]

+ Là biểu tượng để chỉ sự ranh mãnh của ma quỷ. Rắn chính là hiện thân của ma quỷ cám dỗ.

Người đàn bà nói với con rắn: “Trái cây trong vườn thì chúng tôi được ăn…” [76:38]

-Muối: ngoài nghĩa chỉ vật chất còn có nghĩa biểu tượng, để chỉ về vai trò của người tông đồ đối với đời sống tín hữu.

Ví dụ: Chính anh em là muối cho đời. [77: 36] -Ánh sáng:

+ nghĩa thứ nhất là chỉ gương sáng, mở lối mở đường của các môn đệ cho thiên hạ.

Ví dụ: Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. [77: 36] + nghĩa thứ hai là chỉ chính chúa Giê su.

Ánh sáng Chúa Ky tô. [54:377]

-Những hình ảnh trong Thiên Chúa giáo mang ý nghĩa biểu tượng như:

+ lưỡi lửa, bồ câulà để chỉ Chúa Thánh Thần.

Hình 5: Chim bồ câu- Biểu tượng Chúa Thánh Thần

+ bánh: Bánh là một thức ăn rất thông thường với mọi người, mọi tầng lớp. Từ

những hạt lúa bé nhỏ, qua bàn tay chế biến của con người đã trở nên những tấm bánh thơm ngon nuôi sống con người. Hình ảnh bẻ bánh ra chia sẻ với những người xung quanh trong bữa ăn, tượng trưng cho sự đoàn kết. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh này để phán dạy chúng ta: Ngài chính là Bánh Hằng Sống. Trong một niềm tin mạnh mẽ, chúng ta lãnh nhận bánh này như chính mình Ngài và sẽ được trở nên một với Ngài.

Hình 6: Hình bánh- Biểu tượng Mình Thánh Chúa

+ Thánh giá: Cây thánh giá có lẽ là một biểu tượng được biết đến nhiều nhất. Thánh giá được chọn làm biểu tượng cho sự vinh quang của Đức Kitô đã chiến thắng sự dữ và sự chết. Vì vậy, thánh giá vừa tượng trưng cho gánh nặng, vất vả vừa là biểu tượng cho sự chiến thắng và vinh quang.

Hình 7: Biểu tượng Thánh giá

(+) Tím: màu của sự ăn năn, thống hối và của sự mong đợi, được dùng trong Mùa Chay và Mùa Vọng. Người ta cũng dùng màu tím trong thánh lễ và các nghi thức phụng vụ cầu cho kẻ qua đời.

(+) Đỏ: là màu máu và lửa, được dùng trong ngày Chúa nhật Thương khó (lễ Lá), thứ Sáu Tuần Thánh, Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, trong các cử hành cuộc thương khó của Chúa, trong lễ kính các thánh Tông đồ, các thánh sử Tin Mừng, các thánh tông đồ và các Thánh tử đạo.

(+) Trắng: (có thể được thay thế bằng màu vàng) gợi lên sự trong sạch, tinh

tuyền, nhất là vinh quang của Thiên Chúa, được dành cho các nghi thức phụng vụ và các thánh lễ Mùa Phục Sinh và Mùa Giáng Sinh ; cũng dùng trong các lễ kính, lễ nhớ về Chúa không phải là lễ kính nhớ cuộc thương khó của Người ; các lễ kính Đức Mẹ, các thiên thần, các thánh không phải là thánh tử đạo. Màu trắng còn diễn đạt sự phục sinh của Chúa Kitô cũng như sự phục sinh của chúng ta sau này. Nơi bàn tiệc thiên quốc những người được tuyển chọn đều mặc y phục trắng toát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(+) Xanh lá cây: được dùng trong các thánh lễ trong Mùa Thường Niên hoặc

Quanh Năm. Màu xanh lá cây là màu của niềm hy vọng và của sự sống. Khi thấy vị linh mục tiến lên bàn thờ trong phẩm phục màu xanh, điều đó cho chúng ta nghĩ rằng chúng ta là những người có niềm hy vọng lớn lao, là đoàn lữ hành đang được Chúa Kitô dẫn đến những cánh đồng cỏ xanh tươi của miền đất hứa...

(+) Hồng: được sử dụng hai lần trong năm (Chúa nhật III Mùa Vọng và Chúa nhật IV Mùa Chay) để mời gọi tín hữu hưởng niềm vui thầm kín và an lành trong niềm trông đợi Đấng Cứu Tinh hoặc trong sự chuẩn bị đón mừng Chúa Kitô phục sinh. Tại Việt Nam, màu hồng thường được dùng trong thánh lễ hôn phối, trong bầu khí vui tươi, để diễn đạt tình yêu nam nữ, là hình ảnh của tình yêu Chúa Kitô với Giáo Hội.

2.1.4.3. Từ nghĩa chồng ( nghĩa khác chồng lên nghĩa từ vựng phổ thông, cách nói của Đỗ Hữu Châu trong “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt (1999)), hay còn gọi là những từ được dùng theo nghĩa chuyển

Qua ngữ liệu chúng tôi khảo sát thì nhóm từ ngữ này số lượng không nhiều.

- Công nghiệp: từ dùng để chỉ những việc làm cao trọng của Chúa, của các

Thánh – những việc làm nay có ích cho đạo và đời.

Ví dụ:

Chúng con làm những việc lành vì công nghiệp vô cùng Đức Giêsu Kytô là

Chúa chúng con. [41: 10]

Song le, Người cầu cùng Đức Chúa Giêsu vì công nghiệp bà Thánh Babara xưa

tử vì đạo. [80: 66]

Từ công nghiệp ngày nay dùng trong tiếng Việt không giống với nghĩa trong

Công giáo dùng. Nghĩa này được coi là nghĩa cổ chỉ dùng hạn chế trong Công giáo.

Từ công nghiệp được ghi ở các từ điển tiếng Việt như sau: Từ điển A. de Rhodes:

công nghiệp được giải thích là công trạng. Từ điển của P. de Beshaine giải thích:

công nghiệp là việc làm đáng thưởng công. Từ điển của Paulus Của giải thích: công nghiệp là việc đã làm nên. Từ điển Đào Duy Anh: công nghiệp được giải thích với hai nghĩa là sự nghiệp và sự nghiệp và công nghệ. Từ điển của Hoàng Phê giải thích công nghiệp với hai nghĩa: Công lao và sự nghiệp đối với xã hội; ngành chủ đạo của nên kinh tế quốc dân hiện đại.

Điều này cho thấy từ công nghiệp trong từ Thiên Chúa giáo có cách dùng riêng

về nghĩa và được sử dụng cho đến ngày nay. Biểu hiện là khi kết thúc lời cầu nguyện thường có câu như: Chúng con cầu xin nhờ công nghiệp Đức Giêsu Kytô là Chúa chúng con. Amen.

- Kẻ liệt:được dùng với nghĩa là đau bệnh.

Ví dụ: Thứ 6, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc. [41: 39]

Hoặc cha đi xức dầu cho người bệnh thì gọi là: xức dầu kẻ liệt.

Ngày nay liệt được thay bằng bệnh. Đó cũng là cách dùng của Majorica trong “

Truyện các Thánh”: Đức Chúa Trời cho phải bệnh nặng mà khỏi thế gian. [80: 60]

Cách dùng này khác với nghĩa liệt trong từ điển tiếng Việt: theo từ điển của

Hoàng Phê liệt có nghĩa là “trạng thái mất hẳn hoặc giảm hẳn khả năng hoạt động của

cơ quan hay một bộ phận nào đó của cơ thể như: liệt chân, liệt tay.

Vì thế cách dùng kẻ liệt với nghĩa đau bệnh là cách dùng của riêng Công giáo. - Sinh thì: từ dùng với nghĩa ‘rời bỏ cuộc đời”- chết.

Ví dụ:

-Cùng phù hộ cho những kẻ dọn sinh thì khỏi chước ma quỷ và được chịu các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phép bí tích. [41: 44]

- Song le, đến cửa biển thì Đức Chúa Trời cho mẹ sinh thì mà vào cửa thiên

đàng. [80: tập 8: 162]

- Bấy giờ, người giục đánh mình hết sức thì sau chảy hết máu người liền sinh

thì [ 80: tập 8: 64]

Hoặc hiện nay, trong giáo xứ có người qua đời thì nhà thờ có đánh chuông, gọi

đó là chuông sinh thì.

Nghĩa của từ sinh thì khác với cách dùng từ ngữ thông thường trong tiếng Việt.

Bình thường, không phải người Công giáo sẽ hiểu sinh thì là “thời gian còn sống của

người nào đó đã qua đời” – Cách hiểu trong từ điển của Hoàng Phê. Cách hiểu về từ sinh thì đã được bàn đến trong nhiều bài viết:

+ Tác giả Nguyễn Tài Cẩn (2001), “Về hai chữ sinh thì” trên http://www.diendan.org. đã đưa ra hai giả thuyết: Thứ nhất phải chăng là sinh thì

dạng cổ của thăng thì. Người Việt Nam dùng thăng “đi lên, bay lên” để chỉ cái chết.

Thứ hai, phải chăng do đọc nhầm mà thành: theo cách đọc của người Việt thì sinh

thăng đọc khác nhau nhưng theo cách đọc của người Tàu thì hai từ này đọc giống

nhau, đều là sheng. Tác giả thừa nhận khả năng đọc nhầm là cao hơn.

+ Ngoài ra còn những cách hiểu khác:

Khi đến Việt Nam, các nhà truyền đạo đã phải qua Trung Quốc và ít nhiều cũng am hiểu về ngôn ngữ này. Vì chúng ta dùng Hán tự nên những nhà truyền giáo cho rằng đây là phương ngữ của tiếng Hán, theo đó mà họ dùng sinh thì. Đó là cách tuân

theo nguyên tắc tiếng Hán mà đọc chữ thăng thành sinh, rồi ghi theo cách đọc tiếng

Việt.

Nguyễn Long Thao trong “Góp phần giải thích từ sinh thì” trên

www.dunglac.org cũng có cách giải thích sau: theo thần học Công giáo, chết là sự tái sinh trong đời sống mới, chính quan niệm như vậy nên người Kytô hữu có cái nhìn lạc quan về sự chết, ngày chết được coi là ngày sinh ra trong cõi trường sinh như trong Kinh Thánh có đoạn: “Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng

đất không chết đi thì nó vẫn trơ trọi một mình, còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác (Gioan 12, 24) [77:333]. Đây là lối giải thích của đại đa số người Công giáo hiện nay. Tư tưởng này còn được diễn tả trong lời bài hát “Kinh hòa bình” của linh mục nhạc sĩ Kim Long “Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.

- Cứng lòng: nói về những người bướng bỉnh, không nghe theo lời dạy, giáo huấn của đạo Thiên Chúa.

- Chiên Con: dùng để chỉ Chúa Giê su.

Ví dụ: Tôi đã thấy Chiên con cứu chuộc đoàn chiên. [78:431] - Con chiên: dùng để chỉ các tín hữu Thiên Chúa giáo.

Ví dụ: Xin Đức Chúa Giêsu yên ủi linh hồn con cùng các con chiên nước này. [41:90]

- Của ăn, của uống: dùng để chỉ Mình Thánh Chúa và Máu Thánh Chúa. Khác

với cách nói: của ăn, của để trong tiếng Việt là chỉ của cải vật chất.

2.1.5. Tiểu kết:

Từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt theo như chúng tôi đã khảo sát, phân loại theo các tiêu chí và nhận diện những đặc điểm của chúng thì chúng tôi nhận định rằng, lớp từ chuyên biệt này rất phong phú và đa dạng. Dù là lớp từ chuyên biệt nhưng từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt cũng mang đầy đủ những đặc điểm của từ như lớp từ toàn dân tiếng Việt. Bên cạnh đó thì lớp từ chuyên biệt này cũng có nhiều những điểm riêng biệt, tạo nên nét riêng của lớp từ chuyên biệt này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về nguồn gốc của từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt, chúng tôi nhận

thấy: từ ngữ Thiên Chúa giáo phần lớn là những từ ngoại lai được du nhập từ hai nguồn là Hán Việt và Latinh -Pháp- Anh. Điều này rất dễ lý giải vì Thiên Chúa giáo vốn là một tôn giáo ngoại nhập. Vì vậy, vốn từ trong từ ngữ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam được du nhập từ quá trình truyền đạo của các giáo sĩ. Nhưng bên cạnh đó, cũng phải nói đến sự sáng tạo khi tiếp nhận những từ ngoại nhập của người Việt theo đạo để tạo nên lớp từ ngữ thuần Việt của từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt. Sự sáng tạo đó được thể hiện qua quá trình Nôm hóa, Việt hóa những từ vay mượn. Đặc biệt hơn là tạo ra những từ thuần Việt có khả năng thay thế dần những từ ngoại lai.

Đó chính là những nét nổi bật của từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt theo nguồn gốc.

- Về hình thức cấu tạo từ: Chúng tôi nhận thấy rằng, từ ngữ Thiên Chúa giáo

trong tiếng Việt được cấu tạo theo phương thức ghép là chủ yếu. Từ đơn và từ láy trong Thiên Chúa giáo chiếm số lượng rất ít. Điều này lý giải dựa trên nguồn gốc từ: Chúng tôi thấy rằng từ ngữ Thiên Chúa giáo du nhập vào tiếng Việt chủ yếu là qua cách đọc Hán Việt, mà trong lớp từ Hán Việt thì từ đơn và từ láy chiếm số lượng rất ít. Mặc dù từ đơn và từ láy chiếm số lượng ít nhưng lớp từ này vẫn hoạt động độc lập.

Từ đơn còn trở thành những thành tố chính để cấu tạo từ ghép. Ví dụ: Thánh, lễ…

- Về từ loại: Chúng tôi chỉ dừng lại ở việc khảo sát ba từ loại chính là danh từ,

động từ và tính từ. Và chúng tôi nhận thấy, trong những từ loại trên thì danh từ / danh ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt chiếm số lượng lớn nhất, thứ đến là động từ/ động ngữ và sau cùng là tính từ/ tính ngữ. Trong danh từ/ danh ngữ chiếm đa số là những danh từ gọi tên, danh xưng, khái niệm…và đa số là những danh từ phiên âm theo Hán Việt và Latinh – Pháp – Anh. Điều đó tạo nên sự trang trọng trong các danh từ/ danh ngữ Thiên Chúa giáo. Những danh từ/ danh ngữ này còn có hai xu hướng

dùng là: vừa rút gọn vừa mở rộng từ.

Ví dụ: Đức Giáo Hoàng ( Giáo Hoàng)

Đức Tổng Giám mục (Đức Tổng)…

- Về nghĩa: Chúng tôi nhận thấy từ ngữ Thiên Chúa giáo xét về nghĩa cũng rất

đa dạng. Trong đó, chiếm đa số là những từ đơn nghĩa. Điểm đặc biệt về nghĩa của từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt có những từ đa nghĩa và từ mang những nét nghĩa mới mà chúng tôi gọi là nghĩa chồng hoặc nghĩa chuyển. Những từ mang nét

nghĩa này rất riêng và độc đáo trong từ ngữ Thiên Chúa giáo. Ví dụ: công nghiệp,

sinh thì…

Nhìn chung, trong phạm vi nghiên cứu và khảo sát chúng tôi nhận thấy từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt rất đa dạng, phong phú và có nhiều đặc trưng riêng. Và chúng tôi nhận thấy, đây là một trong những nội dung cần được ngành Việt ngữ quan tâm khảo sát và nhận diện. Vì từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt có lịch sử phát triển rất đặc biệt là gắn liền với chữ quốc ngữ.

2.2. Phân loại và đặc điểm cụm từ cố định trong từ vựng Thiên Chúa giáo tiếng Việt. tiếng Việt.

Qua khảo sát ngữ liệu ở cấp độ cụm từ cố định, chúng tôi nhận thấy cụm từ cố

định trong Thiên Chúa giáo phần lớn là ngữ định danh. Qua khảo sát ngữ liệu chúng

tôi phân loại và nhận diện cụm từ cố định Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt như sau:

2.2.1. Ngữ định danh:

- Ngữ định danh về Chúa: Thiên Chúa chúng ta, Thiên Chúa các đạo binh,

Thiên Chúa toàn năng, Chúa là Thiên Chúa chúng ta, Đấng hằng sống hằng trị,

Chúa chúng con,

+ Ngữ định danh về Chúa Cha: Đấng sáng tạo, Đấng tạo hóa, Chúa các đạo

binh, Ý Cha,

+ Ngữ định danh về Chúa Giêsu: ách êm ái dịu dàng, ánh sáng cho trần gian,

ánh sáng Chúa Kitô, bánh bởi trời, bánh hằng sống, bánh trường sinh, Chúa quan phòng, Đấng Messia, Đấng nhân đức, Đấng cứu chuộc, Đấng Thánh, Đạo binh thiên quốc, Mình Thánh Chúa Kytô, Mình và Máu Thánh Chúa, Mình Thánh Máu Thánh, mục tử nhân lành, mục tử tốt lành, Ngôi Lời nhập thể, Trái tim cực Thánh, Trái tim cực trọng, Vua dân Do Thái, Vua cả trời đất,…

+ Ngữ định danh về sứ mạng cứu chuộc của Chúa Giê su: Chiên cứu độ, Chiên

vượt qua, Đàng Thánh giá, nơi thương khó, cây Thánh giá, dấu Thánh cạnh nương long, dấu Thánh tay tả, dấu Thánh tay hữu, Máu rất châu báu, cuộc thương khó, Đấng cứu độ,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngữ định danh về ơn ích: ơn cứu chuộc, ơn cứu độ, ơn Thánh Chúa, ơn thiên

triệu, phần rỗi linh hồn, phúc trường sinh,

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ thiên chúa giáo trong tiếng việt (Trang 88)