0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Từ tiếng Việt

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TỪ NGỮ THIÊN CHÚA GIÁO TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 34 -34 )

a. Khái niệm

Từ là một trong những đơn vị quan trọng của ngôn ngữ. Vì thế có rất nhiều những công trình Việt ngữ học đã đi sâu nghiên cứu về từ tiếng Việt. Những khái niệm về từ tiếng Việt cũng đã được tập hợp trong công trình của tác giả Nguyễn Như

Ý (chủ biên), Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lệ là Từ điển giải thích

Thuật ngữ Ngôn ngữ học (2003) [75]. Trong công trình này từ trang 329 đến trang

335, các tác giả đã ghi nhận 34 khái niệm về từ của các nhà nghiên cứu.

Qua những khái niệm đã được ghi nhận, chúng tôi nhận thấy rằng: Từ tiếng Việt là một vấn đề khá phức tạp, việc định nghĩa về từ cũng khá khó khăn và phức tạp vì chưa có sự nhất quán khi nhận diện đơn vị từ, đặc biệt nhiều vấn đề còn đang được

bàn cãi chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Điều đó, là do bản thân từ

không phải trường hợp nào giống nhau. Cụ thể về vấn đề này như sau:

Thứ nhất có nhiều khái niệm nhận diện từ là một đơn vị của ngôn ngữ nhưng cũng có khái niệm cho rằng từ là đơn vị của lời nói:

- Những khái niệm nhận diện từ là đơn vị của ngôn ngữ.

Ví dụ:

1. “Từ là đơn vị cấu trúc – ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ dùng để gọi tên các

sự vật và thuộc tính của chúng, các hiện tượng, các quan hệ của thực tiễn, là một tổng thể các dấu hiệu ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp đặc trưng cho từng ngôn ngữ. Các dấu hiệu đặc trưng của từ là tính hoàn chỉnh, tính có thể phân chia thành các bộ phận và khả năng tái hiện lại dễ dàng trong lời nói. Từ có thể phân chia thành các cấu trúc : cấu trúc ngữ âm của từ, cấu trúc hình thái của từ, cấu trúc ngữ nghĩa của từ. Cấu trúc ngữ âm của từ là toàn bộ các hiện tượng âm thanh tạo nên vỏ âm thanh của từ. Cấu trúc hình thái của từ là toàn bộ các hình vị tạo nên từ. Cấu trúc ngữ nghĩa của từ là toàn bộ các nghĩa khác nhau của từ”.

(Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1990), Cơ sở ngôn

2. “Từ là một đơn vị định danh của ngôn ngữ, nó cũng là một hình thức ngữ pháp được các thành viên của một tập thể hiểu như nhau trong quá trình trao đổi. Từ có âm thanh và hình thức. Tuy vậy âm thanh và hình thức chỉ là những phương tiện cấu tạo nên từ, bản thân chúng chưa phải là từ. Chỉ khi nào gắn liền với một ý nghĩa nào đấy thì chúng mới có khả năng biểu đạt tư tưởng”. (Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ (tập 2, từ hội học), NXB Giáo dục, HN. Tr 3) [dẫn theo 75: 330 - 331]

3. “Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh phi liên kết hiện thực, hoặc

chức năng mô phỏng tiếng động có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa”. (Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, NXB KHXH. Tr 104) [dẫn theo 75: 332]

4. “Bất kỳ đơn vị nào, lớn nhất trong hệ thống của một ngôn ngữ và nhỏ nhất để

tạo câu thì đều là từ. Từ đây là nói những đặc trưng chủ yếu của từ, hình vị của các đơn vị khác. Thực ra có rất nhiều trường hợp trung gian”. (Đỗ Hữu Châu (1985), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, tr 6) [dẫn theo 75: 334]

- Khái niệm nhận diện từ là đơn vị của lời nói.

Ví dụ:

5. “Từ là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất của lời nói, có tính độc lập.” (Nguyễn Thiện

Giáp (1981), Tính độc lập không độc lập của đơn vị ngôn ngữ - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, NXB KHXH, tr 15) [dẫn theo 75: 333]

Thứ hai có những khái niệm nhận diện từ như là một từ đơn. Ví dụ:

6. “Từ là một hình thái ngôn ngữ tự do, không thể chia thành những hình thái tự

do nhỏ hơn. Ví dụ: tay, chân, chim, nhà…Theo định nghĩa trên đây, những đơn vị sau không thể xét chúng như là một từ được: hòa bình, cấm cửa, tạp chí…” ( Đinh Quang Kim (1981), Từ - giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ. NXB KHXH.

Tr 5) [dẫn theo 75: 332] .

7. “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói:

nó có hình thức của một âm tiết, một “ chữ” viết lời”. (Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, NXB ĐH và THCN, tr 72) [dẫn theo 75: 334].

Thứ ba có những khái niệm nhận định đơn vị cấu tạo từ là hình vị và tiếng, có những khái niệm lại cho là âm tiết. Trong tiếng Việt thì tiếng trùng với hình vị và trùng với âm tiết thế nhưng vẫn không có cách gọi thống nhất. Điều đó tạo ra khó khăn khi nhận định về từ.

- Những khái niệm nhận định đơn vị cấu tạo từ là hình vị và tiếng.

Ví dụ:

8. “Từ giống cụm từ cố định ở chỗ chúng đều được tái hiện dưới dạng làm sẵn,

khi sử dụng trong lời nói; chúng đã cố định về thành phần và cấu trúc, đều bền vững về ngữ nghĩa và tính chất tu từ - biểu cảm. Điều khác nhau giữa chúng là thành phần cấu tạo : cụm từ cố định gồm từ hai thực từ trở lên còn từ thì được cấu tạo bằng hình vị.” (Trương Đông San (1974), Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt, tạp chí ngôn ngữ, tr 2) [dẫn theo 75: 331].

9. “Mặc dù trên những bình diện khác nhau, có những đơn vị cấu tạo từ khác

nhau: hình vị trong từ vựng và tiếng trong ngữ pháp, nhưng từ là giao điểm của nhiều hệ thống đơn vị. Là đơn vị sẵn có, nói chung có chức năng định danh, từ mang nhiều chất thực dụng trong đời sống. Muốn dễ xác định một cách khách quan, nên dựa vào tính tách biệt của từ.” (Lưu Vân Lăng (1981), Xác định quan niệm từ ngữ trong tiếng Việt – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, NXB KHXH, Tr 12) [dẫn theo 75: 333].

10. “Đặc điểm cơ bản của từ giúp ta dễ phân biệt từ với các đơn vị cấu tạo từ là

hình và tiếng là khả năng dùng tách biệt”. (Lưu Vân Lăng (1981), Xác định quan niệm từ ngữ trong tiếng Việt – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, NXB KHXH, tr 12) [dẫn theo 75: 333].

- Khái niệm nhận định đơn vị cấu tạo từ là âm tiết.

Ví dụ:

11. “Để khỏi phải tham gia vào cuộc tranh luận về vấn đề từ là gì, chúng ta tạm

thời chấp nhận định nghĩa sau đây về từ của tiếng Việt: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn

nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”. (Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, tr 14) [dẫn theo 75: 333].

12. “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến có một ý

nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu cấu tạo) cấu tạo nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ

nhất để tạo câu.” (Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, NXB

KHXH, tr 139) [dẫn theo 75: 335].

Thứ tư có những khái niệm nhận định rằng từ là đơn vị dùng để gọi tên, định danh:

Ví dụ:

Khái niệm 1, 2, 3, 9 đã nêu ở trên. Ngoài ra còn có:

13. “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững hoàn chỉnh,

có chức năng gọi tên; được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu.” (Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1990), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB ĐH và GDCN, Hà Nội tr170) [dẫn theo 75: 330].

14. “Trong ngôn ngữ từ là ngữ đoạn có tính chất định tên, một số tính chất định

chức hoặc chỉ có tác dụng hỗ trợ. Đây là ngữ đoạn tính, có sẵn”. (Lưu Vân Lăng (1970), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trên quan điểm ngữ đoạn tầng bậc có hạt nhân, tạp chí Ngôn ngữ số 3. Tr 57) [dẫn theo 75: 330].

Thứ năm có những khái niệm lại nhận định từ là ngữ đoạn. Ví dụ:

Khái niệm 14 đã nêu trên. Ngoài ra còn có:

15. “Từ ngữ không phải là đơn vị nhỏ nhất mà là ngữ đoạn, nên đều có khả năng

dùng tách biệt. Nhưng đơn vị dùng tách biệt nhỏ nhất mới là từ. Có thể nói từ là đơn vị tách biệt nhỏ nhất. Nói cách khác từ là ngữ đoạn nhỏ nhất.” (Lưu Vân Lăng (1975), Xác định quan niệm từ ngữ trong tiếng Việt – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, NXB KHXH. Tr 12) [dẫn theo 75: 333].

Thứ sáu có những khái niệm nhận định trong tiếng Việt còn có những đơn vị trung gian giữa từ và cụm từ, không dễ để nhận diện, phân loại từ.

Thông qua những khái niệm về từ đã được tập hợp trong công trình của tác giả

Nguyễn Như Ý (chủ biên), Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lệ là Từ

điển giải thích Thuật ngữ Ngôn ngữ học (2003) [75]. Dựa trên những nhận định chung về khái niệm từ của các nhà nghiên cứu, chúng tôi xin tổng kết các đặc điểm của từ tiếng Việt như sau:

- Từ tiếng Việt là đơn vị lớn nhất của ngôn ngữ nhưng lại là đơn vị nhỏ nhất, có

nghĩa trong câu.

- Từ là đơn vị trực tiếp tạo câu và độc lập trong tạo lập lời nói.

- Từ mang tính cố định trong cấu tạo và sẵn có trong ngôn ngữ.

- Từ có thể gồm một hoặc nhiều âm tiết.

Với những đặc điểm của từ tiếng Việt như đã nêu, chúng tôi sẽ dùng làm tiền đề để nhận diện từ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt. Từ đó, đi đến phân loại và khái

quát đặc điểm của lớp từ ngữ này.

b. Phân loại

Hiện này, việc phân loại từ tiếng Việt cũng có rất nhiều vấn đề như các nhà nghiên cứu đã nhận định. Khó khăn ở đây là xác định hệ thống tiêu chí để phân loại từ và sự nhập nhằng khi nhận diện từ theo tiêu chí. Chúng tôi xin điểm đến một số

tiêu chí phân loại đã được sử dụng để phân loại từ tiếng Việt như sau: Phân loại theo

nguồn gốc, phân loại theo hình thức cấu tạo, phân loại theo từ loại, phân loại theo nét nghĩa,.

b.1. Phân loại theo nguồn gốc

Tiêu chí phân loại theo nguồn gốc đã được các nhà nghiên cứu nhận định trong

các công trình nghiên cứu Việt ngữ và đây là một căn cứ quan trọng để xác định nguồn gốc của vốn từ tiếng Việt. Chúng tôi xin được ghi nhận vấn đề phân loại này như sau:

* Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2006) trong Cơ sở ngôn

ngữ học và tiếng Việt, các tác giả đã phân lớp từ vựng tiếng Việt gồm: lớp từ bản ngữ (còn gọi là lớp từ thuần), và lớp từ có nguồn gốc khác, xa lạ (còn gọi là lớp từ ngoại lai). [13: 213- 219]

Lớp từ ngoại lai được phân thành hai lớp nhỏ: lớp từ ngữ gốc Hán và lớp từ ngữ gốc Ấn – Âu (chủ yếu là gốc Pháp). Cụ thể từng lớp từ như sau:

- Các từ ngữ gốc Hán

Tiếng Việt đã trải qua quá trình tiếp xúc với tiếng Hán từ lâu đời, thông qua nhiều con đường và bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Có thể chia quá trình tiếp

xúc Hán – Việt thành hai giai đoạn lớn: một giai đoạn từ đầu công nguyên đến đời

Đường (đầu thế kỷ VIII); hai là giai đoạn từ đời Đường trở về sau. Hai lần tiếp xúc lớn này cung cấp cho từ vựng tiếng Việt hai nguồn gốc Hán mà trước nay hay gọi là từ Hán cổ và từ Hán – Việt.

Từ Hán cổ là từ gốc Hán được du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn một. Vì đi vào tiếng Việt đã lâu, đã được đồng hóa rất mạnh, nên những từ này hiện nay nói chung không còn cái vẻ xa lạ đối với người Việt nữa.

Từ Hán – Việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn hai, mà người Việt đã đọc âm chuẩn của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình. Cách đọc đó được duy trì cho đến tận ngày nay.

Tên gọi từ Hán Việt còn bao gồm cả những từ vốn không phải gốc Hán, mà do người Hán mượn một ngôn ngữ khác, rồi người Việt vay mượn lại và đọc theo âm Hán Việt như các từ Hán Việt khác.

Bên cạnh đó, những từ do người Việt tạo ra nhưng sử dụng yếu tố cấu tạo có nguồn gốc Hán thì cũng được gọi là từ Hán Việt.

Cũng có những từ gốc Hán nhưng có một nhóm được du nhập vào tiếng Việt thông qua con đường khẩu ngữ của những người nói phương ngữ tiếng Hán. Nhóm

này có số lượng không nhiều và nói chung không đem lại cho tiếng Việt ảnh hưởng

đáng kể nào.

Diễn biến của các từ gốc Hán nói chung trong tiếng Việt rất phức tạp. Tuy vậy, những kết quả phân tích về chúng tôi đã cho phép rút ra một số hướng sau:

(+) Trước hết, chúng được Việt hóa, được “cải tổ” về mặt ngữ âm. Đó là tất yếu.

Thậm chí, có hàng loạt từ được Việt hóa tới hai lần, dẫn tới hai kết quả tồn tại song song: một cách đọc được gọi là Hán Việt, một cách đọc được gọi là Hán Việt Việt

hóa. Cách đọc thứ hai làm mờ hẳn nguồn gốc của chúng đi, đưa chúng vào vị trí sâu hơn trong tiếng Việt.

Một biểu hiện khác của cải tổ ngữ âm là rút ngắn từ lại.

(+) Về năng lực hoạt động, khả năng nhập hệ của các từ gốc Hán trong tiếng Việt rất không đồng đều. Rất nhiều từ có khả năng hoạt động độc lập, tự do, đến mức có lẽ trừ những người có vốn Hán học và những nhà nghiên cứu ra, không mấy ai để ý hoặc “cảm thấy” nguồn gốc Hán của chúng nữa.

(+) Về mặt ý nghĩa, không phải từ gốc Hán nào trong tiếng Việt cũng giữ y

nguyên nghĩa vốn có của nó. Một số từ chỉ còn được dùng với một hoặc vài nghĩa

trong số nhiều nghĩa của chúng. Cũng có từ đổi hẳn nghĩa của mình đi.

Các từ gốc Hán nói chung và từ Hán Việt nói riêng, có một vị trí đặc biệt trong từ vựng tiếng Việt. Chúng có số lượng rất lớn và năng lực sản sinh mạnh. Chúng nhập vào mọi lĩnh vực giao tiếp của đời sống người Việt.

- Các từ gốc Ấn Âu

Bộ phận từ ngữ này vào Việt Nam từ khi nước ta bị người Pháp xâm lược và chịu ảnh hưởng trực tiếp của họ. Vừa bằng con đường khẩu ngữ vừa qua con đường chính thức trong giáo dục nhà trường và giao tiếp hành chính, hàng loạt từ gốc Pháp đã du nhập vào tiếng Việt. Một số từ nguồn gốc Anh; rồi gần đây là một số từ nguồn gốc Nga đã được tiếp thu. Nhìn chung các từ ngữ gốc Ấn Âu đã thâm nhập vào khá nhiều mặt của đời sống xã hội.

Khi được du nhập vào tiếng Việt, sự biến đổi về nghĩa của các đơn vị từ ngữ

nguồn gốc Ấn Âu tỏ ra không mấy rõ rệt và không làm nảy sinh những đối lập, khác biệt quan trọng như ở các từ gốc Hán. Thế nhưng vấn đề cải tổ bộ mặt ngữ âm của chúng lại là cái quan trọng hàng đầu, bởi vì cơ cấu âm thanh trong từ Ấn Âu khác, thậm chí khác xa với cơ cấu âm thanh của từ tiếng Việt.

Trước hết, chúng được đọc theo cách đọc của người Việt. Có nghĩa là các từ được phân chia thành những âm tiết tách rời và phát âm theo cơ cấu ngữ âm của âm tiết tiếng Việt. Người Việt thêm thanh điệu cho các âm tiết đó, bỏ bớt âm trong các tổ hợp phụ âm, hoặc lại chuyển âm này thành âm khác cho phù hợp với cách phát âm của mình.

Biến đổi thứ hai là người Việt có xu hướng rút ngắn bớt; đặc biệt là ở những từ vay mượn qua tiếp xúc khẩu ngữ.

Ứng xử của các đơn vị từ ngữ gốc Ấn Âu trong tiếng Việt không phải chỉ có một kiểu, một đường. Có thể thấy ngay là những từ nào vốn là đơn tiết hoặc được đơn tiết

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TỪ NGỮ THIÊN CHÚA GIÁO TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 34 -34 )

×