Các từ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt theo nguồn gốc Hán Việt Nôm

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ thiên chúa giáo trong tiếng việt (Trang 72)

và thuần Việt

Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy rằng : những từ Thiên Chúa giáo

theo nguồn thuần Việt có số lượng ít hơn những từ Thiên Chúa giáo có nguồn gốc ngoại lai. Dựa trên ngữ liệu, chúng tôi phân loại nhóm từ này như sau :

a. Những từ Hán Việt Nôm hóa

+ Ánh sáng: nghĩa biểu tượng nói về Thiên Chúa, nói về Chúa Ky tô, nói về các

môn đệ.

+ Mão gai: vòng gai Chúa Giê su mang trên đầu khi bị bắt và đóng đinh trên

Thánh giá. Mão gai là hình ảnh biểu tượng cho những cực hình Chúa gánh lấy vì con

người.

+ Áo chùng, áo chùng thâm, áo thâm chùng: cả ba tên gọi đều chỉ áo dài đen

của linh mục. Áo này còn có tên Latinh là áo Sutan.

+ Áo dòng: y phục của tu sĩ nam nữ, mỗi dòng có y phục khác nhau, những người đã khấn mới mặc áo dòng.

+ Áo Đức Bà: gồm hai tấm nỉ nhỏ có thêu hình Đức Mẹ. Mỗi áo có kích thước chừng 6cm, nối với nhau bằng 2 sợi dây vải để đeo vào cổ. Thường dùng cho hội viên dòng ba của các dòng: Dòng Tôi Tớ Mẹ Thiên Chúa mặc áo đức bà bảy sự màu đen, Dòng Đức Mẹ vô nhiễm mặc áo Đức bà vô nhiễm màu xanh, Dòng Đức Mẹ Cát

minh mặc áo màu nâu, Dòng Chúa Ba Ngôi mặc áo màu trắng.

+ Áo thầy tu: tương đương về nghĩa với áo dòng. + Áo các phép là áo Sup Li.

+ Nhà khảo: từ Hán Việt Nôm hóa nghĩa là thi cử, hạch hỏi. Nhà Khảo là phòng lớn trong chủng viện để hội họp hay học chung. Gọi là nhà khảo vì nơi này diễn ra các cuộc khảo thí để tuyển ứng sinh vào chủng viện.

+ Nhà thờ chính tòa:nhà thờ chính của địa phận, có giám mục cai quản.

+ Nhà chung: chung vừa mang nghĩa Hán vừa mang nghĩa Nôm có nghĩa là

thuộc về nhiều người. Với người Công giáo nhà chung là cơ sở chính của địa phận,

có Đức Giám mục địa phận cư ngụ. Ngày nay từ nhà chung đã được thay thế dần

bằng từ Hán Việt Tòa Giám Mục.

+ Nhà đạo: từ để chỉ tất cả những gì liên quan đến đạo Công giáo ví như: văn chương nhà đạo, trường nhà đạo, kinh nhà đạo. Nhà đạo được nhắc đến trong câu nói: “Kinh nhà đạo, gạo nhà chùa” [18:58]

+ Ngắm, ngắm lễ: ngắmlà từ Nôm lấy dạng âm đọc của từ ngâmtrong Hán Việt

có nghĩa là nhìn kỹ, gẫm suy. Ngắm có âm khác là ngẫm. Miền Bắc đọc là Ngắm,

miền Nam đọc là gẫm hay ngẫm. Ngâm trong tiếng Hán có nghĩa là đọc chậm, ngâm

nga như đọc thơ, ngâm vịnh. Do vậy, từ ngắm có nghĩa là vừa ngắm nhìn vừa ngân

nga như: Ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giê su. Ngắm có nhiều cách vì vậy có

nhiều loại ngắm: Ngắm lễ, ngắm 15 sự thương khó (ngắm đứng), ngắm dấu đanh,

ngắm rằng, ngắm nhân sao, ngắm nhân tài. Còn ngắm nguyện, ngắm nguyện là cầu nguyện bằng suy niệm.

+ An giấc ngàn thu, an nghỉ trong Chúa: là những từ ngữ Hán Việt Nôm hóa, là những đặc ngữ Công giáo để nói về cái chết. Chết là an giấc trong Chúa.

+ Bà quản, bà trùm, ông quản, ông trùm : là những từ ngữ chỉ chức vụ thuộc về giáo họ, những người này giúp phục vụ đời sống đức tin của giáo dân trong họ, còn

gọi là trùm họ, quản họ.Chức quản thấp hơn chúc trùm.

+ Hằng có: từ Hán Việt Nôm hóa, nghĩa là tồn tại mãi, hiện diện mãi ở mọi lúc

mọi nơi. Từ đồng nghĩa là hằng hữu (là dịch nghĩa từ hữu).

b. Những từ Nôm – thuần Việt

+ Từ Nôm chỉ tên dòng tu: dòng Tên: từ Nôm lấy dạng của từ tiễn : mũi tên

trong từ Hán Việt. Từ “Tên” được dùng để thay cho tên gọi Jesu. Vì phong tục kỵ húy

+ Từ thuần Việt chỉ vật dụng: Ảnh cứu chuộc, ảnh đeo, áo lễ, đèn chầu, chân nến, chén thánh, đĩa thánh, khăn vai, khăn thánh, kiệu hoa, kiệu ảnh, gác chuông, gác đàn, của lễ, của uống, nến cao, hình bánh, đền vàng…là những từ ngữ chỉ những

vật dụng gắn với thờ tự trong đạo Công giáo.

+ Từ Nôm – thuần Việt kết hợp với yếu tố Nôm “Nhà” đứng đầu gồm:

(+) Nhà mẹ: nhà chính của dòng tu nữ có mẹ bề trên cư ngụ.

(+) Nhà quê: theo nghĩa thông thường, nhà quê nghĩa là nông thôn, phân biệt với thành thị; nếu là tính từ nhà quê hàm ý chê bai: thiếu văn minh hoặc hàm ý là mộc mạc. Trong Công giáo, từ nhà quê là từ dùng để chỉ nhà bố mẹ đẻ của những người đi tu thuộc hàng giáo sĩ. Hàng giáo sĩ khi tu tu họ tách rời khỏi gia đình huyết tộc để sát nhập vào cộng đoàn giáo sĩ phục vụ ở nhiều nơi khác nhau, vì vậy nhà cha mẹ ruột được gọi là nhà quê và rộng hơn là nói đến quê quán của họ.

(+) Nhà tạm:từ Nôm, nguyên nghĩa là nhà dựng tạm thời. Với người Công giáo, nhà tạm là hộp nhỏ giống dạng cái nhà, có cửa dùng để cất giữ Mình Thánh Chúa, được đặt giữa cung thánh – nơi trang trọng nhất của nhà thờ. Gọi là nhà tạm vì khi xưa trên đường vượt qua sa mạc về miền đất hứa, người Do Thái đã để Hòm bia Giao ước trong nơi thánh tạm mà tiếng Latinh gọi là Tabernaculum. Anh và Pháp ngữ cùng

dùng là Taberncale để chỉ nơi cất giữ Mình Thánh Chúa. Nhà tạm còn có tên gọi

Nôm là nhà chầu:nghĩa là xem lễ, hầu lễ.

(+)Nhà Thầy: từ Nôm có nghĩa là người giảng dạy. Nhà thầy là người giảng dạy. Trong đạo Công giáo từ nhà Thầy dùng để chỉ chung những người đi tu từ Giám mục đến chủng sinh. Điều này, được lý giả từ cách tổ chức Kẻ Giảng của Cha Đắc Lộ. Nhiệm vụ truyền giáo là mục tiêu hàng đầu của các thừa sai nên ban đầu khi chưa

có linh mục bản xứ, các thừ sai đã lập ra tổ chức Kẻ Giảng để hỗ trợ việc truyền giáo:

Nhà Kẻ Giảng, rồi đến Hội Kẻ Giảng, người trong đó gọi là Thầy Kẻ Giảng – giảng giải Đạo Chúa. Đó là hình thức tu trì đầy tiên của Công giáo Việt Nam. Vì vậy những

người đi tu được gọi là Nhà Thầy. Và từ này được dùng cho đến ngày nay. Nhà Thầy

còn được gọi là nhà tu.

(+) Nhà thờ: theo nghĩa thường, nhà thờ là nơi thờ cúng tổ tiên của một dòng

lễ thờ phượng Chúa. Người Tàu gọi là Giáo đường. Nhà thờ còn được gọi là Vương Cung Thánh Đường (Hán Việt). Nhà thờ ngày xưa còn được gọi là nhà Thánh (từ cổ).

thờ nhà họ, nhà thờ xứ : là các gọi phân biệt theo đơn vị lớn, nhỏ. Nhà thờ họ thuộc

về một giáo họ lẻ trong giáo xứ, thuộc về nhà thờ xứ.

(+) Nhà mụ: từ cổ chỉ nhà dòng Mến Thánh Giá. Ngày nay, người Công giáo

gọi là nhà dòng. Nhà dòng còn được mở rộng nghĩa để chỉ một tu hội hay một trụ sở

của tu hội. Người Công giáo gọi là dòng vì tất cả những người sống trong tu hội đều

sống theo một lý tưởng hay một linh đạo chung, được kế thừa từ đời này sang đời

khác.

(+) Nhà đòn: từ Nôm đòn nghĩa là cây khiêng. Nhà đòn theo cách dùng của người Công giáo là nhà để dụng cụ tổ chức tang lễ: trống chiêng, cờ quạt, đòn khiêng

quan tài…ngày nay vẫn gọi là nhà đòn, nhà này thường xây ở khu vực nhà xứ hoặc ở

đất Thánh (nghĩa địa).

(+) Nhà mặc áo : nhà nhỏ ngay sau cung thánh, để linh mục, người giúp lễ

chuẩn bị lễ phục trước khi dâng thánh lễ.

(+) Nhà cơm :nhà ăn tập thể tại nhà chung, nhà dòng, chủng viện.

(+) Nhà Chúa, nhà Cha, quê trời: chỉ nơi Thiên Chúa ngự. Nhà Cha, nhà Chúa

còn được hiểu như nhà thờ - nơi thờ phượng Chúa.

+ Từ Nôm – thuần Việt cổ chỉ người:

(+ ) Bà mụ: từ cổ để chỉ bà bề trên dòng mến Thánh Giá. Ngày nay, gọi là nhất.

(+) Chị ả từ Nôm cổ dùng để chỉ bà phó bề trên dòng Mến Thánh Giá.

Dân chúng đã từng hiểu lầm về từ hai từ này: Họ cho là dùng để chỉ chung

những bà thuộc dòng Mến Thánh Giá. Ngày nay, từ mụ không được dùng nữa,

mà thay vào đó là dùng từ Xơ, Bà Xơ, Bà Dòng, Bà phước, dì Phướcđể chỉ cho nữ tu

nói chung. Xơ là phiên âm từ Ma Soeur của tiếng Pháp.

(+) Con hoa: từ thuần Việt cổ đến nay còn sử dụng rất phổ biến trong đạo Công giáo. Con hoa là chỉ những em dâng hoa trong tháng Đức Mẹ và những em tung hoa trong nghi thức thứ năm Tuần Thánh.

(+) ông cố: từ Nôm cổ dùng để gọi tên Cha đạo. Từ cố lấy từ từ Cố Đạo (đồng nghĩa với Cha đạo).

+ Từ Nôm“Thầy” đứng trước, ghép với các yếu tố thuần Việt

(+) thầy: xưng hô với thầy tu.

(+) thầy cả : chỉ linh mục.

(+) thầy dòng:chỉ các thầy tu ở dòng.

(+) thầy giảng: chỉ các thầy tu làm công việc giảng dạy: dạy giáo lý, dạy về đạo. (+) thầy sáu: từ chỉ những thầy tu triều: Đại chủng viện, chuẩn bị hoặc đã nhận chức Phó Tế.

+ Từ Nôm nói về lễ, mùa lễ:

(+) áp lễ: trước lễ chính.

(+) ngày chay: thứ 4 lễ tro và thứ 6 tuần thánh – ngày buộc phải ăn chay, kiêng thịt.

(+) lễ lá: mở đầu cho tuần Thánh, giáo dân tưởng niệm ngày Chúa được dân

chúng rước vào thành Thánh Giêrusalem,

(+) lễ buộc:những lễ quan trọng, buộc người Công giáo phải tham dự.

(+) tháng hoa: tháng năm – kính Đức Mẹ, thường có rước kiệu và dâng hoa.

+ Từ thuần Việt chỉ mức độ, tính chất, hành động, việc làm: ăn chay, chịu nạn,

chịu chết, chịu thai, chịu lụy, chịu tro, chịu lễ, chịu phép rửa, cám dỗ, đền tội, đỡ đầu, đến trả, đọc kinh, dọn mình, , giữ chay, hiện đến, hằng có, kính thờ, lần hạt, mở miệng, mở môi, mở tai, mở trí, mời gọi, sáng soi, soi lòng, soi sáng, sống đạo, sống lại, than, tha tội, thờ lạy, thờ phượng, thưa kinh, tung hô, tung hoa, vượt qua, xin lễ, xin tiền, xông hương, xưng tội, xướng, xuống thai, xuống thế, xuống trần, chịu chết, vì dấu , lòng lành, con mọn …là những từ ngữ thuần Việt chỉ tính chất, mức độ, hành động, việc làm trong đạo Công giáo.

+ Từ thuần Việt chỉ kinh nguyện: lời nguyện, hương kinh, kinh tối, kinh trưa,

kinh chiều, lời kinh… là những từ ngữ chỉ những giờ cầu nguyện, lời ngợi ca Thiên Chúa của người Công giáo.

c. Từ Nôm dịch tiếng nước ngoài

Lờitheo nghĩa thần học là Ngôi Hai Thiên Chúa – Chúa Giê su.

Nhìn chung, những từ ngữ thuần Việt trong từ ngữ Thiên Chúa giáo cũng được sử dụng rất đa dạng: cả danh từ, động từ…Những từ ngữ thuần Việt trong từ ngữ Thiên Chúa giáo thể hiện sự sáng tạo về ngôn ngữ, tạo những cách biểu đạt mới thuần túy Việt Nam, cũng như cách vay mượn ngôn ngữ của người Việt. Chiếm đa số trong những từ ngữ thuần Việt là những danh từ, những danh từ này còn được Việt hóa từ nguồn vay mượn: Hán Việt, Latinh.

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ thiên chúa giáo trong tiếng việt (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)