Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định
Tình hình kinh tế xã hội có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội nói chung va hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. Một nền kinh tế xã hội ổn định sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển hoạt động
kinh doanh thẻ của ngân hàng.Vì khi đó, đời sống của nhân dân đƣợc cải thiện, thu nhập của ngƣời dân tăng lên thì nhu cầu mua sắm và sử dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán hiện đại sẽ tăng lên. Chính vì vậy, Chính phủ cần phải có biện pháp ổn định tình hình kinh tế xã hội trong nƣớc, trƣớc hết là ổn định về mặt bằng giá cả. Hiện nay, chỉ số giá cả CPI của nƣớc ta khá cao, giá cả của một số mặt hàng tiêu dùng tăng nhanh trong khi đó mức lƣơng của ngƣời dân chƣa đƣợc điều chỉnh kịp thời gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt của ngƣời dân, ảnh hƣởng tiêu cực đến công tác mở rộng thị trƣờng thẻ của ngân hàng.
Do đó, việc xây dựng một môi trƣờng kinh tế xã hội ổn định sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thẻ phát triển.
Tiếp tục triển khai và hoàn thiện các biện pháp hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán
Hiện nay, Chính phủ đang tiếp tục triển khai đề án “Thanh toán không
dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020 ”. Đề án là cơ
sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thẻ thanh toán, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam hiện nay. Việc ra đời của đề án này, đã phần nào hạn chế thói quen thanh toán bằng tiền mặt của ngƣời dân, khuyến khích, thúc đẩy dân chúng sử dụng các dịch vụ thanh toán khác thông qua một số biện pháp nhƣ: thắt chặt quản lý tiền mặt, tăng chi phí sử dụng tiền mặt...Trong thời gian tới, Chính phủ cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thanh toán không dùng tiện mặt ở nƣớc ta tạo điều kiện cho việc phát triển của thẻ ngân hàng.
Ban hành các văn bản liên quan đến tội phạm về thẻ
Hiện nay, số lƣợng tội phạm liên quan đến thẻ ngày càng tăng, hoạt động của loại tội phạm này càng tinh vi gây ra tổn thất rất lớn cho cả ngƣời sử dụng và ngân hàng. Trong khi các nƣớc khác trong khu vực đã chuyển sang sử dụng thẻ thông minh, thì ở nƣớc ta hầu hết thẻ dùng trong thanh toán vẫn là thẻ từ dễ làm giả và kém an toàn hơn, nên xu hƣớng là các loại tội phạm sẽ chuyển dần sang các nƣớc có sử dụng thẻ từ. Hơn nữa, pháp luật của nƣớc ta còn sơ hở, chƣa có chế tài cụ thể để xử lý các hành vi phạm tội này nên đó sẽ là mảnh đất màu mở cho tội phạm này hoạt động. Bên cạnh đó, các hoạt động làm thẻ giả mạo, lừa đảo trong giao dịch thẻ, sản xuất và tiêu thụ thẻ giả thƣờng có liên quan đến các yếu tố nƣớc ngoài nên đòi hỏi Chính phủ phải am hiểu quy đinh của luật pháp quốc tế để từ đó ban hành các điều khoản phù hợp với thông lệ quốc tế. Do vậy, trong thời gian tới Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh ban hành các văn bản pháp luật, các qui định về xử phạt hành vi gian lận trong
hoạt động kinh doanh thẻ.Việc xử phạt nghiêm minh các đối tƣợng phạm tội liên quan đến thẻ sẽ tạo cho khách hàng sự an tâm và tin tƣởng trong việc sử dụng thẻ, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng
Để việc kinh doanh thẻ đƣợc diễn ra thuận lợi, nhanh chóng thì việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, công nghệ ngân hàng là yêu cầu bắt buộc và cần thiết. Tuy nhiên, chi phí đầu tƣ các trang thiết bị ngân hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thẻ nói riêng là rất lớn nên cần sự hỗ trợ giúp đỡ của Nhà nƣớc. Trƣớc hết, Nhà nƣớc nên cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trong nƣớc, đặc biệt hệ thống tin học và viễn thông để đảm bảo cho các đƣờng truyền đƣợc thực hiện nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra, hầu hết các trang thiết bị, máy móc của ngân hàng đều phải nhập khẩu với chi phí rất cao, gây tốn kém trong việc đầu tƣ nên xét về lâu dài thì Nhà nƣớc nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nƣớc nghiên cứu, chế tạo các máy móc, linh kiện, phụ kiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Đầu tƣ cho giáo dục đào tạo
Hiện nay, đội ngũ nguồn nhân lực có chất lƣợng cao hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng còn thiếu và yếu nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng của ngân hàng. Chính vì vậy, nhà nƣớc nên tăng cƣờng đầu tƣ vào lĩnh vực giáo dục đào tạo. Thông qua giáo dục và đào tạo vừa góp phần nâng cao trình độ dân trí của ngƣời dân vừa tạo ra đƣợc một đội ngũ nguồn nhân lực có chất lƣợng cao phục vụ cho hoạt động kinh doanh thẻ sau này.
6.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước
Xây dựng cơ chế chính sách về thanh toán một cách đồng bộ nhất quán Ngân hàng Nhà nƣớc đóng vai trò quyết định trong việc ban hành cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý, môi trƣờng thuận lợi thông thoáng cho quá trình sử dụng, phát triển các hệ thống thanh toán. Hiện nay, các ngân hàng thƣơng mại phát triển thẻ một cách tràn lan, theo kiểu mạnh ai ngƣời đó làm, chƣa có một qui hoạch tổng thể thống nhất. Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nƣớc cần phải chỉ đạo và đƣa ra định hƣớng chiến lƣợc phát triển chung cho thị trƣờng thẻ Việt nam nhằm tạo ra sự thông thoáng, bình đẳng trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh đó, cần tiếp tục củng cố, hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán, nghiên cứu và xây dựng ban hành các quyết định liên quan đến lộ trình chuyển đổi công nghệ thẻ theo tiêu chuẩn EMV
Để phát triển thị trƣờng thẻ bền vững cần phải có sự liên kết, hợp tác trong hoạt động kinh doanh thẻ giữa các ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng Nhà nƣớc nên nhanh chóng triển khai xây dựng một trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất trong toàn quốc, kết nối các hệ thống thẻ thanh toán của các tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ và các liên minh thẻ hiện hành thành một trung tâm thẻ tập trung, tạo một mạng lƣới ATM rộng khắp nhằm mang lại sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ thẻ vì khách hàng có thể sử dụng thẻ tại bất kỳ máy ATM nào với mức phí thống nhất, giảm nhẹ gánh nặng đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho ngân hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Lê Văn Tề, Thẻ thanh toán quốc tế và việc ứng dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam, Nxb Trẻ
2. GS.TS Nguyễn Thành Độ,TS Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Lao động- Xã hội, 2004
3. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, Giáo trình Marketing Ngân hàng, Nxb Thống kê, 2003
4. PGS. TS Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng Thƣơng mại, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007
5. Báo cáo thƣờng niên của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu 6. Báo cáo của phòng kinh doanh thẻ
7. Tạp chí ngân hàng số 20 (10/2007) “ Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử”
8. Tạp chí ngân hàng số 15 ( 8/2006 ) “ Các giải pháp phát triển thị trƣờng thẻ ngân hàng”
9. Http:// www.vietnamnet.vn
10.Http://www.eximbank.com.vn