TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
Thẻ ngân hàng là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa tiện ích. Ngay từ khi ra đời thẻ ngân hàng đã làm thay đổi cách thức chi tiêu, giao dịch thanh toán của cộng đồng xã hội. Với tính linh hoạt và các tiện ích mà nó mang lại cho mọi chủ thể liên quan, thẻ ngân hàng đã và đang thu hút đƣợc sự quan tâm của cả cộng đồng và ngày càng khẳng định vị trí của nó trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Với sự ra đời của sản phẩm thẻ ngân hàng, đã trở thành một bƣớc ngoặt đánh dấu sự phát triển vƣợt bậc về năng lực công nghệ trong hoạt động ngân hàng. Để phát triển các sản phẩm này, ngân hàng cần phải có một nền tảng hạ tầng công nghệ hiện đại nhƣ hệ thống máy tính, trung tâm cơ sở dữ liệu, các thiết bị đọc thẻ..., cùng nguồn nhân lực công nghệ thông tin có khả năng phát triển, xây dựng quy trình nghiệp vụ mới, khai thác vận hành và làm chủ các thiết bị công nghệ mới nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ thẻ của ngân hàng. Chỉ với một sản phẩm thẻ, ngân hàng có thể cung ứng dịch vụ cho khách hàng mọi lúc mọi nơi. Hoạt động kinh doanh thẻ không những mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng mà còn tác động trực tiếp tới nhiều hoạt động nghiệp vụ khác nữa. Cùng với việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ, năng lực công nghệ của ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, là tiền đề cho việc mở rộng và nâng cao chất lƣợng các nghiệp vụ, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng khác.
Ngoài những lợi ích vô hình mà sản phẩm thẻ mang lại: nâng cao vị thế của ngân hàng, quảng bá hình ảnh thƣơng hiệu và thu hút một lƣợng khách hàng lớn đến và sử dụng các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, thì đây cũng là hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Đó là các khoản phí thƣờng niên mà chủ thẻ phải trả khi sử dụng thẻ, phí rút tiền mặt, phí giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ và một số khoản thu khác nhƣ: phí vƣợt hạn mức tín dụng, phí tra soát – khoản phí mà chủ thẻ phải trả cho yêu cầu tra soát của mình, phí cấp lại thẻ ...Trong những năm gần đây, tất cả các khoản thu từ hoạt động thẻ mang lại một tỷ lệ sinh lời khá lớn, cho nên lĩnh vực kinh doanh thẻ đang thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các ngân hàng. Bên cạnh đó, sự ra đời của thẻ còn góp phần tích cực vào việc thay đổi thói quen thanh toán của ngƣời dân, tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. So với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nhƣ séc, ủy nhiệm chi, thƣ tín dụng... chỉ đáp ứng cho các tổ chức, doanh nghiệp với quy mô giao dịch lớn
thì thẻ ngân hàng có ƣu điểm vƣợt trội là thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách hàng lớn thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội.
Ngoài ra, hoạt động kinh doanh thẻ còn là một kênh huy động vốn hiệu quả, làm tăng lƣợng vốn huy động của ngân hàng, góp phần tăng cƣờng các hoạt động tín dụng. Ngân hàng sẽ thu đƣợc một nguồn tiền gửi lớn thông qua việc phát hành thẻ thanh toán. Theo qui định, mỗi thẻ ngân hàng khi đƣợc phát hành đều phải có số dƣ tài khoản nhất định và đƣợc duy trì thƣờng xuyên, số dƣ này có lãi suất thấp sẽ góp phần làm giảm chi phí huy động vốn bên cạnh đó ngân hàng có một khoản thu nhập kha khá thông qua việc thu lệ phí duy trì tài khoản hàng tháng. Hiện nay, đối với mỗi loại sản phẩm thẻ thì Eximbank đƣa ra một mức biểu phí phát hành thẻ khác nhau ( có phụ lục đi kèm). Thông qua việc phát hành thẻ ngân hàng thu đƣợc một số khoản phí nhƣ: phí phát hành, phí thƣờng niên, phí tài chính, phí rút tiền mặt, phí thay đổi hạn mức tín dụng, phí cấp lại thẻ, phí sử dụng vƣợt hạn mức....
Lợi ích tiếp theo mà hoạt động thẻ mang lại là các khoản thu từ hoạt động thanh toán thẻ. Một số loại phí mà ngân hàng thu đƣợc thông qua các hoạt động thanh toán thẻ.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ qua các năm đều tăng, năm 2010 lợi nhuận chỉ mới đạt 12,6 tỷ đồng thì năm 2011 là 37,55 tỷ đồng, năm 2012 đạt 45,68 tỷ đồng và bằng 21,65% so với năm 2011( tăng 8,13 tỷ đồng ). Sở dĩ có sự tăng trƣởng là vì trong năm 2010 ngân hàng đã đầu tƣ hơn nữa vào hoạt động kinh doanh thẻ nhƣ mở rộng mạng lƣới hoạt động, các hoạt động Marketing đã phát huy đƣợc hiệu quả và đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng, hơn nữa số lƣợng các đơn vị chấp nhận thẻ tăng lên cũng góp phân làm gia tăng doanh số thanh toán. Mặc dù kết quả từ hoạt động kinh doanh thẻ còn khá khiêm tốn so với các kết quả hoạt động kinh doanh khác của Eximbank nhƣng có thể thấy đây là một nguồn thu khá ốn định, ít rủi ro và không ngừng gia tăng góp phần tạo điều kiện cho những hoạt động khác phát triển.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đƣợc đánh giá là nƣớc có tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá nhanh và ổn đinh, dân số đông, cơ cấu dân số trẻ. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nƣớc ta đang có nhiều biện pháp để hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Theo đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ thì mục tiêu cơ bản của đề án này đến cuối năm 2010 là: phát hành 15 triệu thẻ, 70% các trung tâm thƣơng mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn... lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ, con số này đến năm 2020 lần lƣợt là 30 triệu thẻ và 95%. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phƣơng tiện thanh toán
không quá 18% năm 2010 và khoảng 15% vào năm 2020. Số lƣợng tài khoản cá nhân vào cuối năm 2010 đạt 20 triệu, 70% cán bộ hƣởng lƣơng ngân sách và 50 % công nhân lao động trong doanh nghiệp tƣ nhân nhận lƣơng qua tài khoản. Và đến năm 2020, phấn đấu có 45 triệu tài khoản cá nhân, 95% cán bộ hƣởng lƣơng ngân sách và 80% số lao động đƣợc trả lƣơng qua tài khoản. Qua đó, ta có thể thấy đƣợc nhu cầu sử dụng thẻ trong dân chúng càng nhiều thêm vào đó là sự hậu thuẫn của nhà nƣớc trong việc hạn chế sử dụng thanh toán bằng tiền mặt sẽ là tiền đề tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh thẻ không ngừng phát triển.
Nhƣ vậy, có thể nói thị trƣờng thẻ Việt Nam sẽ hứa hẹn là một thị trƣờng kinh doanh đầy hấp dẫn cho ngân hàng trong thời gian tới.