8. Các phương pháp nghiên cứu:
2.2.2. Mục tiêu của dự án
a. Kiến thức:
- Hiểu được hiện tượng cảm ứng điện từ trong 2 trường hợp đóng mạch và ngắt mạch → học sinh hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ một cách tổng quát.
- Vận dụng được định luật Lenxơ để xác định được chiều của dòng điện cảm ứng - Vận dụng được định luật cảm ứng điện từ Farađây để xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng
- Hiểu được hiện tượng tự cảm do chính sự biến thiên của dòng điện trong mạch gây ra - Vận dụng được công thức tính năng lượng từ trường của ống dây tự cảm
- Dòng điện Phucô, khi nào thì phát sinh dòng Phucô và biết được những tác hại và lợi ích của dòng điện Phucô
- Hiểu được cách tạo ra dòng điện
- Phát biểu và hiểu được định luật cảm ứng điện nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ. - Hiểu nguyên tắc hoạt động, cấu tạo của máy phát điện.
- Giải thích được sự bảo toàn năng lượng trong máy phát điện.
- Góp phần hình thành các kiến thức về sản xuất và sử dụng điện năng. b. Kỹ năng:
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện. - Phân tích được cấu tạo các bộ phận của máy phát điện. - Lựa chọn vật liệu chế tạo mô hình máy phát điện. - Phát triển kĩ năng viết và trình bày báo cáo.
- Phát triển kĩ năng vận dụng lí thuyết “Cảm ứng điện từ” vào thực tiễn. - Phát triển năng lực tự học.
- Học sinh có các kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin tốt, kỹ năng hợp tác của các thành viên trong nhóm, kỹ năng trình bày ý kiến, thảo luận và đưa ra chính kiến của bản thân.
- Học sinh vận dụng được các kiến thức về cảm ứng điện từ để giải thích một số hiện tượng trong thực tế có liên quan.
- Học sinh vận dụng được các kiến thức để giải các bài tập về hiện tượng cảm ứng điện từ
- Học sinh có được các kỹ năng chế tạo máy phát điện, phân tích, tổng hợp và các kỹ năng năng tư duy bậc cao khác nhằm sáng tạo ra máy phát điện đạt hiệu quả kinh tế.
- Học sinh có được các kỹ năng tổ chức, sắp xếp một bài thuyết trình nhằm trình bày ý tưởng và bảo vệ ý tưởng của mình
c. Thái độ:
- Học sinh yêu thích khoa học kĩ thuật, tìm hiểu các ứng dụng vật lí.
- Học sinh có thái độ yêu thích môn học, hứng thú trong việc tìm kiếm các ứng dụng thực tế của kiến thức.
- Học sinh có được cái nhìn khoa học về các hiện tượng xung quanh và có thói quen, quan sát, nghiên cứu và ứng dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng
- Học sinh có thái độ hợp tác tích cực, tranh luận và thảo luận một cách hăng say để đi tìm kiến thức
d. Mục tiêu về sản phẩm:
- Sản phẩm dự án là sự thể hiện công sức và kết quả của quá trình dạy và học, phải đáp ứng được các mục tiêu của dự án đề ra. Đối với dự án này có thể yêu cầu giáo viên và học sinh sau khi thực hiện dự án phải nghiệm thu được các sản phẩm như sau:
+ Một bài báo cáo toàn văn về kiến thức “ Cảm ứng điện từ” và ứng dụng chế tạo máy phát điện.
+ Một bài thuyết trình bằng powerpoint về kiến thức“cảm ứng điện từ” và ứng dụng chế tạo máy phát điện .
+ Một sản phẩm ứng dụng thực tế là máy phát điện công suất nhỏ
Các sản phẩm trên phải đạt yêu cầu tối thiểu được nêu trong phần công cụ đánh giá.