8. Các phương pháp nghiên cứu:
2.1.3. Tìm hiểu tình hình thực tế giảng dạy kiến thức chương “Cảm ứng điện từ”
a. Mục đích điều tra
- Nắm được những khó khăn và sai lầm mà học sinh thường gặp trong quá trình học tập bộ môn Vật lí nói chung và kiến thức chương “ Cảm ứng điện từ” nói riêng.
Máy phát điện Tự cảm CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ Các định luật cảm ứng điện Định luật Lenxơ Định luật cảm ứng điện từ Các trường hợp
- Nắm được mức độ nắm vững kiến thức Vật lí của học sinh ở các lớp dưới, từ đó xác định các kiến thức xuất phát của học sinh trước khi học chương “ Cảm ứng điện từ”, mức độ quan tâm, hứng thú của học sinh đối với bộ môn Vật lí.
- Xác định hướng dạy phù hợp để khơi dậy lòng say mê, hứng thú của học sinh, giúp cho học sinh học tập tự giác, học vì lợi ích cho tương lai, tích cực làm việc, đào sâu suy nghĩ, hợp tác trao đổi thảo luận với bạn bè và thầy cô.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học phần kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” ở trường THPT Đăng Khoa thông qua tìm hiểu phân phối chương trình nhằm xác định thời lượng giảng dạy kiến thức tại trường.
- Tìm hiểu việc biên soạn giáo án, bài giảng của các giáo viên để nắm được những ưu điểm và hạn chế của giáo án, từ đó có những hướng đề xuất dạy học thích hợp.
- Tìm hiểu cách tổ chức dạy học của các giáo viên khác, tình hình về các thiết bị thí nghiệm và việc sử dụng các thiết bị đó trong công tác giảng dạy và học tập
Qua đó xác định những khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải khi dạy học phần kiến thức này nói riêng và phần kiến thức Vật lý phổ thông nói chung, làm cơ sở cho việc soạn thảo một tiến trình dạy học dự án phù hợp.
b. Phương pháp điều tra
- Điều tra trên học sinh: phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, nghiên cứu các bài kiểm tra, bài thi, tiến hành dự giờ một số tiết giảng trên lớp. Chúng tôi tiến hành điều tra trên đối tượng học sinh lớp 12 ( đã học qua chương “ Cảm ứng điện từ) và học sinh lớp 11 đang bắt đầu học chương “Cảm ứng điện từ.
- Điều tra các giáo viên ở trường THPT Đăng Khoa và một số giáo viên ở các trường THPT khác trên địa bàn Tp. HCM: phát phiếu điều tra, trao đổi trò chuyện trực tiếp, nghiên cứu giáo án bài giảng, dự giờ một số tiết giảng trên lớp.
c. Kết quả điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra trên các đối tượng học sinh: tất cả học sinh lớp 12 và lớp 11 của trường THPT Đăng Khoa ở cả 2 cơ sở; các giáo viên trong tổ Vật lí của trường và một số giáo viên ở một số trường khác trên địa bàn Tp.HCM. Kết quả như sau:
Bảng 2.1. Bảng thống kê phiếu điều tra giáo viên và học sinh Nội dung phiếu
điều tra
Đối tượng điều tra Số phiếu điều tra Số phiếu thu vào
Phụ lục A2 Học sinh lớp 11 176 176
Phụ lục A3 Giáo viên vật lí 15 15
Qua việc phân tích kết quả điều tra, chúng tôi đã rút ra được một số vấn đề sau: d. Phương pháp dạy học của giáo viên:
Qua quá trình tìm hiểu tình hình dạy học của giáo viên ở một số trường THPT đã nêu trên thì phương pháp dạy học của giáo viên phổ biến là các phương pháp truyền thống
- Giáo viên lần lượt thông báo các kiến thức theo trình tự nêu trong sách giáo khoa, cố gắng trình bày đủ các kiến thức, có chú ý nhấn mạnh nội dung các kiến thức cơ bản ( các đoạn in đậm, in nghiêng trong sách giáo khoa).
- Giáo viên có đặt câu hỏi cho học sinh nhưng chủ yếu là những câu hỏi mang tính chất tái hiện đơn thuần các kiến thức đã học. Do vậy, không có tác dụng kích thích sự hứng thú học tập của học sinh.
- Một số ít giáo viên sử dụng được các phương pháp tích cực như phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học chương trình hóa… Còn phương pháp dạy học dự án thì chưa có giáo viên nào sử dụng.
e. Phương pháp học của học sinh:
Phương pháp học của học sinh đa số tiếp thu thụ động:
- Trên lớp, hoạt động chủ yếu của học sinh là lắng nghe thông báo, diễn giảng của giáo viên và ghi chép lại những điều giáo viên ghi trên bảng hay những câu hỏi giáo viên nhấn mạnh hoặc nhắc lại nhiều lần
- Về nhà,học sinh thường học theo vở ghi hay theo sách giáo khoa ( theo kiểu học thuộc lòng) (80%).
- Số học sinh chịu khó suy nghĩ và tham gia xây dựng kiến thức ít (20%). Học sinh chưa được đặt vào vị trí chủ thể của quá trình học tập, vì thế tư duy chỉ là sự ghi nhớ, tái hiện thiếu tính tích cực, tự chủ và sáng tạo.
f. Những khó khăn của học sinh đối với môn vật lý
- Phần lớn khó khăn học sinh gặp phải là có quá nhiều đại lượng Vật lí và học sinh thường hay lẫn lộn về ý nghĩa các đại lượng.
- Học sinh thường lẫn lộn và không nhớ rõ các công thức, đơn vị.
- Phần đông học sinh không có khả năng tự học, tự làm bài tập ở nhà hay tự đọc sách ở nhà.
- Học sinh chỉ được học lí thuyết, ít khi được tiến hành thí nghiệm và vận dụng lí thuyết vào trong thực tế cuộc sống.
- Có tới hơn 50% học sinh lớp 12 không nhớ nguyên tắc của máy phát điện. - Một bộ phận học sinh chưa thấy rõ được lợi ích của học tập tốt môn Vật lí.