0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Phương pháp Dạy học dự án và ưu thế vận dụng vào môn Vật lí

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ LỚP 11 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN (Trang 43 -43 )

8. Các phương pháp nghiên cứu:

1.3.1. Phương pháp Dạy học dự án và ưu thế vận dụng vào môn Vật lí

Vật lí là một môn học có nhiều ứng dụng quan trọng trong các lĩnh vực khoa học và đời sống. Những hiện tượng vật lí trong tự nhiên diễn ra vô cùng phong phú. Tuy nhiên việc dạy học Vật lí hiện nay ở trường phổ thông mới chỉ dừng ở mức độ dạy những kiến thức khô cứng và tập trung vào việc luyện giải bài tập. Điều đó phần nào khiến cho học sinh giảm hứng thú với môn học, khiến cho kiến thức học được ở trường của học sinh trở thành xa lạ với thực tiễn. Mô hình dạy học giúp gắn liền tri thức được học ở trường với những ứng dụng trong cuộc sống như dạy học dự án đáng được nhân rộng. Điều đó là một yếu tố mang tính đột phá đối với chiến lược đổi mới phương pháp dạy học hiện nay . Trong dạy học vật lí, người giáo viên cần phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách tạo nhu cầu hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh; xây dựng lôgic nội dung phù hợp với đối tượng học sinh; tập dượt để học sinh giải quyết vấn đề nhận thức bằng phương pháp nhận thức của vật lí; rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành; rèn luyện ngôn ngữ vật lí và cách

diễn đạt ngôn ngữ vật lí cho học sinh. Có như thế, vấn đề vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh sẽ được phát huy tối đa.

Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, những kiến thức vật lí gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống. Tuy nhiên, hiện nay còn một số tồn tại trong việc dạy và học đó là:

- Việc dạy của giáo viên nặng về lí thuyết chưa chú ý đến việc hướng dẫn học sinh vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày.

- Đối với đại đa số học sinh, việc vận dụng kiến thức vật lí vào đời sống còn rất mơ hồ và yếu kém.

Quả thật, với cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh hiện nay thì việc dạy và học theo phương pháp dạy học dự án đã góp phần đưa môn vật lí lại gần với đời sống thực. Phương pháp dạy học dự án tạo điều kiện tốt nhất góp phần đảm bảo các mục tiêu chung của môn Vật lí, đặc biệt là việc đảm bảo bốn năng lực cơ bản trong dạy học Vật lí đó là:

- Năng lực hành động hiệu quả trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đã được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện và giao tiếp.

- Năng lực hợp tác, phối hợp hoạt động trong đời sống và học tập

- Năng lực sáng tạo, có thể thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống. - Năng lực tự khẳng định bản thân.

Với những đặc trưng cơ bản của mình, phương pháp dạy học dự án giúp củng cố, phát triển và hoàn thiện bốn năng lực đã được hình thành từ bậc trung học cơ sở. Học sinh sẽ phát triển bốn năng lực trên thông qua việc thực hiện các dự án Vật lí ở trung học phổ thông. Vì phương pháp dạy học dự án hướng đến sự thực hành hiệu quả, tạo điều kiện tối đa để liên kết và phát triển hệ thống kiến thức, kĩ năng học sinh đã có. Đặc trưng hoạt động nhóm và đặc trưng xã hội trong phương pháp dự án sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực hợp tác, phối hợp hoạt động trong học tập và đời sống. Đặc trưng tạo ra sản phẩm và đặc trưng tự tổ chức, tự chịu trách nhiệm trong phương pháp dạy học dự án là điều kiện tốt nhất để học sinh hình thành và phát triển năng lực sáng tạo, năng lực tự khẳng định bản thân. Đó là những năng lực rất cần thiết để chuẩn bị cho học sinh bước vào đời.

Phương pháp dạy học dự án giúp thực hiện tốt mục tiêu dạy học môn vật lí:

- Về kiến thức: phương pháp dạy học dự án góp phần đảm bảo, cập nhật hóa mục tiêu kiến thức, đặc biệt là những vấn đề đang được đặt ra nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Thông qua việc thực hiện các dự án Vật lí, hệ thống kiến thức cơ bản về môn Vật lí được hình thành và

được vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo hơn.

- Về kĩ năng: phương pháp dạy học dự án góp phần hình thành rèn luyện kĩ năng Vật lí một cách hiệu quả. Bởi việc kết hợp giữa lí thuyết và thực hành là một trong những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học dự án.Trong phương pháp này, học sinh sẽ luôn được tổ chức, hướng dẫn để hoạt động. Do đó khi thực hiện dự án Vật lí, các kĩ năng thực hành sẽ thường xuyên được vận dụng. Với việc tham gia giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống có liên quan trực tiếp đến nội dung Vật lí, học sinh sẽ được rèn luyện và phát triển các kĩ năng quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp đánh giá các sự vật và hiện tượng Vật lí. Biết cách sưu tầm, chọn lọc, sử dụng được các dụng cụ thí nghiệm. Công cụ công nghệ thông tin sẽ là trợ thủ đắc lực để học sinh thu thập, xử lí các thông tin Vật lí. Yêu cầu bắt buộc về việc xây dựng và hoàn thiện sản phẩm trong suốt quá trình làm dự án sẽ tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng Vật lí, đồng thời ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống và sản xuất. Từ đó, tư duy đặc trưng của Vật lí là tư duy tổng hợp được rèn luyện và phát triển.

- Về thái độ, tình cảm: Một trong những biện pháp rất hiệu quả trong giáo dục học sinh là phải tổ chức cho học sinh khảo sát, tìm hiểu những ứng dụng thực tế và phân tích sâu sắc chính là cơ sở có tính thuyết phục cao, có thể chuyển biến tư tưởng, tình cảm của các em. Thực hiện khảo sát về mọi mặt chỉ mới là yêu cầu bước đầu của phương pháp dạy học dự án, việc tham gia giải quyết những vấn đề đang tồn tại mới là phần chính trong phương pháp dạy học dự án. Những nhận thức về môn học, tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc sẽ sâu sắc hơn nhiều khi học sinh tự mình tham gia giải quyết những vấn đề đang đối mặt, dù những giải pháp đưa ra còn chưa thật sự hoàn chỉnh. Vì vậy, có thể khẳng định, phương pháp dạy học dự án góp phần hoàn thành và thăng hoa mục tiêu tình cảm và thái độ: “làm giàu thêm ở học sinh tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần tự cường dân tộc và niềm tin vào tương lai của đất nước, của dân tộc; củng cố cho học sinh thế giới quan khoa học, nhân sinh quan đúng đắn, tinh thần trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, xây dựng kinh tế - xã hội ở quê hương”.

Như vậy, theo tác giả tuần dự án là hình thức dạy và học thích hợp nhất đối với các môn khoa học có ứng dụng như Vật lí.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ LỚP 11 THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN (Trang 43 -43 )

×