Tiến trình dạy và học theo phương pháp dạy học dự án môn Vật lí

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học chương “cảm ứng điện từ” vật lí lớp 11 theo phương pháp dạy học dự án (Trang 47)

8. Các phương pháp nghiên cứu:

1.3.4. Tiến trình dạy và học theo phương pháp dạy học dự án môn Vật lí

- Mức độ 1: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề, nêu câu hỏi. Giáo viên giới thiệu hiện tượng xảy ra đúng như thường thấy trong tự nhiên để cho học sinh tự lực phát hiện những tính chất hay những mối quan hệ đáng chú ý cần nghiên cứu. Từ đó, học sinh đề xuất ý tưởng của dự án, quyết định chủ đề, xác định ý tưởng của dự án.

- Mức độ 2: Giáo viên tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt trong đó xuất hiện một hiện tượng mới lạ, lôi cuốn sự chú ý của học sinh, gây cho học sinh sự ngạc nhiên, sự tò mò; từ đó, học sinh nêu ra một vấn đề, một câu hỏi cần giải đáp. Và cuối cùng, học sinh đề xuất ý tưởng của dự án, quyết định chủ đề, xác định ý tưởng của dự án.

- Mức độ 3: Giáo viên nhắc lại một vấn đề, một hiện tượng đã biết và yêu cầu học sinh phát hiện xem trong vấn đề hay hiện tượng đã biết, có chỗ nào chưa được hoàn chỉnh, đầy đủ cần tiếp tục nghiên cứu. Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh đề xuất ý tưởng của dự án, quyết định chủ đề, xác định ý tưởng của dự án.

b. Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện

- Mức độ 1: học sinh dựa vào chủ đề và mục đích của dự án mà tự lực xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong kế hoạch thực hiện dự án cần xác định rõ những công việc cần làm, thời gian, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.

- Mức độ 2: học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên mà tự lực xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong kế hoạch thực hiện dự án cần xác định rõ những công việc cần làm, thời gian, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.

- Mức độ 3: Nếu học sinh không thể tự lực xây dựng đề cương của dự án thì giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng chi tiết kế hoạch thực hiện dự án. mà tự lực xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong kế hoạch thực hiện dự án cần xác định rõ những công việc cần làm, thời gian, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.

c. Giai đoạn 3: Thực hiện dự án

- Mức độ 1:Học sinh tự lực thực hiện dự án theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. - Mức độ 2: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên và tiến hành thực hiện dự án theo kế hoạch đã đề ra.

- Mức độ 3: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên và tiến hành thực hiện dự án theo kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó có sự hướng dẫn của chuyên gia đồng thời có sự tham gia của phụ huynh.

d. Giai đoạn 4 : Thu thập kết quả và công bố sản phẩm

- Mức độ 1: Kết quả của dự án được trình bày dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo bằng văn bản, bài trình diễn powerpoint. Sản phẩm của dự án được trình bày giữa các nhóm học sinh trong lớp.

- Mức độ 2: Kết quả của dự án không chỉ được trình bày dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo bằng văn bản, bài trình diễn powerpoint mà còn được trình bày dưới dạng các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành. Sản phẩm của dự án có thể giới thiệu trước toàn trường hay ngoài xã hội.

- Mức độ 3: Kết quả của dự án có thể là những hành động phi vật chất. Chẳng hạn như một vở kịch mô phỏng lại quá trình phát hiện ra một định luật vật lí hay mô phỏng lại một giai đoạn của cuộc đời các nhà khoa học, một ngày hội vật lí nhằm tạo ra các tác động xã hội. Sản phẩm của dự án có thể giới thiệu trước toàn trường hay ngoài xã hội.

e. Giai đoạn 5: Đánh giá dự án

- Mức độ 1: Chỉ giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện cũng như kinh nghiệm đạt được. Phương pháp đánh giá là tự đánh giá, đánh giá các nhóm, đánh giá toàn lớp.

- Mức độ 2: Không chỉ giáo viên hướng dẫn dự án và học sinh thực hiện dự án tiến hành đánh giá mà cả giáo viên và học sinh của toàn trường. Phương pháp đánh giá là tự đánh giá, đánh giá các nhóm, đánh giá toàn lớp, đánh giá toàn trường.

- Mức độ 3: Không chỉ giáo viên của toàn trường nơi mà học sinh thực hiện dự án đánh giá mà ngay cả toàn xã hội. Phương pháp đánh giá là tự đánh giá, đánh giá các nhóm, đánh giá toàn lớp, đánh giá toàn trường, đánh giá đồng đẳng.

Kết luận chương 1

Trong chương này chúng tôi trình bày cơ sở lí luận hiện đại về phương pháp dạy học dự án, đi sâu tìm hiểu bản chất của hoạt động dạy học và bản chất của hoạt động dạy học Vật lí. Trước tiên, chúng tôi nghiên cứu bản chất của hoạt động dạy học để từ đó có kế hoạch triển khai các hoạt động dạy học phù hợp, hiệu quả. Sau đó, chúng tôi tiến hành tìm

hiểu bản chất của hoạt động dạy học Vật lí, tìm hiểu con đường nhận thức Vật lí và làm rõ sự khác biệt nhận thức Vật lí giữa nhà khoa học với học sinh.

Với phương pháp dạy học dự án chúng tôi tập trung làm rõ: bản chất, đặc điểm, các giai đoạn thực hiện dự án, ý nghĩa, ưu điểm, đánh giá dự án và chỉ rõ vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.

Ngoài việc phát huy tính tích cực, chủ động của người học, phương pháp dạy học dự án sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức thông qua việc giải quyết các vấn đề, các bài toán thực tế do yêu cầu thực tiễn đặt ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên thông qua bộ câu hỏi định hướng. Như vậy, học sinh có cơ hội hiểu sâu sắc hơn kiến thức được học, rèn luyện khả năng lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đề xuất giải pháp, khả năng cộng tác làm việc theo nhóm, giao tiếp…

Mỗi phương pháp dạy học đều có ưu, nhược điểm riêng nên trong dạy học cần có sự phối hợp giữa nhiều hình thức dạy học khác nhau sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. Tất cả các cơ sở lí luận trên sẽ được chúng tôi vận dụng để tổ chức dạy học một số nội dung kiến thức thuộc chương “ Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 ban cơ bản.

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHƯƠNG

“CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học chương “cảm ứng điện từ” vật lí lớp 11 theo phương pháp dạy học dự án (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)