8. Các phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Mục tiêu dạy học chương “Cảm ứng điện từ”
Đây là những mục tiêu cần đạt được sau khi học sinh học chương “Cảm ứng điện từ” a. Về kiến thức:
- Trình bày được khái niệm từ thông , ý nghĩa của từ thông - Trình bày được hiện tượng cảm ứng điện từ
- Trình bày được định luật Lenxơ về chiều của dòng điện cảm ứng
- Trình bày được mối quan hệ giữa suất điện động cảm ứng và định luật Lenxơ - Trình bày được tính chất và công dụng của dòng điện Phucô
- Trình bày sự chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ - Trình bày được hiện tượng tự cảm
b. Về kĩ năng:
- Vận dụng được công thức xác định suất điện động cảm ứng trong trường hợp mạch kín
- Vận dụng định luật Lenxơ để xác định chiều của dòng điện cảm ứng - Giải thích một số hiện tượng vật lí có liên quan đến dòng điện Phucô - Vận dụng được công thức xác định suất điện động tự cảm
- Vận dụng được công thức xác định năng lượng từ trường của ống dây tự cảm c. Về thái độ:
- Học sinh yêu thích khoa học kĩ thuật, tìm hiểu các ứng dụng vật lí
- Học sinh có thái độ yêu thích môn học, hứng thú trong việc tìm kiếm các ứng dụng thực tế của kiến thức
- Học sinh có được cái nhìn khoa học về các hiện tượng xung quanh và có thói quen, quan sát, nghiên cứu và ứng dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng
- Học sinh có thái độ hợp tác tích cực, tranh luận và thảo luận một cách hăng say để đi tìm kiến thức
Ngoài những mục tiêu trên thì sau khi học sinh được học chương “Cảm ứng điện từ” theo phương pháp dự án thì theo tác giả học sinh phải đạt được những mục tiêu sau: