Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 93)

Hệ thống các biện pháp mà chúng tôi đưa ra là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác quản lý TBDH ở các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Để đảm bảo tính khách quan khi xây dựng các giải pháp, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 75 CBQL các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bao gồm: Ban Giám hiệu và các Tổ trưởng chuyên môn để họ đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

Sau khi thu thập thông tin từ phiếu trưng cầu ý kiến của các CBQL về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã thu được kết quả thu được như sau:

3.3.1. Tính cần thiết

Bảng 3.1 . Ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp quản lý TBDH

ở các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

TT Nội dung các biện pháp

Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về vai trò của thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học trong trường THPT

37,3% 57,3% 5,4%

2

Tăng cường việc xây dựng, mua sắm, trang bị thiết bị dạy học đủ số lượng và đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu chất lượng dạy học

48,0% 49,3% 2,7%

3

Tập huấn kỹ năng, hướng dẫn sử dụng TBDH có hiệu quả cho giáo viên.

57,3% 42,7% 0%

4

Tăng cường quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị dạy học

73,4% 26,6% 0%

5 Huy động và phát huy tác dụng

của các điều kiện hỗ trợ khác 32,0% 61,3% 6,7%

Qua bảng 3.1 ta thấy các ý kiến đều đánh giá các biện pháp với tỉ lệ phần trăm cao ở mức độ cần thiếtrất cần thiết. Trong đó, các biện pháp 2, 3, 4 được đánh giá cao. Tuy nhiên, có một số CBQL cho rằng biện pháp thứ 5

không cần thiết (tỉ lệ 6,7%) do một số trường còn gặp nhiều khó khăn trong công tác xã hội hoá, GV kiêm nhiệm công tác thiết bị yếu về trình độ CNTT,...

3.3.2. Tính khả thi

Bảng 3.2 . Ý kiến về tính khả thi của các biện pháp quản lý TBDH

ở các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

TT Nội dung các biện pháp

Mức độ khả thi Rất khả

thi Khả thi Không khả Thi

1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về vai trò của thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học trong trường THPT

40,0% 52,0% 8,0%

2

Tăng cường việc xây dựng, mua sắm, trang bị thiết bị dạy học đủ số lượng và đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu chất lượng dạy học

36,0% 57,3% 6,7%

3

Tập huấn kỹ năng, hướng dẫn sử dụng TBDH có hiệu quả cho giáo viên.

30,7% 64,0% 5,3%

4

Tăng cường quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị dạy học

41,3% 56,0% 2,7%

5 Huy động và phát huy tác dụng

Qua bảng 3.2 tổng hợp các ý kiến cho thấy hầu hết các ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất trên là mang tính khả thirất khả thi (tỉ lệ thấp nhất là 30,7%). Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng là không khả thi (tỉ lệ cao nhất là 13,3%) nhưng cũng tập trung vào biện pháp 5 với các lý do như đã nêu trên. Nhóm biện pháp 1 tỉ lệ nhận xét không khả thi là 8% vì muốn chuyển

biến nhận thức của CBQL, GV và HS đối với công tác quản lý TBDH cần

phải có quá trình lâu dài.

Như vậy, qua phân tích kết quả khảo nghiệm, chúng tôi cho rằng, những biện pháp quản lý TBDH được đề xuất trong luận văn là cần thiết, phù hợp và khả thi với công tác quản lý TBDH ở các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý TBDH ở các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chúng tôi đã đề xuất 05 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TBDH các trường trong giai đoạn hiện nay. Đó là:

1.Biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về vai trò của TBDH và quản lý TBDH trong trường THPT.

2. Biện pháp tăng cường việc xây dựng, mua sắm, trang bị thiết bị dạy học đủ số lượng và đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu chất lượng dạy học.

3. Biện pháp tập huấn kỹ năng, hướng dẫn sử dụng TBDH có hiệu quả cho giáo viên.

4. Biện pháp tăng cường quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa TBDH.

5. Biện pháp huy động và phát huy tác dụng của các điều kiện hỗ trợ khác.

Các biện pháp người nghiên cứu đã đề xuất có mối liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Vì vậy, khi áp dụng không nên xem nhẹ một biện pháp nào. Tuy nhiên các biện pháp này được sử dụng có hiệu quả nhất khi được khai thác triệt để thế mạnh riêng phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường. Dựa vào đặc điểm, điều kiện từng địa phương, từng trường mà hiệu trưởng có thể tham khảo và lựa chọn những biện pháp phù hợp cho công tác quản lý của mình.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất trên đây có tính cần thiết và tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

TBDH là yếu tố không thể thiếu của quá trình dạy học, nó chịu sự chi phối của nội dung và PPDH nhưng lại là điều kiện để thực hiện nội dung và PPDH. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học phải đi đôi với việc đổi mới trang bị và sử dụng TBDH. Nếu TBDH không được sử dụng có hiệu quả thì không thể có sự đổi mới PPDH trong các trường theo hướng tích cực.

Đối với học sinh, TBDH là một nguồn tri thức phong phú, là các phương tiện giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học, hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo việc thực hiện mục đích giáo dục và dạy học. Đối với GV, thông qua việc sử dụng TBDH, GV điều khiển được quá trình nhận thức của HS.

Với nhận thức đó, đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đề ra những biện pháp có tính khả thi trong công tác quản lý TBDH ở các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống, làm rõ cơ sở lý luận về TBDH và quản lý TBDH ở trường THPT như: khái niệm, vị trí, vai trò, ý nghĩa, phân loại, nguyên tắc. Về quản lý, tác giả đã khái quát được những vấn đề then chốt về lý luận quản lý: vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của trường THPT; nội dung quản lý TBDH nhằm mang lại hiệu quả cho việc dạy và học, nâng cao vai trò của TBDH theo phương pháp dạy học hiện nay.

Luận văn đã khái quát những nét cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội và tình hình phát triển giáo dục của tỉnh Bình Dương. Tác giả đã tập trung khảo sát thực tế ở 05 trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, đánh giá đúng thực trạng TBDH và công tác quản lý TBDH của Hiệu trưởng, từ đó rút ra được những mặt làm được và những mặt yếu kém để khắc phục.

Qua kết quả nghiên cứu, có thể khẳng định rằng: công tác quản lý

TBDH ở các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã có

những ưu điểm như: CBQL và GV các trường THPT đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của TBDH trong quá trình dạy học; hệ thống văn bản pháp qui hiện hành về công tác TBDH tương đối hoàn chỉnh. Đồng thời, được các cấp lãnh đạo ở địa phương, nhất là lãnh đạo ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh nhà quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn chỉ rõ những hạn chế trong công

tác quản lý TBDH ở các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình

Dương như: một số GV còn e ngại sử dụng TBDH, các tiết học phải có sử dụng TBDH thì GV thường sử dụng qua loa, đại khái, mang nặng tính hình thức. Việc kiểm kê, đánh giá chất lượng thiết bị hàng năm chỉ mang tính hình thức, không đánh giá đúng thực chất được số lượng chất lượng hiện có của thiết bị. Bên cạnh đó một bộ phận CBQL còn hạn chế trong việc am hiểu về lý luận và thực tiễn trong quản lý CSVC – TBDH và chựa thật sự quan tâm đầy đủ và có chế độ thoả đáng với đội ngũ phụ trách TBDH của nhà trường.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý TBDH ở các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chúng tôi đã đề xuất 05 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TBDH các trường trong giai đoạn hiện nay. Đó là:

1.Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về vai trò của TBDH và quản lý TBDH trong trường THPT.

2. Tăng cường việc xây dựng, mua sắm, trang bị thiết bị dạy học đủ số lượng và đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu chất lượng dạy học.

3. Tập huấn kỹ năng, hướng dẫn sử dụng TBDH có hiệu quả cho giáo viên. 4. Tăng cường quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa TBDH.

5. Huy động và phát huy tác dụng của các điều kiện hỗ trợ khác.

Các biện pháp tác giả đã đề xuất có mối liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Vì vậy, khi áp dụng không nên xem nhẹ một biện pháp nào. Tuy nhiên các biện pháp này được sử dụng có hiệu quả nhất khi được khai thác triệt để thế mạnh riêng phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường. Dựa vào đặc điểm, điều kiện từng địa phương, từng trường mà Hiệu trưởng có thể tham khảo và lựa chọn những biện pháp phù hợp cho công tác quản lý của mình.

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp được đánh giá rất cao, qua đó, tác giả nhận thấy rằng các biện pháp đã đề ra là có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, phù hợp với thực trạng nghiên cứu, rất thiết thực và có tính khả thi cao.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Khi hợp đồng sản xuất, yêu cầu các nhà sản xuất phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, tính đồng bộ, cũng như tính khoa học và xã hội của sản phẩm.

- Tổ chức thường xuyên, kịp thời các lớp đào tạo, bồi dưỡng, kỹ năng thực hành, sử dụng TBDH cho GV và viên chức phụ trách TBDH.

- Tiếp tục tổ chức nghiên cứu danh mục TBDH và ban hành tiêu chuẩn đối với chất lượng TBDH, biên soạn và phát hành rộng rãi các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sử dụng các loại hình TBDH.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Việc cấp phát TBDH cho các trường không nên cấp đều mọi trường như nhau mà nên căn cứ vào điều kiện sử dụng, nghiệp vụ sử dụng của GV các nhà trường để cấp phát cho phù hợp.

- Tổ chức cho CBQL, viên chức phụ trách TBDH các trường tham quan học hỏi kinh nghiệm, các điển hình tiên tiến về giáo dục, tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên đề nhất là các chuyên đề về đổi mới PPDH sử dụng TBDH. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hoạt động giảng dạy sử dụng TBDH đối với các trường THPT. Đối với các trường sử dụng các thiết bị được cấp không hiệu quả hoặc không sử dụng, Sở Giáo dục và Đào tạo cần có văn bản điều chuyển thiết bị sang cơ sở giáo dục khác có nhu cầu sử dụng, tránh tình trạng có thiết bị mà không sử dụng, gây lãng phí.

- Tổ chức các phong trào thi đua và có chế độ khen thưởng cho những cá nhân , đơn vị làm được thiết bị, tự làm hoặc nâng cấp, sửa chữa thiết bị.

2.3. Đối với Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông

- Thường xuyên tham mưu, đề xuất với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Sở Giáo dục và Đào tạo và Hội cha mẹ học sinh trong việc xây dựng CSVC, đầu tư TBDH. Tích cực huy động các nguồn vốn để tái trang bị và hiện đại hoá TBDH trong các nhà trường.

- Xây dựng các giải pháp bắt buộc GV phải sử dụng TBDH đi đôi với việc tạo ra các cơ chế động viên cán bộ GV sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học. Bồi dưỡng khen thưởng hịp thời, thích đáng cho những cán bộ, GV làm tốt công tác thiết bị.

- Quản lý nhà trường một cách toàn diện, đặc biệt quan tâm quản lý trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH. Vận dụng các biện pháp quản lý TBDH linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức quản lý – Một số vấn đề lý luận

và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội.

2. Nguyễn Ngọc Bảo (chủ biên), Trần Kiểm (2008), Lý luận dạy học ở trường THCS, Nxb Đại học Sư phạm.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT về việc

ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông,

Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông

và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

5. Chính phủ (2001) , Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/06/2001 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số

40/2000/QH10 của Quốc hội.

6. Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 Phê duyệt

chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.

7. Chu Mạnh Chương (2006), Những kiến thức chung về phương pháp dạy

học, về thiết bị giáo dục và thiết bị dạy học, Bài giảng lớp bồi dưỡng

nhân viên thiết bị giáo dục trường THCS tỉnh Bình Dương.

8. Vũ Văn Dụ (2006), “Vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác quản lý thiết bị giáo dục ở trường phổ thông”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, (5), tr.8-10. 9. Vũ Văn Dụ (2006), “Hiệu trưởng với công tác quản lý thiết bị giáo dục”,

Tạp chí Thiết bị giáo dục, (7), tr.2-3 .

10. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI

11. Hoàng Văn Đoạt (2006), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, (8), tr.35-36.

12. Lê Thanh Giang (2009), Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng

thiết bị dạy học của giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Cà Mau,

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Phạm Minh Hạc (1984), Tâm lý học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Trần Duy Hân, Biện pháp quản lý phương tiện dạy học của Hiệu trưởng

các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Huế đáp ứng yêu

cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, Luận văn Thạc

sĩ Quản lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế.

15. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm.

16. Hiệp hội thiết bị giáo dục Việt Nam (2010), Các văn bản quản lý nhà

nước về công tác thiết bị giáo dục,Quyển1.

17. Trần Đức Hùng (2012), Biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường

Trung học phổ thông tỉnh Quãng Ngãi trong giai đoạn hiện nay, Luận

văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Trường Đại học Đà Nẵng.

18. Trần Thị Hương (2011), Giáo dục học đại cương, Nxb Trường Đại học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)