Vị trí, vai trò của thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 27)

1.3.1.1. Vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức

Người ta đã tổng kết vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức:

* Kiến thức thu nhận được: 1% qua Nếm 1,5% qua Sờ 3,5% qua Ngửi 11% qua Nghe

83% qua Nhìn

* Tỷ lệ kiến thức nhớ được sau khi học: 20% qua những gì mà ta Nghe được 30% qua những gì mà ta Nhìn được

50% qua những gì mà ta Nghe và Nhìn được 80% qua những gì mà ta Nói được

90% qua những gì mà ta Nói và Làm được * Việt Nam có câu:

Trăm nghe không bằng một thấy Trăm thấy không bằng một làm * Người Ấn Độ cũng tổng kết:

Tôi nghe – Tôi quên Tôi nhìn – Tôi nhớ Tôi làm – Tôi hiểu

Những tổng kết trên đều cho thấy: Để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao thì cần phải thông qua quá trình nghe, nhìn và thực hành. Muốn có được điều đó thì công cụ (Thiết bị) để giúp quá trình nhận thức là cực kì quan trọng. Quá trình dạy học là quá trình nhận thức được tổ chức ở mức độ cao, vì vậy TBDH là không thể thiếu trong quá trình dạy học.

1.3.1.2. Vị trí, vai trò của thiết bị dạy học trong quá trình dạy học ở

trường trung học phổ thông

* Trường THPT

Theo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm thông tư số: 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo):

- Trường THPT là bậc học cao nhất trong hệ thống giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay, đứng sau tiểu học, trung học cơ sở và trước cao đẳng

hoặc đại học. THPT kéo dài 3 năm từ lớp 10 đến lớp 12, dành cho lứa tuổi học sinh từ 15 tới 18 không kể một số trường hợp đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp hệ giáo dục này, học sinh được nhận bằng Tốt nghiệp phổ thông trung học và là nơi chuẩn bị nền tảng kiến thức cho bậc học đại học, nó có hướng chuyên môn. Do đó nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học là tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục; quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật; tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục; phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục; quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước; tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội; thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

- Về cơ sở vật chất và thiết bị: Trường THPT phải có địa điểm riêng, thuận lợi cho giáo dục, có đủ các khối công trình bao gồm phòng học, phòng bộ môn, phòng hành chính, khu sân chơi, bãi tập, khu vệ sinh, khu để xe,… trong đó, phải có đủ phòng học để học nhiều nhất là hai ca trong một ngày.

Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên, chặt chẽ vối gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục.

* Vị trí

- TBDH có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước: “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.

Chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều yếu tố có quan hệ tương hỗ. Trong đó các yếu tố cơ bản của quá trình giáo dục diễn ra trên lớp hay gọi là quá trình dạy học là: Mục tiêu dạy học (MTDH), nội dung dạy học (NDDH), phương pháp dạy học (PPDH), GV, HS, TBDH. TBDH là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của quá trình dạy học, giáo dục. Sơ đồ 1.2 sau mô tả cấu trúc quá trình dạy học:

Sơ đồ 1.2 Các yếu tố của quá trình dạy học

* Vai trò

- TBDH chịu sự chi phối của NDDH và PPDH. TBDH có vai trò hỗ trợ tích cực cho nội dung và PPDH: NDDH quy định những đặc điểm cơ bản của TBDH bởi lẽ TBDH phải tính đến một cách toàn diện các đặc điểm của nội dung, chương trình. Mỗi TBDH phải được cân nhắc, lựa chọn để đáp ứng được nội dung chương trình, đồng thời cũng phải thoả mãn các yêu cầu về khoa học sư phạm, kinh tế, thẩm mỹ và an toàn cho GV và HS khi sử dụng

MTDH GV NDDH HS PPDH TBDH Môi trư ờng x ã hội, tự n hiên Môi trư ờng x ã hội, tự n hiên

nhằm đạt kết quả mong muốn. TBDH sẽ giúp tổ chức tốt quá trình học tập, dẫn dắt năng lực tham gia vào quá trình dạy học, tự khai thác và tiếp thu kiến thức của người học dưới sự hướng dẫn của người dạy. TBDH có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu chủng loại và phù hợp nội dung chương trình có tác dụng lớn đến vận hành có hiệu quả PPDH.

TBDH còn là bộ phận không thể thiếu của PPDH: hầu hết TBDH là các sản phẩm khoa học kỹ thuật có chức năng xác định và mang tính mục đích sư phạm rõ rệt, chứa đựng một hàm lượng tri thức phong phú, đồng thời đóng vai trò là đối tượng nhận thức.

- TBDH trong đổi mới PPDH: TBDH có quan hệ rất mật thiết với các yếu tố người dạy và người học. Việc dạy học “Lấy người học làm trung tâm” trong dạy học đang dần dần chiếm ưu thế và thay cho cách truyền thụ một chiều: “Thầy đọc, trò chép”. Xu thế đổi mới tích cực này đã dựa trên những thay đổi chủ yếu có quan hệ mật thiết với TBDH đó là người học tích cực, chủ động hơn trong tham gia vào quá trình học tập và người học được tổ chức hoạt động, được hoạt động nhiều hơn để tự chiếm lĩnh kiến thức.

- TBDH là phương tiện, là cầu nối giữa người dạy và người học và thực sự ngay trong bản thân TBDH đã chứa nội dung dạy học, chứa đựng tính mục đích của dạy học. Qua TBDH học sinh có thể tìm ra câu trả lời cho mình mà không nhất thiết đòi hỏi giáo viên phải giải thích nhiều. Như vậy nhờ TBDH mà giáo viên đã tạo được vùng hợp tác, hiểu biết giữa thầy và trò về nội dung cần truyền đạt của giáo viên.

Có thể nói phương pháp và phương tiện luôn gắn bó chặt chẽ với nhau không tách rời nhau trong quá trình dạy học. Sự thay đổi về số lượng và chất lượng của các TBDH, đã ngày càng khẳng định được vị trí của chúng trong quá trình dạy học và có thể khẳng định rằng TBDH có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu hàng đầu của các cơ sở giáo dục hiện nay là nâng cao chất lượng đào tạo. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đội ngũ giáo viên, CSVC, TBDH, rõ ràng với phương pháp giảng dạy trực quan sinh động sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Điều đó có nghĩa là thiết bị, mô hình và đồ dùng dạy học đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục.

Tóm lại, nếu sử dụng đúng các TBDH sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu suất lao động của thầy và trò.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 27)