Quản lý việc kiểm tra, đánh giá công tác thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 42)

Người quản lý phải kiểm tra việc quản lý và sử dụng các TBDH theo các mục tiêu đã đề ra. Ở chức năng này có 3 yêu cầu: đánh giá, phát hiện và điều chỉnh.

- Kiểm tra công tác quản lý TBDH bao gồm: kiểm tra việc huy động và sử dụng các nguồn vốn cho việc xây dựng, mua sắm các TBDH; kiểm tra tính đồng bộ và chất lượng của các TBDH được mua sắm.

- Kiểm tra việc sử dụng TBDH được tiến hành qua kiểm tra tiết dạy trên lớp, tiết thực hành thí nghiệm, qua hồ sơ theo dõi, quản lý của cán bộ phụ trách TBDH.

- Kiểm tra việc sắp xếp, bảo quản, sửa chữa thường xuyên định kỳ của cán bộ phụ trách TBDH. Kiểm tra hồ sơ theo dõi, nhận – xuất, thanh lý TBDH, tình trạng hư hỏng TBDH trong quá trình sử dụng…

- Hàng năm phải tiến hành kiểm kê TBDH theo đúng quy định của Nhà nước về công tác quản lý tài sản. Việc kiểm kê bất thường TBDH được tiến hành trong những trường hợp sau:

+ Khi thay đổi Hiệu trưởng hoặc người phụ trách công tác TBDH. + Khi thay đổi địa điểm, sát nhập, chia tách hoặc giải thể nhà trường. + Khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp…

+ Khi cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền yêu cầu.

- Việc điều chỉnh, thanh lý thiết bị phải có hội đồng có thẩm quyền và tiến hành các thủ tục theo quy định.

Tiểu kết chương 1

TBDH là một trong những phương tiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học, là nội dung và nguồn thông tin giúp cho GV và HS tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh.Vì vậy, huy động mọi nguồn lực để xây dựng một hệ thống TBDH là việc làm cấp bách và cần thiết. Đối với người làm công tác quản lý TBDH cũng cần phải nhận thức sâu sắc cơ sở lý luận của TBDH. Từ đó, làm cơ sở cho công tác quản lý, chỉ đạo và đề ra các quyết định quản lý cho sát với tình hình thực tế của nhà trường và phù hợp với các cơ sở lý luận của TBDH. Nhằm quản lý TBDH có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường THPT.

Những vấn đề lí luận được chúng tôi hệ thống hóa và phân tích ở chương 1 là cần thiết. Nó sẽ là cơ sở để chúng tôi khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp ở các chương tiếp theo.

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 42)