Thực trạng công tác lập kế hoạch

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 61)

Lập kế hoạch quản lý TBDH là quá trình thiết lập các mục tiêu về quản lý TBDH, hệ thống các hoạt động và điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó. Nếu nhà quản lý làm tốt công tác lập kế hoạch thì sẽ giúp cho công tác quản lý được thuận lợi. Bảng 2.8 là kết quả khảo sát về công tác lập kế hoạch quản lý TBDH.

Bảng 2.8. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý TBDH

TT Nội dung thực hiện

ĐTB Tổng cộng ĐTB Xếp hạng CBQL GV

1 Lập kế hoạch dự toán mua sắm

TBDH của trường 3,45 3,20 3,28 2

TT Nội dung thực hiện ĐTB Tổng cộng ĐTB Xếp hạng CBQL GV

lập hồ sơ, báo cáo thường xuyên, định kỳ về tình trạng TBDH và sử dụng TBDH của trường

3 Tổ chức tự làm, sưu tầm TBDH 2,65 2,79 2,74 5

4 Bảo quản, sửa chữa TBDH 3,20 3,02 3,08 3

5 Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

người phụ trách TBDH 3,13 3,03 3,06 4

Từ bảng 2.8, ta thấy đa số CBQL và GV đều đánh giá công tác lập kế hoạch quản lý TBDH hiện nay ở mức độ khá thể hiện qua ĐTB từ 2,74 – 3,35.

- Với nội dung “Lập kế hoạch dự toán mua sắm TBDH của trường”

được CBQL và GV đánh giá ở mức độ thực hiện khá (ĐTB = 3,28). Điều này chứng tỏ Hiệu trưởng các trường THPT có lập kế hoạch mua sắm TBDH từ đầu năm học và thông báo cho toàn thể cán bộ, GV trong trường được biết. Vì đây là công việc quan trọng trong việc đầu tư TBDH ở trường. Tuy nhiên cũng có một số GV nhận định quản lý công việc lập kế hoạch mua sắm TBDH của Hiệu trưởng thực hiện ở mức độ trung bình, do có Hiệu trưởng trường tuy hàng năm có kế hoạch đầu tư trang bị CSVC và TBDH nhưng chủ yếu chỉ là kế hoạch về xây dựng CSVC còn TBDH đa số vẫn trong chờ việc cấp phát từ cấp trên, chưa có kế hoạch cụ thể về trang bị TBDH. Khi lập kế hoạch mua sắm TBDH, Hiệu trưởng cần rà soát các thiết bị dạy học hiện có, đối chiếu với Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu và điều kiện CSVC để mua sắm cho phù hợp, tránh lãng phí.

- Về nội dung “Yêu cầu viên chức phụ trách TBDH lập hồ sơ, báo cáo

thường xuyên, định kỳ về tình trạng TBDH” được CBQL và GV đánh giá mức

độ thực hiện khá (ĐTB = 3,35), xếp hạng nhất. Việc lập hồ sơ, báo cáo thường xuyên, định kỳ về tình trạng TBDH của viên chức phụ trách TBDH giúp Hiệu trưởng nắm rõ tình trạng TBDH hiện nay ở trường mình như thế nào, qua đó có biện pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý TBDH của nhà trường.

- Về nội dung “Tổ chức tự làm, sưu tầm TBDH” được đánh giá mức độ thực hiện trung bình (ĐTB = 2,74), xếp hạng 5, điều đó cho thấy một số trường chưa thật sự quan tâm đến công tác này. TBDH tự làm là loại TBDH do giáo viên chế tạo mới hoặc cải tiến từ một TBDH đã có hoặc qua sưu tầm tư liệu hiện vật mà có, TBDH tự làm có nguyên lý cấu tạo và cách sử dụng phù hợp với ý tưởng thực hiện bài dạy của giáo viên làm ra, do đó khi được sử dụng thường cho hiệu quả cao và thiết thực. Tuy nhiên, trên thực tế, một số lãnh đạo nhà trường cho rằng việc tự làm TBDH là nhiệm vụ của GV, GV tự nghiên cứu, sáng tạo, sưu tầm, trường hiếm khi có kế hoạch tổ chức tự làm, sưu tầm TBDH cho GV hoặc do GV không được lãnh đạo nhà trường động viên, khuyến khích tự làm TBDH.

- Về nội dung “Bảo quản, sửa chữa TBDH” được CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện khá (ĐTB = 3,08). Việc lập kế hoạch bảo quản, sửa chữa TBDH sẽ giúp nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học, tiết kiệm kinh phí nhà trường và ngân sách nhà nước. Hàng năm lãnh đạo nhà trường đều có kế hoạch quản lý bảo quản TBDH. Tuy nhiên, có hơn khoảng 1/5 số lượng CBQL và GV được khảo sát thì đánh giá mức độ thực hiện công tác này là

trung bình, yếu. Nguyên nhân có trường viên chức phụ trách TBDH thường

căn cứ vào kế hoạch bảo quản TBDH của lãnh đạo trường để xây dựng kế hoạch phục vụ, sắp xếp, đề xuất tu sửa TBDH thường xuyên, định kỳ. Trong

nội quy sử dụng TBDH đều có quy định cụ thể việc mượn sử dụng, giữ gìn và bảo quản TBDH… Nhưng trên thực tế việc đặt ra quy định phần lớn là mang tính hình thức vì qua sổ theo dõi mượn trả, khấu hao, đánh giá của GV còn rất ít hoặc bỏ trống. Đặc biệt, trong các biên bản họp hội đồng sư phạm nhà trường, họp tổ chuyên môn gần như không có đề cập đến vấn đề này.

- Về nội dung “Đào tạo, bồi dưỡng người phụ trách TBDH” được đánh giá mức độ thực hiện khá (ĐTB = 3,06). Song, một số GV cho rằng trường không có thực hiện công tác này hoặc có thực hiện nhưng mức độ trung bình, yếu. Điều này cho thấy lãnh đạo một số trường chưa thật sự quan tâm đến công tác này vì họ cho rằng đây việc đào tạo, bồi dưỡng cho người phụ trách TBDH là của cấp quản lý trên (Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo) chứ trường không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.

Điểm trung bình chung của các nội dung thực hiện lập kế hoạch quản lý TBDH từ 1 đến 5 là 3,10. Ta có thể kết luận thực trạng công tác lập kế hoạch, chương trình quản lý TBDH ở trường THPT thành phố Thủ Dầu Một hiện nay đạt mức độ khá. Điều này cho thấy tuy các trường đều có lập kế hoạch quản lý TBDH nhưng mức độ thực hiện còn hạn chế, chất lượng của công tác lập kế hoạch không cao nên có thể nói kế hoạch mang tính khả thi không cao. Do đó, trong việc lập kế hoạch quản lý TBDH cần chú ý thực trạng tình hình TBDH hiện có, nhân sự, điều kiện hoàn cảnh của trường để có kế hoạch cụ thể, mang tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)