Trong quản lý TBDH, công tác tổ chức, chỉ đạo quản lý TBDH đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả quản lý TBDH. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo quản lý TBDH của các trường và thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.9.
Bảng 2.9. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo quản lý TBDH
TT Nội dung thực hiện
ĐTB Tổng cộng ĐTB Xếp hạng CBQL GV
1 Quy định sổ sách, báo cáo định kỳ,
thường xuyên về tình trạng TBDH 3,37 3,41 3,40 1
2 Xây dựng và phổ biến danh mục
TBDH hiện có của đơn vị 3,23 3,25 3,24 2 3 Tập huấn hướng dẫn sử dụng TBDH 3,13 3,02 3,06 6 4 Xây dựng các quy định về sử dụng TBDH 3,11 3,13 3,12 4 5
Triển khai kế hoạch sử dụng TBDH của toàn trường, tổ bộ môn đến giáo viên
3,29 3,20 3,23 3
6 Tổ chức bảo quản, bảo trì TBDH,
hồ sơ TBDH khoa học, hợp lí. 3,11 3,06 3,08 5
7 Tổ chức hội thi sáng tạo đồ dùng
dạy học 2,23 2,04 2,10 7
Dựa vào bảng 2.9, chúng tôi có những phân tích, nhận định vê công tác tổ chức, chỉ đạo quản lý TBDH ở các trường THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương như sau:
- Về nội dung“Quy định sổ sách, báo cáo định kỳ, thường xuyên về tình
trạng TBDH”. Ở nội dung này, cả hai nhóm CBQL và GV của 05 trường đều
đánh giá mức độ thực hiện khá (ĐTB=3,40), xếp thứ nhất và “Xây dựng và
phổ biến danh mục TBDH hiện có của đơn vị” cũng được đánh giá mức độ
sách, các bản báo cáo định kỳ, thường xuyên giúp lãnh đạo nhà trường có thể khát quát về tình trạng TBDH hiện có từ đó có kế hoạch trang bị mua sắm, sửa chữa hoặc đề nghị cấp quản lý trên cung cấp bổ sung những TBDH bị hư hỏng hoặc hết hạn thanh lý. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường cũng phổ biến danh mục TBDH tối thiểu hiện có của đơn vị cho GV biết để sử dụng.
- Về nội dung “Xây dựng các quy định về sử dụng TBDH” với
ĐTB=3,12 và “Triển khai kế hoạch sử dụng TBDH của toàn trường, tổ bộ
môn đến giáo viên” với ĐTB =3,23 cũng được đánh giá mức độ thực hiện
khá. Việc sử dụng TBDH đã được quy định trong chương trình và kế hoạch dạy học. Đó là quy trình có tính chất bắt buộc đối với GV và HS. Do đó để quản lý sử dụng tốt TBDH, Hiệu trưởng phải cùng các tổ trưởng chuyên môn tổ chức việc nghiên cứu chương trình và kế hoạch dạy học từng môn học, từng mặt hoạt động (không được coi nhẹ các môn có ít TBDH), từng lớp để nắm số bài, số tiết sử dụng và số lượng TBDH, rà soát danh mục TBDH tối thiểu để chuẩn bị đầy đủ khi bước vào năm học. Ngoài ra, cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của GV, đề xuất những giờ học cần sử dụng TBDH hoặc các phong trào thi đua “Chống dạy chay”, “Tiết học nào cũng có TBDH thích hợp”. Sau đó trong kế hoạch dạy học cần đưa việc sử dụng TBDH thành chỉ tiêu, tiêu chuẩn và nhiệm vụ chỉ đạo của tổ trưởng chuyên môn và viên chức phụ trách TBDH lập kế hoạch sử dụng TBDH. Trong đó việc “Tập huấn
hướng dẫn sử dụng TBDH” cũng được CBQL và GV đánh giá mức độ thực
hiện khá (ĐTB=3,06). Theo tìm hiểu, trong số các GV được khảo sát có khoảng 54% ý kiến công tác hướng dẫn tập huấn sử dụng TBDH cho GV là do cán bộ cốt cán đi tập huấn rồi triển khai lại, khoảng 34 % thì cho rằng viên chức phụ trách công tác TBDH đi tập huấn rồi về triển khai lại. Do đó việc tập huấn hướng dẫn sử dụng TBDH thường gặp khó khăn vì trường không bố trí được thời gian để cán bộ cốt cán hay viên chức phụ trách TBDH hướng dẫn, triển khai lại.
- Về nội dung “Tổ chức bảo quản, bảo trì TBDH, hồ sơ TBDH khoa học,
hợp lí” được đánh giá mức độ thực hiện khá (ĐTB=3,08). TBDH có nhiều
loại và có những yêu cầu rất khác nhau, phức tạp về sử dụng và bảo quản, nhất là các TBDH hiện đại. Vì vậy, việc bảo quản, bảo trì phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quản lý TBDH. Do các trường THPT ở thành phố Thủ Dầu Một có CSVC sư phạm tương đối khang trang và khá đầy đủ TBDH, đã có phòng học bộ môn, kho chứa thiết bị, bộ môn. Qua khảo sát thực tế, phòng chứa thiết bị thí nghiệm ở đa số các trường đều có giá, tủ, kệ để trưng bày. Hầu hết các đơn vị đều sắp xếp, bố trí TBDH theo phòng học bộ môn, theo từng môn, khối riêng biệt, khá hợp lý, cơ bản đảm bảo quy trình kỹ thuật. Có sổ sách theo dõi mượn trả TBDH của GV. Tuy nhiên, cũng có một số TBDH do mật độ sử dụng và nhiều nguyên nhân khác nên tình trạng bị hư hỏng là không tránh khỏi. Đồng thời có trường người phụ trách TBDH do GV kiêm nhiệm nên không am hiểu hết các chức năng TBDH của từng môn học. Do đó dẫn đến đến việc tổ chức, phân loại, sắp xếp TBDH chưa khoa học, hợp lý nên GV bộ môn sẽ gặp khó khăn trong việc khai thác TBDH một cách có hiệu quả.
- Về nội dung “Tổ chức hội thi sáng tạo đồ dùng dạy học” là nội dung được đánh giá mức độ thực hiện yếu, xếp hạng thấp nhất với ĐTB = 2,10. Như đã phân tích trên kế hoạch tổ chức tự làm, sưu tầm TBDH đơn giản ở các trường chỉ thực hiện mức độ trung bình. Trên thực tế việc tổ chức hội thi sáng tạo đồ dùng dạy học do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các trường chỉ cử GV dự thi. Tuy nhiên, một số ít TBDH có chất lượng, thậm chí rất tốt, nhưng một số lượng lớn TBDH vẫn còn mang tình hình thức, phần lớn tập trung vào tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ hoặc thiết bị đơn giản dễ làm. Nguyên nhân do kinh phí không đủ, không cao để hỗ trợ cho GV, hoặc do nhận thức của GV về tự làm TBDH còn chưa thật sự đúng và đầy đủ, thiết bị tự làm vì sức ép của
phong trào, vì để đi thi chứ không phải vì yêu cầu sử dụng. Do đó, nhà trường cần có những chủ trương, đồng thời chỉ đạo khuyến khích và tạo điều kiện về thời gian, kinh phí hỗ trợ tăng cường đẩy mạnh công tác trên, làm sao để phong trào này là một hoạt động thường xuyên nhằm khai thác được hiệu quả về sư phạm lẫn hiệu quả về kinh tế.
Điểm trung bình chung của các nội dung thực hiện tổ chức, chỉ đạo quản lý TBDH từ 1 đến 7 là 3,03. Ta có thể kết luận thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo quản lý TBDH ở trường THPT thành phố Thủ Dầu Một hiện nay đạt mức độ khá. Có thể nói việc tổ chức, chỉ đạo quản lý TBDH ở các trường đã được chú trọng nhưng có các mặt có hiệu quả chưa cao như công tác quản lý bảo quản, bảo trì, tổ chức sử dụng TBDH và tổ chức hội thi sáng tạo đồ dùng dạy học. Do đó, đòi hỏi CBQL và GV các trường cần phải thường xuyên quan tâm chú ý đến các công tác bảo quản, bảo trì để TBDH được sử dụng hiệu quả lâu dài.