Quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 25)

Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác đào tạo thực hiện việc giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ. Thành tích tập trung nhất của trường học là chất lượng và hiệu quả giáo dục, được thể hiện ở sự tiến bộ của học sinh, ở việc đạt mục tiêu giáo dục ở nhà trường. Quản lý nhà trường là yếu tố rất cơ bản và hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường. Trong chừng mực nhất định, quản lý nhà trường chính là quản lý giáo dục (theo Phạm Minh Hạc). Cụ thể hơn: việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý hoạt động dạy học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục. [13, tr.34]

Quản lý nhà trường là quản lý một hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt, nó đòi hòi những tác động có ý thức, có kế hoạch và có hướng đích của chủ thể quản lý để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội – kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ trẻ. Quản lý nhà trường bao gồm quản lý các mối quan hệ giữa trường học với môi trường xã hội bên ngoài và quản lý nội bộ bên trong nhà trường.

Thực chất của quản lý quá trình dạy học, giáo dục là: Tổ chức chỉ đạo, điều hành, việc dạy của thầy và hoạt động của trò, đồng thời quản lý những điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị cho dạy và học, nhằm đạt được mục đích giáo dục đào tạo. Quá trình giáo dục đào tạo trong nhà trường có thể coi là một hệ thống gồm các thành tố cơ bản: Nội dung, mục tiêu, phương pháp, người dạy (thầy), người học (trò), cơ sở vật chất, môi trường nhà trường, môi trường sư phạm, môi trường xã hội, các mối quan hệ, thông tin...

Có thể tóm lại hoạt động quản lý ở trường trung học phổ thông có mục tiêu kép là:

- Hoàn thiện kiến thức phổ thông cho học sinh để các em có đủ năng lực tiếp tục học lên (đại học, cao đẳng hoặc học nghề), trong đó chú trọng trang bị cho học sinh năng lực thích ứng với sự biến đổi xã hội.

- Chuẩn bị điều kiện cho một bộ phận không nhỏ học sinh có thể hoà nhập vào thị trường lao động để mưu sinh và tiếp tục chuẩn bị để học lên và học tập suốt đời

1.2.4. Thiết bị dạy học

Có nhiều khái niệm khác nhau về TBDH:

Theo giáo trình “Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông”, tập 3 có nêu: “Thiết bị dạy học bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ở tại lớp, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc – hoạ và các thiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống. Nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.”[32, tr. 93]

Trong cuốn “Quản lý giáo dục” do Bùi Minh Hiền chủ biên ở chương 10 “Quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường”, tác giả nêu khái niệm về TBDH như sau: “Trong công tác dạy học, thầy và trò ngoài chương trình sách giáo khoa, trường lớp… thường phải sử dụng đến phương tiện được gọi là học cụ, đồ dùng dạy học, thiết bị giáo dục, thiết bị dạy học. Thiết bị dạy học có thể được coi thuật ngữ đại diện cho các cách gọi khác nhau nêu ra trên đây. Nó là một bộ phận cơ sở vật chất trường học trực tiếp có mặt trong các giờ học được thầy và trò cùng sử dụng. Thuật ngữ này có tên tiếng Anh tương ứng: Equypment for Teaching.” [ 15, tr.285]

Theo tác giả Vũ Trọng Rỹ đã viết: “Thiết bị dạy học là thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Còn đối với học sinh thì đó là nguồn tri thức, là phương tiện giúp học sinh lĩnh hội

các khái niệm, định luật… hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục”. [33]

Khái niệm TBDH dùng trong luận văn này được hiểu theo nghĩa: TBDH là thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, còn đối với học sinh thì đó là các nguồn tri thức, là các phương tiện giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học,... hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo phục vụ mục đích dạy học.

1.2.5. Quản lý thiết bị dạy học

Là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý để xây dựng, trang bị, bảo quản và sử dụng có hiệu quả TBDH.

Quản lý TBDH là một trong những nhiệm vụ quản lý nằm trong mô hình quản lý chung là quản lý giáo dục, nên cũng đảm bảo các nguyên tắc:

- Nguyên tắc về tính mục đích.

- Nguyên tắc mang tính kế thừa và phát triển . - Nguyên tắc tuân thủ chu trình quản lý.

1.3. Một số vấn đề về thiết bị dạy học

1.3.1. Vị trí, vai trò của thiết bị dạy học

1.3.1.1. Vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức

Người ta đã tổng kết vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức:

* Kiến thức thu nhận được: 1% qua Nếm 1,5% qua Sờ 3,5% qua Ngửi 11% qua Nghe

83% qua Nhìn

* Tỷ lệ kiến thức nhớ được sau khi học: 20% qua những gì mà ta Nghe được 30% qua những gì mà ta Nhìn được

50% qua những gì mà ta Nghe và Nhìn được 80% qua những gì mà ta Nói được

90% qua những gì mà ta Nói và Làm được * Việt Nam có câu:

Trăm nghe không bằng một thấy Trăm thấy không bằng một làm * Người Ấn Độ cũng tổng kết:

Tôi nghe – Tôi quên Tôi nhìn – Tôi nhớ Tôi làm – Tôi hiểu

Những tổng kết trên đều cho thấy: Để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao thì cần phải thông qua quá trình nghe, nhìn và thực hành. Muốn có được điều đó thì công cụ (Thiết bị) để giúp quá trình nhận thức là cực kì quan trọng. Quá trình dạy học là quá trình nhận thức được tổ chức ở mức độ cao, vì vậy TBDH là không thể thiếu trong quá trình dạy học.

1.3.1.2. Vị trí, vai trò của thiết bị dạy học trong quá trình dạy học ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường trung học phổ thông

* Trường THPT

Theo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm thông tư số: 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo):

- Trường THPT là bậc học cao nhất trong hệ thống giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay, đứng sau tiểu học, trung học cơ sở và trước cao đẳng

hoặc đại học. THPT kéo dài 3 năm từ lớp 10 đến lớp 12, dành cho lứa tuổi học sinh từ 15 tới 18 không kể một số trường hợp đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp hệ giáo dục này, học sinh được nhận bằng Tốt nghiệp phổ thông trung học và là nơi chuẩn bị nền tảng kiến thức cho bậc học đại học, nó có hướng chuyên môn. Do đó nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học là tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục; quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật; tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục; phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục; quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước; tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội; thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

- Về cơ sở vật chất và thiết bị: Trường THPT phải có địa điểm riêng, thuận lợi cho giáo dục, có đủ các khối công trình bao gồm phòng học, phòng bộ môn, phòng hành chính, khu sân chơi, bãi tập, khu vệ sinh, khu để xe,… trong đó, phải có đủ phòng học để học nhiều nhất là hai ca trong một ngày.

Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên, chặt chẽ vối gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục.

* Vị trí

- TBDH có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước: “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.

Chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều yếu tố có quan hệ tương hỗ. Trong đó các yếu tố cơ bản của quá trình giáo dục diễn ra trên lớp hay gọi là quá trình dạy học là: Mục tiêu dạy học (MTDH), nội dung dạy học (NDDH), phương pháp dạy học (PPDH), GV, HS, TBDH. TBDH là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của quá trình dạy học, giáo dục. Sơ đồ 1.2 sau mô tả cấu trúc quá trình dạy học:

Sơ đồ 1.2 Các yếu tố của quá trình dạy học

* Vai trò

- TBDH chịu sự chi phối của NDDH và PPDH. TBDH có vai trò hỗ trợ tích cực cho nội dung và PPDH: NDDH quy định những đặc điểm cơ bản của TBDH bởi lẽ TBDH phải tính đến một cách toàn diện các đặc điểm của nội dung, chương trình. Mỗi TBDH phải được cân nhắc, lựa chọn để đáp ứng được nội dung chương trình, đồng thời cũng phải thoả mãn các yêu cầu về khoa học sư phạm, kinh tế, thẩm mỹ và an toàn cho GV và HS khi sử dụng

MTDH GV NDDH HS PPDH TBDH Môi trư ờng x ã hội, tự n hiên Môi trư ờng x ã hội, tự n hiên

nhằm đạt kết quả mong muốn. TBDH sẽ giúp tổ chức tốt quá trình học tập, dẫn dắt năng lực tham gia vào quá trình dạy học, tự khai thác và tiếp thu kiến thức của người học dưới sự hướng dẫn của người dạy. TBDH có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu chủng loại và phù hợp nội dung chương trình có tác dụng lớn đến vận hành có hiệu quả PPDH.

TBDH còn là bộ phận không thể thiếu của PPDH: hầu hết TBDH là các sản phẩm khoa học kỹ thuật có chức năng xác định và mang tính mục đích sư phạm rõ rệt, chứa đựng một hàm lượng tri thức phong phú, đồng thời đóng vai trò là đối tượng nhận thức.

- TBDH trong đổi mới PPDH: TBDH có quan hệ rất mật thiết với các yếu tố người dạy và người học. Việc dạy học “Lấy người học làm trung tâm” trong dạy học đang dần dần chiếm ưu thế và thay cho cách truyền thụ một chiều: “Thầy đọc, trò chép”. Xu thế đổi mới tích cực này đã dựa trên những thay đổi chủ yếu có quan hệ mật thiết với TBDH đó là người học tích cực, chủ động hơn trong tham gia vào quá trình học tập và người học được tổ chức hoạt động, được hoạt động nhiều hơn để tự chiếm lĩnh kiến thức.

- TBDH là phương tiện, là cầu nối giữa người dạy và người học và thực sự ngay trong bản thân TBDH đã chứa nội dung dạy học, chứa đựng tính mục đích của dạy học. Qua TBDH học sinh có thể tìm ra câu trả lời cho mình mà không nhất thiết đòi hỏi giáo viên phải giải thích nhiều. Như vậy nhờ TBDH mà giáo viên đã tạo được vùng hợp tác, hiểu biết giữa thầy và trò về nội dung cần truyền đạt của giáo viên.

Có thể nói phương pháp và phương tiện luôn gắn bó chặt chẽ với nhau không tách rời nhau trong quá trình dạy học. Sự thay đổi về số lượng và chất lượng của các TBDH, đã ngày càng khẳng định được vị trí của chúng trong quá trình dạy học và có thể khẳng định rằng TBDH có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo.

Mục tiêu hàng đầu của các cơ sở giáo dục hiện nay là nâng cao chất lượng đào tạo. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đội ngũ giáo viên, CSVC, TBDH, rõ ràng với phương pháp giảng dạy trực quan sinh động sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Điều đó có nghĩa là thiết bị, mô hình và đồ dùng dạy học đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục.

Tóm lại, nếu sử dụng đúng các TBDH sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu suất lao động của thầy và trò.

1.3.2. Phân loại thiết bị dạy học

TBDH rất đa dạng, một cách tương đối có thể phân loại theo những hệ thống sau:

* Theo đặc điểm của các nhiệm vụ dạy học

- Hệ thống các phương tiện truyền đạt thông tin - Hệ thống các phương tiện kiểm tra kiến thức - Hệ thống các phương tiện tự học

- Hệ thống các phương tiện làm quen với quá trình sản xuất

* Theo nguyên tắc làm việc của các phương tiện

- Các phương tiện cơ khí - Các phương tiện thủ công - Các phương tiện cơ điện - Các phương tiện điện tử

- Các phương tiện tự động, bán tự động hay thô sơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Theo đặc tính tác động đến các giác quan

- Các phương tiện nghe - Các phương tiện nhìn

* Theo thành phần người học

- Các phương tiện dành cho cá nhân - Các phương tiện dành cho nhóm học tập - Các phương tiện dành cho tập thể lớp

* Về phía giáo viên thì phân loại theo dạng sản phẩm là phổ biến nhất

- Tranh, ảnh, bản đồ: là loại hình được sử dụng nhiều nhất dùng để minh hoạ một sự vật, một hiện tượng ở nhiều môn học.

- Băng ghi âm, ghi hình: có tính năng tái hiện hiện thực thông qua âm thanh, hình ảnh và có tác động mạnh đến xúc cảm và nhận thức của học sinh

- Tấm nhựa trong, phim miếng: giúp nghiên cứu sự vật, hiện tượng dưới dạng tĩnh trong thời gian trình bày tuỳ ý.

- Mẫu vật (vật thật): là phương tiện giúp nghiên cứu nguồn gốc tự nhiên, loại này hết sức đa dạng và phong phú.

- Mô hình: mô phỏng lại sự vật, một quy trình, cho phép nghiên cứu cấu tạo, hoạt động của những đối tượng dựa trên phương pháp tương tự.

- Phần mềm vi tính: là công nghệ thông tin đa phương tiện có tính năng lưu trữ, hiển thị được kết hợp bởi các văn bản truyền thống, các hình ảnh hoặc các đoạn phim minh hoạ.

- Máy móc, hoá chất và dụng cụ thí nghiệm: là phương tiện đặc trưng cho các môn khoa học thực nghiệm như vật lý, hoá học, sinh học, kỹ thuật công nghiệp…

1.3.3. Các yêu cầu đối với thiết bị dạy học

* Tính khoa học sư phạm

- TBDH phải đảm bảo HS tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng tương ứng với từng môn học, giúp GV truyền đạt cho HS có kiến thức phức tạp một cách thuận lợi, làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duy.

- Nội dung và cấu tạo của TBDH phải đảm bảo các đặc trưng của việc dạy lý thuyết, thực hành và các nguyên lý sư phạm cơ bản.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 25)