Đây là quá trình thiết lập các mục tiêu về TBDH, hệ thống các hoạt động và điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó. Nội dung của việc lập kế hoạch bao gồm:
- Đầu tư theo nhu cầu, tức là xác định các nhu cầu đầu tư về TBDH cho mỗi môn học nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu trong quá trình dạy học đã đặt ra.
- Khảo sát hiện trạng TBDH, những thông số cơ bản về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng và bảo quản TBDH.
- Đánh giá mức độ trang bị TBDH so với yêu cầu dạy và học của nhà trường đồng thời xác định hiệu quả khai thác các TBDH hiện có.
- Xây dựng các quy định, quy trình quản lý và sử dụng các TBDH nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã đặt ra là nâng cao chất lượng đào tạo và giảm chi phí sử dụng.
- Xây dựng kế hoạch tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo quản, mua sắm, sửa chữa, tự làm, sưu tầm TBDH.
Để lập kế hoạch tốt cần căn cứ vào những bước sau:
- Điều tra cơ bản: Xác định hiện trạng TBDH (số, chất, chế độ bảo quản, phương thức, kết quả sử dụng), đánh giá mức độ trang bị TBDH so với yêu cầu của nhà trường, xác định hiệu quả khai thác các TBDH hiện có.
- Nghiên cứu danh mục thiết bị dạy học do Công ty thiết bị giáo dục của Bộ ban hành, từ đó lựa chọn các TBDH cần thiết và phù hợp với điều kiện của nhà trường.
- Xác định mức kinh phí cần trang bị theo từng năm học và cho từng chu kỳ 3 – 5 năm từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau ( Nhà nước, vốn tự có, viện trợ, các tổ chức xã hội và nhân dân …)
- Xây dựng kế hoạch tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH: mua sắm, sửa chữa, sưu tầm, tự làm, có chế độ động viên khen thưởng cán bộ giáo viên trong việc bảo quản, sử dụng và tự làm TBDH. Trong kế hoạch cần định rõ mốc thời gian cho những công việc cần hoàn thành.