Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch công tác thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 38)

Là quá trình sắp xếp, phân bổ công việc, trách nhiệm quyền hạn và các nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể đạt được mục tiêu là quản lý sử dụng TBDH một cách có hiệu quả nhất.

- Trước ngày khai giảng năm học cần tổ chức quán triệt cho toàn thể giáo viên nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc thực hiện kế hoạch tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong quá trình dạy học để mọi thành viên thấy rõ trách nhiệm của mình.

- Phân công, nhiệm vụ thật cụ thể rõ ràng, bố trí người phụ trách công tác thiết bị phù hợp với quy mô của nhà trường.

- Người phụ trách công tác thiết bị phải đạt các tiêu chuẩn, nhiệm vụ và hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước, cụ thể là:

+ Có trình độ chuyên môn theo yêu cầu của bậc học.

+ Được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác TBDH.

+ Có tinh thần trách nhiệm đối với công tác được giao.

+ Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng trong việc quản lý TBDH của nhà trường.

+ Có nhiệm vụ thiết lập, bảo quản các loại hồ sơ sổ sách liên quan đến TBDH; theo dõi việc xuất - nhập, ghi chép và kiểm kê TBDH theo đúng các quy định của Nhà nước.

+ Tham gia vào việc chuẩn bị cho GV và HS các giờ thực hành thí nghiệm.

+ Được trang bị phòng hộ lao động, được hưởng các chế độ phụ cấp độc hại và định mức lao động theo quy định của Nhà nước.

- Tổ chức giới thiệu danh mục TBDH hiện có của nhà trường cho toàn thể giáo viên nắm, thống kê thành hệ thống, thành nhóm, dựa vào đặc điểm, đặc trưng của từng môn học tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tìm hiểu và sử dụng.

- Tổ chức việc sử dụng TBDH trở thành một nhu cầu, một nề nếp tự giác thường xuyên của mọi giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Tổ chức sửa chữa và phục hồi các TBDH xuống cấp.

- Tổ chức phong trào tự làm TBDH, xét về nguyên tắc xem đây là công việc mang tính chất nghiệp vụ của mỗi giáo viên, chú ý TBDH tự làm phải đảm bảo tính: khoa học, sư phạm, thẩm mỹ và kinh tế.

Các công tác cụ thể sau:

* Quản lý trang bị mua sắm, tiếp nhận

- Ban kiểm kê của trường tiến hành kiểm kê định kì hàng năm theo qui định để có thống kê chính xác về số lượng thiết bị, tình trạng của các thiết bị hiện có, từ đó nắm được sự thừa thiếu so với yêu cầu, đồng thời đánh giá được tình hình bảo quản, sử dụng, hiệu quả khai thác trong toàn trường.

- Các bộ phận chức năng căn cứ vào hiện trạng trên để lập kế hoạch tổ chức đầu tư mua sắm TBDH cho năm tiếp theo với số liệu thật cụ thể về chủng loại, số lượng. Trong kế hoạch đầu tư mua sắm phải mang tính trọng điểm. Ưu tiên cho những TBDH quan trọng, đáp ứng kịp thời nhu cầu bức thiết của công tác dạy học trong nhà trường.

- Trang bị phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng TBDH của chương trình.

- Trang bị theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ và hiện đại hóa.

- Kết hợp giữa thiết bị đơn giản giá thành rẻ và những thiết bị hiện đại. - Căn cứ vào danh mục TBDH của Bộ quy định các trường có thể trang bị, mua sắm, tiếp nhận TBDH từ nhiều nguồn khác nhau:

+ Nhà nước cung cấp. + Nhà trường tự mua sắm.

+ Do nhân dân, các tổ chức, cá nhân ủng hộ. + Thầy, trò tự làm đồ dùng dạy học.

- Nghiệm thu thiết bị và giao cho các đơn vị liên quan quản lý, chỉ đạo kế toán hoạch toán theo quy định.

* Quản lý việc tự làm TBDH:

- TBDH tự làm, ngoài chức năng của một loại thiết bị thông thường còn bao hàm những ý nghĩa kinh tế và ý nghĩa sư phạm sâu sắc; giúp bổ sung một lượng lớn thiết bị hàng năm mà ngân sách nhà nước chưa đủ điều kiện để đáp ứng, tận dụng được một khối lượng lớn vật liệu đáng ra đã bị loại.

Trong quản lý giáo dục, cần xem việc tự làm TBDH là một hoạt động sư phạm quan trọng để đặt đúng vị trí của nó trong kế hoạch của ngành, của nhà trường, đồng thời để chỉ đạo khai thác hết các ý nghĩa cả về mặt sư phạm học lẫn kinh tế học mà hoạt động này đem lại.

* Quản lý sử dụng TBDH

- Bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm phụ trách TBDH.

- Xây dựng đủ các loại phòng thí nghiệm, thực hành, để tổ chức và đưa thiết bị vào quá trình dạy học sao cho đảm bảo được dễ nhìn, dễ lấy, thuận lợi cho sử dụng và dễ dàng bảo quản.

- Thiết bị phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất nhằm đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Vì vậy, quản lý việc sử dụng TBDH theo quy định trong chương trình và kế hoạch dạy học là có tính pháp lý.

- Giới thiệu cho cán bộ, giáo viên những TBDH hiện có của đơn vị để mỗi thành viên có thể lập kế hoạch đăng ký sử dụng thiết bị trong dạy học, tránh hiện tượng có thiết bị mà không sử dụng.

- Kiểm tra rà soát thiết bị dạy học theo danh mục để nắm số lượng và chất lượng nhằm chuẩn bị đầy đủ trước khi vào năm học.

- Bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ đồng thời giới thiệu hệ thống thiết bị và hướng dẫn cho giáo viên cách sử dụng thiết bị dạy học song song với đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

- Thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện chương trình và hiệu quả sử dụng TBDH, cả khâu chuẩn bị và khâu lên lớp.

- Xây dựng chỉ tiêu thi đua, thường xuyên động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh sử dụng thiết bị dạy học.

- Đánh giá định kỳ hàng năm về quá trình khai thác, sử dụng TBDH để rút kinh nghiệm cho kế hoạch trang bị sử dụng cho năm tiếp theo.

- Xây dựng qui chế sử dụng, giao rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi cho các bộ phận và cá nhân liên quan.

* Quản lý việc giữ gìn bảo quản TBDH

- Có phòng thí nghiệm thực hành, phòng thiết bị được xây dựng chắc chắn, có kho chứa, có phương tiện bảo quản (tủ giá, bàn, vật che phủ), chống ẩm, chống mối mọt, phòng hộ, phòng cháy, chữa cháy; các loại thiết bị độc hại, gây ồn phải được bố trí và xử lý theo tiêu chuẩn quy định.

- Thành lập hoặc giao kiêm nhiệm công tác bảo dưỡng, sửa chữa cho một bộ phận quản lý.

- TBDH phải được làm sạch và và bảo quản ngay sau khi sử dụng, định kỳ bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao.

- TBDH chỉ được sử dụng vào việc dạy học và mục đích chung của nhà trường, không cho cá nhân mượn riêng.

- Phải có sổ sách đầy đủ theo mẫu quy định, ghi chép đầy đủ, cập nhật và lưu giữ cẩn thận.

- Dành kinh phí cho bảo dưỡng, sửa chữa.

- Xây dựng cơ chế thông tin phản ánh về tình trạng thiết bị theo định kỳ cho bộ phận hành chính và quản lý CSVC.

- Sửa chữa và phục hồi các thiết bị xuống cấp, báo cáo thanh lý đối với những thiết bị bị hỏng, không thể sửa chữa được để hội đồng thanh lý thẩm định và báo cáo cấp trên cho thanh lý tài sản.

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên việc bảo dưỡng và sửa chữa.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)