Các yêu cầu đối với thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 33)

* Tính khoa học sư phạm

- TBDH phải đảm bảo HS tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng tương ứng với từng môn học, giúp GV truyền đạt cho HS có kiến thức phức tạp một cách thuận lợi, làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duy.

- Nội dung và cấu tạo của TBDH phải đảm bảo các đặc trưng của việc dạy lý thuyết, thực hành và các nguyên lý sư phạm cơ bản.

- TBDH phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu với HS. Các TBDH tập hợp thành bộ phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và hình thức, trong đó mỗi loại trong một bộ phải có vai trò và chỗ đứng riêng.

- TBDH phải thúc đẩy việc sử dụng các PPDH hiện đại và các hình thức tổ chức dạy học tiên tiến. Thực tế đã chứng tỏ, do sự ra đời của một số TBDH mới mà cơ cấu tổ chức của nhà trường và PPDH có nhiều thay đổi.

* Tính nhân trắc học

- TBDH dùng biểu diễn trước học sinh phải đủ lớn để học sinh ở xa cũng nhìn thấy. Thiết bị dành cho cá nhân phải phù hợp vị trí, tính chất thực hành.

- TBDH phải phù hợp tâm sinh lý học sinh và giáo viên. Ví dụ: mô hình để giáo viên biểu diễn trước lớp không quá lớn, quá nặng.

- Màu sắc của TBDH phải hài hoà, dịu mắt. Trên một thiết bị có quá nhiều chi tiết giống nhau phải bố trí các màu khác nhau để dễ quan sát.

- TBDH phải đảm bảo an toàn cho thầy và trò trong quá trình dạy – học.

* Tính thẩm mỹ

- TBDH cần cân đối, hài hoà về hình khối, đường nét.

- TBDH phải làm cho GV và HS thích thú khi sử dụng. Kích thích tính yêu môn học, tạo cho họ sự hứng thú trong quá trình dạy – học.

* Tính khoa học kỹ thuật

- Chất lượng thiết bị phải đảm bảo tuổi thọ và độ bền bỉ.

- TBDH phải thể hiện các thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật. - TBDH phải có kết cấu khoa học tương xứng với môn học.

* Tính kinh tế

- Nội dung và đặc tính kết cấu của TBDH phải sao cho số lượng ít, chi phí nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất.

- TBDH phải đảm bảo độ bền, chắc và chi phí bảo quản thấp nhất. CSVC và TBDH cũng được đánh giá theo một số tiêu chuẩn trên. Công thức dưới đây thể hiện sự đánh giá chung nhất đối với một TBDH:

Hiệu quả sư phạm Hiệu quả đầu tư =

Giá thành thiết bị dạy học

Tóm lại, TBDH có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng, nó phải cho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mỹ quan, sư phạm, an toàn và giá cả hợp lý, tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và không nhất thiết là những TBDH đắt tiền.

1.3.4. Nguyên tắc quản lý thiết bị dạy học

Lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà trường cho thấy, quản lý tốt các TBDH đòi hỏi người cán bộ quản lý trường học cần nắm vững một số yêu cầu sau:

- Các yêu cầu về nội dung chương trình và phương pháp bộ môn, qui định các TBDH cho từng môn học và cho các hoạt động giáo dục khác.

- Biết cách phân loại và nắm vững nội dung quản lý các TBDH.

- Phải có giải pháp xây dựng, trang bị và tổ chức sử dụng các TBDH có hiệu quả cao. Giữ gìn và bảo quản tốt các TBDH đã được trang bị.

- Phải có lộ trình đầu tư ngắn hạn và dài hạn để trang bị TBDH.

Để đáp ứng các yêu cầu nêu trên, người quản lý cần phải tuân thủ một số nguyên tắc quản lý TBDH trong trường học.

- Nguyên tắc về tính mục đích

Khi sử dụng một TBDH nào đó phải xác định được nhiệm vụ của nó theo chương trình đang học. Nếu TBDH không có nhiệm vụ rõ ràng đối với bài học, đối với chương trình dạy học đang đặt ra trong nhà trường thì không nên sử dụng nó, vì điều đó sẽ đem lại các hậu quả tiêu cực về mặt sư phạm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên tắc về tính phù hợp

Mỗi TBDH có một vị trí xác định theo nội dung bài học. Người GV phải xác định phương pháp sử dụng thiết bị đó cho phù hợp với tiến trình bài học.

Sử dụng các TBDH phải đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ.

- Nguyên tắc về tính kế thừa và phát triển

Đầu tư trang bị TBDH mới, nhưng đồng thời phải biết sửa chữa nâng cấp những cái đang còn có thể sử dụng được, phát triển nó phù hợp với kế hoạch đào tạo của đơn vị. Song song với tính kế thừa cần tích cực khai thác các nguồn vốn để từng bước hiện đại hóa TBDH.

- Nguyên tắc tuân thủ chu trình quản lý

Tất cả những người tham gia quản lý TBDH đều phải tuân thủ tác động từ khâu trang bị, sử dụng, bảo quản. Ở mỗi khâu này nó đều gắn với việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành và kiểm tra giám sát, điều chỉnh phân tích tổng kết, rút kinh nghiệm.

1.4. Nội dung công tác quản lý thiết bị dạy học

Quản lý TBDH là hoạt động có mục đích, có kế hoạch bao gồm trang bị, sử dụng và bảo quản có hiệu quả hệ thống thiết bị dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường bằng cách thực hiện các chức năng quản lý: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Các nội dung này có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 33)