Mẫu nghiên cứ u

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 419 (Trang 72)

7. Kết cấu đề tài nghiên cứ u

2.4.2. Mẫu nghiên cứ u

- Kích thước mẫu: Có nhiều quan điểm rất khác nhau về kích thước mẫu. Nhiều nhà nghiên cứu đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối

mẫu lớn (Raykov & Widaman, 1995). Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu được gọi là lớn thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Hơn nữa kích thước mẫu còn tùy thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng. Tuy nhiên, có nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng mẫu lớn thì kích thước mẫu tối thiểu là phải từ 100 đến 150 (Hair và cộng sự, 1983). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 200 (Hoelter 1983). Theo Paul Hague (2002) thì đối tượng nghiên cứu trên 100.000 thì độ lớn của mẫu là 384.

Theo kinh nghiệm của nhà nghiên cứu (Cao Hào Thi; Phạm Xuân Lan) cho rằng: Số lượng mẫu cần thiết bằng số lượng câu hỏi (biến quan sát) * 5. Bản câu hỏi này có 32 biến quan sát (xem Phụ lục 1). Vì thế, nếu theo tiêu chuẩn năm mẫu một biến quan sát thì kích thước mẫu cần là 32 * 5 = 160.

- Chọn mẫu: Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện. Theo phân tích trên, cỡ mẫu của nghiên cứu này là 160 sẽ phù hợp. Để đạt được kích thước mẫu đề ra, 180 phiếu câu hỏi được chuẩn bị. Phiếu được phát ra là 180, thu về 168 phiếu đạt tỷ lệ 93,3%; 12 phiếu bị loại bỏ do có quá nhiều ô trống hoặc đánh nhiều lựa chọn cùng lúc. Cuối cùng có 168 phiếu hoàn tất được sử dụng. Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng là 168 quan sát.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu theo sáu biến kiểm soát, đó là: Giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác (Số năm làm việc), trình độ, chức vụ và hình thức tuyển dụng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 419 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)