Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 419 (Trang 51)

7. Kết cấu đề tài nghiên cứ u

2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Trong thời gian qua, kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng có nhiều biến động do nhiều yếu tố tác động như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lãi suất ngân hàng biến động, giá dầu thế giới lên xuống thất thường cũng như các yếu tố về chính trị giữa các nước… tất cả những yếu tố đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành giao thông công trình nói chung và Công ty Cổ phần xây dựng công trình giao thông 419 nói riêng. Tuy gặp khá nhiều khó khăn nhưng do kịp thời tranh thủ sự chỉ đạo sâu sát của Tổng Công ty, sự giúp đỡ của các Ban quản lý, các bạn hàng

cùng với sự đoàn kết nhất trí, điều hành kiên quyết trong sản xuất và sự nỗ lực của toàn thể CBCNV nên thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, Công ty đã hoàn thành toàn diện vượt mức kế hoạch đề ra qua các năm, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động SXKD của Công ty trong thời gian qua

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận sau thuế TNDN 2010 143,53 137,517 4,51 2011 187,49 180,809 5,011 2012 281,064 274,641 4,817 2013 309,959 301,771 6,141 2014 325,644 314,815 8,122

( Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)

Biểu đồ 2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

( Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)

Bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần XDCTGT 419 có thể thấy:

Năm 2010 tổng doanh thu của công ty chi mới đạt 143,53 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế TNDN là 4,51 tỷ đồng thì đến năm 2011, công ty đã đạt mức doanh thu 187,49 tỷ, tăng 130,63% so với năm 2010. Tuy doanh thu của công ty tăng nhanh, nhưng thời gian này giá cả thị trường liên tục leo thang; lãi suất ngân hàng rất cao vượt

mức 18.5%/năm và việc tiếp cận vốn vay cũng rất khó khăn cho nên mức lợi nhuận trong năm 2011 chỉ đạt 5,011 tỷ (tăng 111,1% so với năm 2010) .

Đến năm 2012, đây là năm Chính phủ tiếp tục cắt giảm đầu tư công, dừng, giãn các dự án…nên các dự án trái phiếu gần như không có, chỉ có các dự án lớn dùng vốn vay nước ngoài với điều kiện tham gia đấu thầu rất cao nên áp lực về tìm kiếm việc làm hết sức nặng nề; Tuy gặp nhều khó khăn nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng rất nhanh lên 281,064 tỷ đồng (tăng 149,91% so với năm 2011) và lợi nhuận chỉ đạt 4,817 tỷ (bằng 96,1% so với năm 2011). Sở dĩ xẩy ra tình trạng này là do:

-Các Chủ đầu tư do thiếu vốn nên còn nợ Công ty trên 48,6 tỷ đồng tại các dự án: Dự án đường ô tô cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương bảo hành đến hạn 6,6 tỷ, khối lượng và bù giá, chế độ 20,6 tỷ; cầu Vĩnh Tuy tiền bảo hành và bù giá 7 tỷ đồng; cầu Cửa Sót 6 tỷ, cầu Bản Tục khối lượng và bù giá 4,5 tỷ…) lớn hơn cả số nợ ngắn và trung hạn Công ty đang vay chịu lãi ngân hàng và các đối tượng khác. Dẫn đến hạn mức thấp, thế chấp vay ngân hàng gặp khó khăn, tiền lãi vay phải trả lớn;

-Một số dự án của công ty trúng thầu vẫn chưa được khởi động trở lại như: Cầu vượt quốc lộ 1A đoạn Diễn Châu – Quán Hành (Sở GTVTNA).

Năm 2013, doanh thu và lợi nhuận của công ty có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực với doanh thu đạt 309,959 tỷ và mức lợi nhuận sau thuế là 6,141 tỷ tăng lên so với năm 2012 là 127,5%. Đạt được kết quả trên là do một số nguyên nhân sau:

Tổng công ty trúng thầu, triển khai nhiều dự án lớn như: BOT MRQL1 đoạn Nam Bến Thủy – Hà Tĩnh, BOT QL1 Nghi Sơn – Cầu Giát, Gói 9 Long Thành – DG, Cầu Kỳ Lam…và tín nhiệm giao việc cho Công ty.

- Khối lượng công việc còn lại của các năm trước chuyển sang năm 2013 nhiều: Gói 5, Gói 7, Đông Trù, Vĩnh Ngọc…

- Bộ máy điều hành được tăng cường, ổn định về tổ chức, vững vàng về chuyên môn, tận tâm với sự phát triển chung của công ty; đội ngũ công nhân có tay nghề cao, gắn bó với công ty.

- Các công trình do công ty thi công đều có vốn, công tác thanh toán nhanh, gọn. - Số thiết bị được đầu tư mới phát huy được hiệu quả, thể hiện tính hợp lý trong chiến lược đầu tư.

Vừa kết thúc năm 2014, Chính phủ, Bộ GTVT đã tặng cờ, Bằng khen cho Công ty về thành tích xuất sắc trong phong trào lao động sản xuất giỏi. Vượt qua nhiều khó khăn thách thức, doanh thu của công ty tăng lên 105,06% và lợi nhuận tăng lên 132,26% so với năm 2013. Đạt được kết quả đó là Công ty đã xây dựng đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư cho khoa học công nghệ, trang thiết bị hiện đại. Cho đến nay, Ban lãnh đạo Công ty đã chuẩn bị đủ việc làm cho CBCNV trong cả năm 2015, tích cực mở rộng tìm kiếm việc làm. Giai đoạn 2010 – 2015, Công ty nỗ lực phấn đấu đứng vào hàng ngũ những đơn vị thi công cầu đầu đàn của Tổng Công ty XDCTGT 4 và của Ngành GTVT.

Nhìn chung, kết quả hoạt động của công ty là khả quan thể hiện xu hướng ổn định trong hoạt động kinh doanh, phù hợp với xu thế phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đây là điểm mạnh nên công ty cần phát huy hơn nữa để có thể đạt được sự tăng trưởng trong năm 2015 và những năm tiếp theo.

2.3. Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 419 giai đoạn 2010 – 2014

Trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai đòi hỏi công ty phải có sự sắp xếp, bố trí lại nguồn lao động theo nguyên tắc đúng người, đúng việc. Đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động để họ có đủ kỹ năng và kiến thức làm chủ công nghệ, không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Công tác quản trị NNL gồm nhiều vấn đề có liên quan với nhau như: lập kế hoạch NNL, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp nhân lực, đánh giá kết quả làm việc của nhân viên, trả công lao động, đảm bảo các chế độ đãi ngộ khác,… Do đó trước khi đề xuất giải pháp phát triển NNL cần xem xét tổng thể NNL tại doanh nghiệp.

2.3.1. Thc trng ngun nhân lc ca Công ty

2.3.1.1. Số lượng nguồn nhân lực

Số lao động của Công ty thường xuyên biến động do tính chất công việc mang tính thời vụ để đảm bảo đúng tiến độ thi công các công trình. Mặt khác do đặc điểm của ngành xây dựng công trình giao thông nên số lao động thời vụ, mất việc, nghỉ hưu sớm là lớn, đặc biệt là số lượng lao động cơ cấu theo độ tuổi đã có những thay đổi rất lớn để phù hợp với tiến trình cổ phần hóa trên toàn Công ty. Tuy nhiên, để đảm bảo bộ máy tổ chức ổn định và phát triển theo chiều sâu, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp

khác nhau để hạn chế sự biến động lớn về số lượng nguồn nhân lực qua các năm. Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2. Số lượng lao động tại Công ty 419 qua các năm

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng số lao động 384 396 407 412 420 - Lao động trực tiếp 304 318 334 340 360

- Lao động gián tiếp 80 78 73 72 60

( Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Số lượng lao động năm 2014 so với năm 2010 tăng lên 36 người (tương ứng tăng lên 9,4%). Như vậy có thể thấy các biện pháp mà Công ty đã và đang áp dụng đã phát huy hiệu quả tốt, số lượng lao động qua các năm biến động không nhiều như thường xuyên tuyển dụng lao động bù đắp cho số lao động nghỉ hưu, nghỉ chế độ; chủ động tìm kiếm việc làm dài hạn cho lao động trong Công ty…

2.3.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực

a. Cơ cấu nguồn nhân lực theo bộ phận

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động theo bộ phận giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị tính: Người

( Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Lao động gián tiếp là những cán bộ nhân viên làm việc tại các phòng ban, số lao động gián tiếp giảm xuống từ 20,8% trong năm 2010 xuống còn 14,2% trong năm 2014. Còn lại hầu hết công nhân viên trong Công ty đều là công nhân kỹ thuật là lao

động trực tiếp con số này luôn chiếm tỷ lệ cao: Từ 79,2% (năm 2010) lên 85,8% (năm 2014). Như vậy, công ty đang đi đúng theo xu hướng phát triển chung của thế giới là cắt giảm bớt số lượng lao động gián tiếp mà tăng cường tuyển dụng, phát triển lao động trực tiếp nhằm nâng cao năng suất lao động trong toàn công ty (Ở các nước phát triển bình quân 7 công nhân có 1 cán bộ công nhân viên). Năm 2010 cứ 4 công nhân thì có một cán bộ quản lý, đến năm 2014 cứ 6 công nhân thì có 1 cán bộ quản lý, đây là một tỷ lệ khá cao ở nước ta và số lao động quản lý tại công ty hiện nay đang lớn hơn 12% nên bộ máy quản lý của công ty khá cồng kềnh. Đây là một hạn chế mà công ty cần khắc phục trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

b. Cơ cấu lao động theo giới tính

Lao động nam trong công ty chiếm tỉ trọng rất cao (trên 90%), điều đó là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty vốn là công ty xây dựng giao thông, cần nguồn nhân lực đáp ứng thể lực, xử lý tình huống nhanh, có thể đi công tác nhiều nơi. Lao động giới tính nam đang có xu hướng tăng dần (từ 90,5% trong năm 2010 lên 96,1% trong năm 2014) chứng tỏ lĩnh vực sản xuất kinh doanh công ty ngày càng phát triển, cần huy động nhiều công nhân phục vụ cho quá trình thi công công trình. Số liệu cụ thể được thể hiện tại bảng 2.3 và biểu đồ 2.3 như sau:

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo giới tính

Đơn vị tính: Người

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 384 100 396 100 407 100 412 100 420 100 Nam 348 90.5 369 93.3 387 95.2 394 95.7 404 96.1 Nữ 36 9.5 27 6.7 20 4.8 18 4.3 16 3.9 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lao động theo giới tính

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

c. Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi

Báo cáo tổng kết tình hình lao động, cơ cấu lao động của Phòng Tổ chức - Hành chính cho thấy lực lượng lao động tại Công ty Cổ phần xây dựng công trình giao thông 419 đang ngày càng được trẻ hóa.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Đơn vị tính: Người

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty theo độ tuổi

Đơn vị tính: Người

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 30 tuổi 240 62.6 252 63.7 266 65.4 295 71.7 301 71.6 Từ 30 - 45 tuổi 106 27.5 110 27.9 113 27.8 100 24.3 106 25.2 Từ 46 - 60 tuổi 38 9.9 33 8.4 28 6.8 16 4.0 13 3.2 Tổng số 384 100 396 100 407 100 412 100 420 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Bảng số liệu trên cho thấy, lao động có độ tuổi dưới 30 luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng không ngừng tăng lên. Năm 2010 số lao động dưới 30 tuổi là 240 người, chiếm 62,6%. Năm 2011 tăng lên 252 người, chiếm 63,7. Năm 2012 có 266 người, chiếm 65,4%. Đến năm 2013 thì số lao động dưới 30 tuổi đã tăng lên 295 người, chiếm tỷ trọng 71,7% và đến năm 2014 vừa qua, số lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng 71,6% trong tổng số lao động của Công ty. Nguyên nhân là vì trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông luôn đòi hỏi lao động ngoài chuyên môn cao phải có sức khỏe tốt, do đó độ tuổi phổ biến của lao động là từ 20 – 35. Tỷ trọng lao động trong độ tuổi 30 - 45 luôn chiếm tỷ trọng trên 25% và nhìn chung tương đối ổn định, chỉ dao động khoảng 1-2%. Năm 2010 tỷ trọng lao động trong độ tuổi 30 - 45 là 27,5% thì đến năm 2014 cũng chỉ giảm 25,2%. Trong khoảng 5 năm, số lao động 30 - 45 không tăng thêm, trong khi đó lao động dưới 30 tuổi tăng 61 người. Điều này cho thấy đội ngũ lao động của Công ty đang được trẻ hóa. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Công ty triển khai việc đào tạo và phát triển nhân lực. Bởi lẽ đội ngũ nhân viên trẻ rất ham học hỏi những kiến thức mới, có khả năng tiếp thu nhanh và khả năng ứng dụng, sáng tạo cao. Họ cũng có điều kiện thuận lợi hơn về sức khỏe và thời gian để tham gia các khóa học đặc biệt có nhiều yêu cầu mà những người lớn tuổi chưa chắc sẵn sàng tham gia. Có thể vì số lượng lao động trẻ trong Công ty chiếm số đông nên công tác đào tạo, phát triển nhân lực của Công ty sẽ có hiệu quả cao. Tuy nhiên, đội ngũ trẻ cũng có một số bất lợi cho công ty như kinh nghiệm làm việc chưa nhiều dễ dẫn đến những quyết định thiếu cính xác.

2.3.1.3. Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực

Do đặc thù của công ty là phải cần nhiều công nhân có trình độ kỹ thuật để đáp ứng những công trình có yêu cầu cao về mặt kỹ thuật nên số lượng công nhân này

chiếm đa số trong tổng số lao động có chuyên môn và có xu hướng gia tăng qua các năm.

Bảng 2.5. Số lượng và tỷ trọng lao động theo trình độ

Đơn vị tính: Người

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Đại học & trên ĐH 47 12.2 51 12.8 53 13.1 55 13.4 58 13.7 Cao đẳng, trung cấp 48 12.4 51 12.9 54 13.3 56 13.5 58 13.9 LĐ có tay nghề 290 75.4 294 74.3 300 73.6 301 73.1 304 72.4 Tổng số 384 100 396 100 407 100 412 100 420 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Do đặc thù công việc là thi công công trình nên tỷ lệ công nhân trong công ty chiếm số đông hơn cả. Trong thực tế những năm gần đây, Công nghệ xây dựng công trình giao thông trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang ngày càng thay đổi với sự hỗ trợ của các loại máy móc mới, vì thế Công ty chú trọng vào việc đào tạo công nhân tại chỗ sử dụng máy móc mới, tỷ lệ công nhân hầu như không thay đổi qua các năm cho thấy. Công ty đã tăng cường tuyển dụng những kỹ sư, cử nhân và thạc sĩ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu về đổi mới công nghệ trong xây dựng.

2.3.1.4. Kỹ năng của nguồn nhân lực tại công ty

a. Nhóm lao động gián tiếp

Theo tính chất của công việc tổng số cán bộ nhân viên gián tiếp là 60 người chiếm 14,2% và tất cả đều có trình độ đại học và cao đẳng, trung cấp chủ yếu được đào tạo qua các ngành xây dựng, cơ khí và kinh tế và hầu hết có trình độ chính trị sơ cấp và một số là cao cấp, làm việc ở các bộ phận quản lý điều hành.

Kỹ năng gắn với kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm là những điều hiểu biết có được do tiếp xúc thực tế, do từng trải trong cuộc sống, trong lao động và công tác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 419 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)