Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 74)

Bên cạnh những món vay đạt yêu cầu, khách hàng trả nợ đúng hạn thì BIDV Sóc Trăng cũng gặp phải nhiều món vay vƣớng vào mức nợ xấu. Nguyên nhân là do kinh tế bất ổn khách hàng khó khăn trong việc trả nợ vay cho ngân hàng, số khác phải kể đến là những trƣờng hợp khách hàng có ý đồ lừa đảo, thiếu thiện chí trả nợ, trốn nợ.

Nợ xấu trong cho vay tiêu dùng nhìn chung chiếm tỷ lệ tƣơng đối thấp trong lĩnh vực cho vay cá nhân và ngày càng chiếm một tỷ lệ nhỏ dần . Nợ xấu phát sinh năm 2011 với giá trị 2.534 triệu đồng sau đó tăng mạnh đạt 4.023 triệu đồng vào năm 2012 và giảm còn 1.954 triệu đồng vào năm 2013. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV Sóc Trăng.

Năm 2011 nợ xấu tăng cao là do cách phân loại nợ đối với cho vay cá nhân của Ngân hàng còn nhiều bất cập. Nhiều món vay tuy chƣa đến mức liệt vào nợ xấu nhƣng ngân hàng vẫn cho vào danh sách trích lập dự phòng do cán bộ tín dụng đánh giá tính rủi ro của khoản vay cao. Thêm vào đó là do nhiều khách hàng lợi dụng quan hệ cá nhân với cán bộ tín dụng để vay vốn tín chấp, sau đó gặp khó khăn và mất khả năng trả nợ. Việc cho vay nhanh chóng, dễ dàng để chiếm lĩnh thị phần trong năm này cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tăng cao của nợ xấu.

Năm 2012 nợ xấu tăng một cách đột biến, tăng gần 58,76% so với năm 2011. Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế biến động, khách hàng vay vốn gặp khó khăn đối với nguồn tiền trả nợ. Những bất cập trong công tác cho vay dần hiện ra từ những khó khăn trong công tác thu nợ ở hiện tại. Một nhóm khách hàng đƣợc thẩm định sơ sài, nguồn trả nợ chỉ phụ thuộc vào một nguồn duy nhất mà không còn bất cứ nguồn dự phòng nào khác. Những trƣờng hợp này nhanh chóng đƣợc Ngân hàng khoanh vùng lại để xử lý. Số khác rơi vào trƣờng hợp thay vì đề nghị ngân hàng nới lỏng thời gian trả nợ hoặc có biện pháp để giúp đỡ khách hàng thì lại tìm cách trốn tránh trách nhiệm trả nợ. Lãng tránh những yêu cầu gặp gỡ, bàn bạc của cán bộ tín dụng. Tìm những kẻ hở trong hợp đồng để quay lại làm khó với Ngân hàng. Những trƣờng hợp này tuy không nhiều nhƣng cũng gây nhiều khó khăn cho công tác thu nợ. Do một số cán bộ tín dụng còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên không xử lý đƣợc vấn đề dẫn tới khách hàng ngày càng chay lì, không chịu trả nợ.

Rơi vào khó khăn nhƣng BIDV Sóc Trăng đã nhanh chóng có hƣớng giải quyết phù hợp nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng này. Bằng việc tập huấn cho cán bộ những biện pháp quyết liệt hơn trong thu hồi nợ vay nhƣ yêu

64

cầu chính quyền địa phƣơng can thiệp, thậm chí là khởi kiện ra tòa án nếu cần thiết. Bên cạnh đó là việc tăng cƣờng quản lý chặt chẽ nguồn thu của khách hàng nhằm tránh trƣờng hợp khách hàng khai man là gặp khó khăn để trốn nợ. Nhờ vậy nên nhiều trƣờng hợp đã đƣợc phát hiện kịp thời, ngăn chặn đƣợc những sai phạm sắp phát sinh.

Năm 2013 nợ xấu giảm đi là do ngân hàng đã tiến hành cơ cấu lại nợ. Đối với những món nợ có vấn đề vào năm 2012, bƣớc sang năm 2013 nếu khách hàng trả nợ tốt thì sẽ đƣợc chuyển nhóm nợ. Song song đó do ngân hàng đã quyết liệt giải quyết triệt để các món nợ tồn đọng, Chỉ những món vay day dƣa kéo dài hoặc khách hàng thiếu thiện chí trả nợ mới đƣợc đƣa vào danh mục nợ xấu. Những món vay có vấn đề khác đều đƣợc xem xét nguyên nhân và tìm hƣớng giải quyết có lợi cho cả khách hàng lẫn Ngân hàng. Chính sách hạn chế nợ xấu của Ngân hàng đã và đang phát huy tác dụng tích cực trong thời gian qua. Việc sàng lọc khách hàng cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc kiềm chế nợ xấu, những khách hàng có quan hệ tín dụng không tốt dần đƣợc loại ra khỏi danh mục nhƣờng chỗ lại cho các khách hàng tốt.

Nợ xấu phát sinh trong 6 tháng đầu năm 2014 so với năm 2013 có tăng nhẹ 7,2% tƣơng ứng 104 triệu đồng. Chính sách về nợ xấu của Ngân hàng vẫn không thay đổi vẫn cứng rắn giải quyết những món vay có vấn đề. Nợ xấu trong mục đích mua nhà ở giảm đi thay vào đó cho vay mua sắm tài sản, xe ô tô lại phát sinh thêm nhiều món vay xấu. Đa phần mục đích cho vay này chủ yếu lấy tài sản hình thành từ khoản vay để đảm bảo, dẫn đến một bộ phận khách hàng ít chú trọng đến trách nhiệm của mình. Số khác lại có ý định lừa đảo Ngân hàng bằng việc tìm cách bán lậu tài sản đảm bảo hoặc tráo đổi bằng tài sản khác. Đây là những hành vi sai phạm tƣơng đối khó phát hiện đòi hỏi sự theo dõi sát chặt cũng nhƣ khả năng nhận biết của Cán bộ tín dụng.

65

Bảng 4.5 Tình hình nợ xấu của của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT:Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Chênh lệch 6T- 2014/6T-2013 2011 2012 2013 6T-2013 6T-2014 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Nợ xấu CVTD 2.534 4.023 1.954 1.460 1.564 1.489 58,76 (2.069) (51,43) 104 7,12 Nợ xấu CV khác 6.088 10.872 10.277 11.880 12.182 4.784 78,58 (595) (5,47) 302 2,54 Tổng NXCN 8.622 14.895 12.231 13.340 13.746 6.273 72,75 (2.664) (17,88) 406 3,04

66

Một phần của tài liệu cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)